Cộng tác viên của chúng tôi tại Sài Gòn cho biết: Sài Gòn tiếp tục những cuộc biểu tình ngồi tại Công viên Thống nhất trước Dinh độc lập. Hàng trăm thanh niên, sinh viên tập trung thành các nhóm nhỏ cùng nhau sinh hoạt, trò chuyện, chờ đợi trong sự nhẫn nại đến sốt ruột. Đặc biệt, hôm nay, ngoài các các nhóm sinh viên, thanh niên yêu nước người ta còn thấy một nhóm khoảng 20 chục người được cho là các đoàn viên, tình nguyện viên áo xanh đang sinh hoạt, ngay bên cạnh những nhóm sinh viên yêu nước, cùng hát các bài ca nhớ ơn đảng, ơn bác.
Công viên Thống nhất sáng 14/8
Trước Nhà văn hóa Thanh niên
Nhẫn nại ngồi chờ để được thể hiện lòng yêu nước
Tại các ngã tư đường, đặc biệt tại trước Nhà Văn hóa Thanh niên, nhất là tại khu vực Hồ Con Rùa, rất đông cảnh sát các loại, có cả dân quân tự vệ túc trực với các công cụ hỗ trợ luôn sẵn sàng.
Công an các loại đầy hồ Con Rùa
Trước cổng Lãnh sự quán Tầu
Trong ngày 7/8 vừa qua, một số nhiếp ảnh nghiệp dư đã bị công an đòi thu giữ máy ảnh và yêu cầu xóa các ảnh đã chụp. Không biết có phải vì thế mà hôm nay không còn thấy các nhà nhiếp ảnh nghiệp dư tác nghiệp.
14.8.2011
Nữ Vương Công Lý - Trích bài “ Tường thuật trực tiếp: Biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn sáng Chủ nhật 14/8/2011 “
Tối 14/8/2011, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã tổ chức thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho các thanh niên Công giáo gốc giáo phận Vinh – Thanh Hóa, bị bắt giữ cách trái phép.
Hàng ngàn người đã tới hiệp thông thánh lễ này.
Trước thánh lễ, linh mục Quang Uy đã thông báo cho mọi thành phần Dân Chúa tham dự thánh lễ các ý chỉ cầu nguyện trong thánh lễ và đọc tên các thanh niên Công giáo vừa bị bắt giữ trái pháp luật, trong đó có 5 người là cộng tác viên Truyền thông Chúa Cứu Thế.
Bên cạnh đó, ngài cũng kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa cầu nguyện cho các anh an ninh đang tham dự thánh lễ được bình an và nhận ra được sự thật về các buổi cầu nguyện, nhất là nhận ra được quyền và nhân phẩm con người để cũng biết tôn trọng và dấn thân bảo vệ cho nhân quyền con người.
Trong bài giảng lễ, linh mục Lê Ngọc Thanh đã nêu lên một vấn đề đang gây sự quan ngại trong giới Công giáo, đó là: phải chăng sau khi ngăn cản không cho linh mục Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế xuất ngoại, nay nhà cầm quyền bắt các Cộng tác viên Truyền thông Cứu Thế là để dằn mặt và ngăn chặn sự ảnh hưởng của nhà dòng?
Sau thánh lễ cộng đoàn Dân Chúa đã cùng đồng hành tiến ra núi đá Đức Mẹ – để như linh mục chủ sự nói: “Trao phó các thanh niên Công giáo bị bắt cóc cho trái tim nhân lành của Mẹ, xin Mẹ ủi an nâng đỡ trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay”.
Bài kinh Hòa bình được cất lên giữa đêm tối, bên những ánh nến cháy hồng, dẫn đưa con cái Chúa tới với Đức Mẹ, đã thắp lên một niềm hy vọng xác thực vào quyền năng cứu thoát của Thiên Chúa.
Sài Gòn : Thuyền hoa tưởng niệm liệt sỹ Hoàng Sa - Trường Sa
Lúc 07 giờ tối ngày 14/08/2011, nhân dịp lễ Vu Lan & rằm tháng bảy, một nhóm thanh niên, trí thức tại Sài Gòn đã bất ngờ đứng ra tổ chức sự kiện thắp nến, thả thuyền hoa nhằm tưởng niệm các liệt sỹ Hoàng Sa - Trường Sa.
Tin cho biết, khoảng vài chục người đã tập trung về bờ kênh Nhiêu Lộc, phía tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa để cùng tham gia sự kiện khá hiếm hoi và đặc biệt này.
Sau khi đã tập trung đông đủ, hàng trăm chiếc thuyền giấy với nhiều màu sắc, được gấp lại một cách tỉ mỉ do nhiều người trân trọng mang đến.
