Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

THẬT NGƯỠNG MỘ TẤM LÒNG CỦA CÁC BẠN TRONG NHÓM FIAT






Sống chậm


Paulo Nguyễn


Sau một ngày hối hả với công việc tôi lại tìm đến giây phút yên bình trong nhà thờ, thả lỏng…lặng im…Để những suy nghĩ lo toan trong cuộc sống trôi đi từng nhịp, từng nhịp nhẹ nhàng như giai điệu êm ái của bài thánh ca hòa bình “ tìm an ủi người hơn được người ủi an, tìm yêu mến người hơn được người mến yêu, vì chính khi hiến thân là khi được nhận lấy, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân…” Những lời lẽ mộc mạc đơn sơ ấy lại chứa đựng biết bao tâm tư tình cảm của một con người, tiếng lòng  dấy lên từng hồi như muốn đáp lại ơn gọi ấy, tôi đã nán lại cùng với nhóm Fiat “lang thang cùng Giê-Su”, trải nghiệm cuộc sống về đêm của những người vô gia cư. Có lẽ Chúa đã sắp đặt, những chăn, mền, quần áo mà các bạn đã chuẩn bị từ trước bỗng không cánh mà bay, hành trang mang theo là miếng bánh, bịch sữa và cả một tấm lòng để chúng tôi mang đến những hoàn cảnh bất hạnh kia một cảm giác sẽ chia hơn nhiều cảm giác được bố thí.



Đường phố đã vào khuya, không gian như mở rộng hơn khi con đường vắng vẻ người qua lại, đâu đó là tiếng rao “bánh chưng, bánh giò..”tiếng lóc cóc gọi mời hủ tiếu,  tiếng cười nói, cụng ly rôm rả phát ra từ những quán nhậu ven đường. Chúng tôi tập trung tại phía trước cổng nhà thờ, phát bánh và chia ra thành từng nhóm bắt đầu “hành trình” lang thang qua từng con phố. Chúng tôi đi thật chậm, rảo mắt qua từng góc vỉa hè chợt pé Lý quay đầu xe làm tôi cứ tưởng bị công an bắt thì ra là bắt gặp một cụ già đang nhặt rác.


Cặm cụi nhặc rác trong đêm


Đó là cụ Nguyện, năm nay 70 tuổi, một vợ và 4 người con, cả nhà di cư từ Bình Định vào Sài Gòn sinh sống, với chất giọng "nẫu" đặc trưng cụ kể về gia đình trong tiếng ho sặc sụa khiến chúng tôi xót lòng. Cụ kể 2 người con đầu đã lập gia đình, hiện tại cụ đang sống cùng vợ và 2 người con, cụ đi nhặc rác hằng ngày từ 3h chiều đến tối khuya thì về nhà, mỗi ngày kiếm được trung bình khoảng 30,000 cũng tạm đủ cho cuộc sống cuối đời.



Chúng tôi gửi lại cụ phần quà và tiếp tục lên đường, vẫn những con đường mà thường ngày tôi vẫn đi nhưng cảm giác tối nay sao lạ quá! có lẽ cuộc sống hối hả thường ngày làm tôi không kịp để ý những góc sống nhỏ xung quanh mình. Chợt thấy tôi thật may mắn biết bao, thế mà trước nay gặp một chuyện gì khó khăn là tôi lại cảm thấy mình đáng thương, ôi..nếu so với những người này thì mình thật đáng xấu hổ.Có biết bao người phải kiếm sống như thế này xung quanh tôi?


Chúng tôi quẹo sang đường Quang Trung, Gò Vấp,  nối tiếp câu chuyện và một cụ ông nhìn rất "đẹp lão" và phong độ, đang nằm co ro phía trước một cửa hàng điện thoại.



Cụ giật mình, lo sợ dạ thưa liên tục khi chúng tôi ghé vào, tôi trấn an và giải thích cho cụ hiểu công việc đang làm cho cụ hiểu, bỗng trong ánh mắt bất an hiện lên một tâm sự chan chứa nỗi lòng.



Cụ bắt đầu kể cho chúng tôi nghe những tâm sự chất chứa bấy lâu nay. Cụ là người góc Sài Gòn của chế độ cũ.Gia đình rất khá giả, ngày xưa có vài căn nhà cho người Mỹ thuê. Khi thống nhất đất nước, quân giải phóng kéo về mọi người khuyên cụ lên thuyền vượt biên qua Mỹ nhưng cụ không nghe vì nghĩ là hòa bình rồi thì để yên ổn làm ăn. Thế mà ngờ đâu "họ" đưa cụ đi kinh tế mới mà mất trắng nhà cửa. Sau khi về cụ nương nhờ nhà bà con cũng rất khá giả ở Vũng Tàu, được thời gian thì cụ vướng phải căn bệnh lao quái ác. Chính điều này vô tình đã đẩy cụ ra khỏi nhà vì sợ lây bệnh cho người nhà. Cụ về lại Sài Gòn và lang thang với sấp vé số để tiếp tục sống và chữa bệnh...Cụ chỉ mong dành dụm đủ 2 triệu để mua đồ nghề vá xe đạp vì càng ngày càng yếu không đi đứng nhiều được...



Tôi cảm nhận thấy cụ đã mất luôn thứ quan trọng nhất ở cuộc sống này là lòng tin, có lẽ cái cuộc sống khắc nghiệt ở xã hội này đã cướp đi cái thứ quý giá ấy của con người. Nghĩ lại chúng ta vẫn luôn sống trong nghi kị lẫn nhau, đôi khi trắng đen lẫn lộn không thể biết đâu được...Quan lừa dân, con người lừa dối lẫn nhau, dẫm đạp nhau mà sống!



Còn đây là em Thông, năm nay 20 tuổi, quê ở Chí Thạnh, Tuy Hòa. Cha mẹ mất khi em lên 9 tuổi, một tay bà nội nuôi nấng dạy dỗ đến năm lớp 12 thì không đủ khả năng nên em phải nghỉ học đi phụ hồ giúp bà. Em khá thông minh nên sau 3 năm làm việc em được lên chức thợ hồ. Đồng lương ít ỏi ở quê không đủ lo cho đứa em đi học nên em và bà quyết định chuyển " công tác" vào Sài Gòn. Ban ngày em đi làm hồ, ban đêm chở bà đi bán vé số. Cuộc nói chuyện ngắt khoảng khi có 2 thanh niên "tốt bụng"từ quán nhậu gần đó đến hỏi thăm, vì lo sợ chúng tôi bị 2 bà cháu lừa đảo! Lại một lần nữa khiến tôi phải đặt câu hỏi: niềm tin con người đang ở nơi đâu?




Có lẽ vì mặc cảm, tự ti với hoàn cảnh của mình mà suốt buổi nói chuyện em không dám mở khẩu trang để tôi thấy mặt, nhưng vẫn không che giấu được ánh mắt ước lệ khi nghe tôi hỏi em có mơ ước gì không? em trả lời chỉ mong sao có được công việc ổn định để lo cho bà và đứa em trai. Tôi hỏi thêm em có muốn làm việc ở công ty không? tôi có thể giúp em kiếm 1 công việc ổn định nếu em siêng năng làm. Em tỏ ra bán tín bán nghi về những điều tôi vừa nói, tôi xin lại số điện thoại liên lạc và nói nếu em tin tưởng những gì tôi vừa nói thì chúng ta sẽ gặp lại nhau. em nhíu mắt cười trong lớp khẩu trang bịt kín và chào tạm biệt chúng tôi.


Kế tiếp là một người khuyết tật, anh tên là Thảo, quê ở Long An, không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình nên anh lên Sài Gòn lang thang kiếm sống.


Tải sản anh lúc đầu là 200 tờ vé số hằng ngày a mưu sinh ở khu vực bến xe An Sương. Một hôm gặp một người khách "sộp" mua hết một lốc vé số của anh rồi chuồn mất. Khiến anh xơ bơ xất bất, tuyệt vọng như muốn chạy ra đường giao phó mạng sống cho mấy xe tải. Nhưng nghị lực, bản năng con người không cho phép anh làm vậy, anh bắt đầu lang thang qua khu vực Phú nhuận để tìm đường sống. Dù rơi vào hoàn cảnh cùng cực nhưng anh vẫn nhất quyết không đi xin, anh bắt đầu "học nghề" lượm ve chai. Lúc đầu vì "nghiệp vụ" chưa cao nên a kiếm được 15,000. Bây giờ thì đã "thành thạo" anh để dành 3 ngày mới bán 1 lần vì phải canh giá lên xuống(!) về điều này tôi nghĩ các bác bộ trưởng phải học hỏi ở anh này nhiều!