Một bạn đọc danlambao ở Sài Gòn cho biết, các bạn đã gấp thành 138 chiếc thuyền giấy tượng trưng cho 74 liệt sỹ Hoàng Sa năm 1974 và 64 liệt sỹ Trường Sa năm 1988. Mỗi chiếc thuyền giấy tượng trưng cho vong linh một người nằm xuống vì Tổ Quốc, kèm theo thông tin về người liệt sỹ ấy được in trên tờ giấy khổ A4.
Ngoài ra, còn có hàng trăm chiếc thuyền giấy khác, tượng trưng cho vong linh những người ngư dân bị Trung Quốc giết hại khi đang đánh cá trên vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong không khí trang nghiêm, xúc động, một phụ nữ đã đọc lời văn tế : "...Hôm nay ngày rằm tháng bảy, nhân ngày xá tội vong nhân, chúng tôi, những người yêu nước Việt tại Sài Gòn xin mời về đây linh hồn :
58 người đã chết ở Hoàng Sa, ngày 19 tháng 01 năm 1974,
64 người đã chết ở Trường Sa, ngày 14 tháng 03 năm 1988.
Gọi hồn những ngư dân đã bị Trung Quốc giết chết ở ngoài khơi..."
Sau phần nghi thức, bảng tên của các liệt sỹ được hóa (đốt), hàng trăm chiếc thuyền giấy chở theo những ngọn nến lung linh được thả xuống và trôi theo dòng nước, tạo nên một khung cảnh đẹp hiếm thấy và ngập tràn cảm xúc.
Chia sẻ với danlambao, một người đứng ra tổ chức sự kiện lần này cho biết : Qua những sự kiện cụ thể thế này, hy vọng những hành động yêu nước sẽ được nhân rộng ở khắp nơi. Mặc dù ở Sài Gòn không thể biểu tình - tuần hành được, nhưng chúng ta cần sáng tạo các ý, khơi gợi về lòng yêu nước, biển đảo, tri ân những người đã hy sinh. Không nhất thiết biểu tình đối đầu, khi chưa thể được.
Sự kiện kết thúc lúc 07h45', mọi người xếp thành một hàng ngang, tay nắm chặt tay trong tinh thần đoàn kết.
Sài Gòn chiều mưa khiến cho không khí vốn "nguội lạnh" trong những ngày Chủ Nhật yêu nước vừa qua càng lạnh lẽo hơn.
Hôm nay Chủ Nhật, ngày 14 tháng 08 lại trúng dịp lễ Vu Lan. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.(1)
Và chúng tôi, những người Sài Gòn trẻ, đã có một dịp kỷ niệm lễ Vu Lan của riêng mình.
Sài Gòn và Hà Nội, những ngày đầu tháng 6, người Việt yêu nước khí thế xuống đường, tất cả gặp nhau trong tinh thần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trước gã láng giếng xấu tính Bắc Kinh.
Từ ngày 17 tháng 07 năm 2011, vì nhiều lý do, nhiều phương cách, mà lòng yêu nước của người Sài Gòn không thể vô tư bộc phát như Hà Nội, nhiều người bị câu lưu, bị sách nhiễu, bị hỏi han. Sài Gòn tưởng chừng như vắng lặng.
Chúng ta nhớ gì trong lễ Vu Lan, ngoài người thân, ngoài gia đình mình, đó còn là một dịp thích hợp để tri ân những người con anh hùng của Tổ quốc đã ngã xuống vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu.
Nến đã được thắp lên, hòa theo những chiếc thuyền nhỏ thả xuống bờ kênh Nhiêu Lộc, nối liền con đường Hoàng Sa - Trường Sa đêm nay, Chủ Nhật, ngày 14 tháng 08 năm 2011 tại Sài Gòn.
Chúng tôi đã gặp lại nhau, những người bạn chưa kịp biết tên, chưa kịp nói chuyện,chỉ cần những ánh mắt sẻ chia, những cái xiết tay thật chặt. Vậy là tất cả lại thấy lòng mình ấm lại
Rõ ràng là yêu nước thì không bao giờ lẻ loi, chỉ cần mỗi người giữ cho mình một ngọn lửa và cùng góp lại. Chẳng mấy cái không khí lạnh lẽo kia sẽ bị đẩy lùi đi
Nhìn hình ảnh ánh nến đêm nay, bạn có nghĩ gì về ngọn lửa trong tim mỗi người chúng ta không?
Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam! Đó là chân lý.
Và chúng tôi, những người Sài Gòn trẻ luôn tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì chủ quyền đất nước mình hôm nay.
Sài Gòn - sẽ luôn giữ ngọn lửa nhiệt thành cháy mãi