Anh tiếp tục đưa ra "mục tiêu" cho chúng tôi nghe: anh sẽ tích lũy một số vốn khoảng 450,000 để đầu tư vào vé số, có thể mua được 50 tờ để kinh doanh. Rồi sau đó là "chiến lược" vừa lượm ve chai kết hợp luôn bán vé số. Tôi thật sự thấy rất khâm phục anh nên tôi đã xin anh cho tôi hợp tác đầu tư 50 tờ vé số cho anh, nhưng anh cương quyết không cho, anh nói tôi không muốn mắc nợ đời!


Thế thì đành vậy, tôi để lại số phone và dặn bất cứ khi nào anh thay đổi ý định thì gọi cho tôi. Anh tặng chúng tôi một nụ cười trìu mến, chúng tôi chúc anh bình an và sớm đạt được "mục tiêu" của mình. Chúng tôi kết thúc "hành trình lang thang cùng Gie Su) với một cảm xúc thật bình dị, thật nhẹ nhàng...Tự nghĩ lại thấy xấu hổ, nhớ lại trước kia khi thấy những người làm công tác xã hội như vậy tôi cho là rãnh rỗi, điên khùng. Bây giờ bản thân mình cũng bị"điên" như vậy, Lạy Chúa, nếu có thể con xin cho con 1 điều ước , để con ước sao  VN ngày càng nhiều người "điên" như vậy, Amen!


https://www.facebook.com/notes/paulo-nguy%E1%BB%85n/s%E1%BB%91ng-ch%E1%BA%ADm/167367059968596


++++++++++++++


Phải làm gì để xã hội này ngày một “trong sạch” hơn, những hoàn cảnh bất hạnh, những bi kịch cuộc sống ngày một vơi dần? Phải làm gì? Phải làm sao? Thưa: chỉ có một cách duy nhất là THAY ĐỔI CƠ CHẾ HIỆN TẠI (Paulo Nguyễn)

http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/08/phai-lam-gi-e-xa-hoi-nay-ngay-mot-trong.html


++++++++++++++++

Việt Nam chạy thử tàu sân bay



Paulo Nguyễn - Theo tin chúng tôi vừa nhận được thì hôm qua ngày 14/8/2011 vào lúc 19h00 tại Sài Gòn diễn ra cuộc "tập trận chung" giữa thủy quân lục chiến VNCH và hải quân VC. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự hòa hợp dân tộc để chống lại sự xâm lăng của chính quyền Trung cộng. Đáng chú ý trong lần "tập trận chung" này có sự xuất hiện của "tàu sân bay" mà Việt Nam đã bí mật đặt mua từ Mỹ được mang tên Hoàng-Trường Sa.



Mời quý vị theo dõi hình ảnh chúng tôi ghi nhận được trong ngày đầu chạy thử tàu sân bày này:



"HÀNG KHÔNG MẪU HẠM" Chuẩn bị hạ thủy để các chiến sỹ chúng ta chiến đấu với bọn "âm binh" Tàu.

Hạ thủy thành công

Tàu Hoàng-Trường Sa có sức chứa 135 máy bay chiến đấu và 2,500 người.

Thông số cơ bản: dài: 600m, rộng: 76m, độ mớn nước: 22m, lượng giãn nước: 130.000 tấn. (Lớn gấp đôi so với đống sắt Varyag - Thi Lang của Trung cộng)


Đây là vũ khí tối tân nhất hiện nay trong thế giới hàng mã. :)


Danh sách thủy thủ đoàn trên tàu sân bay:


Hy vọng các vong hồn tử sỹ nơi chín suối được mỉm cười khi nhìn thấy những hình ảnh này!


Xem thêm:


http://danlambaovn.blogspot.com/2011/08/sai-gon-vu-lan-nho-hoang-sa.html


http://danlambaovn.blogspot.com/2011/08/danlambao-luc-07-gio-toi-ngay-14082011.html?utm_source=BP_recent


Hình ảnh ( Thanh niên yêu nước Sài Gòn)


https://www.facebook.com/note.php?note_id=238999882805313


+++++++++++++++++


1 SỐ HÌNH ẢNH ĐẸP Ở SÀI GÒN TRONG NGÀY CHỦ NHẬT BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC 14/8/2011


http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/08/1-so-hinh-anh-ep-o-sai-gon-trong-ngay.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét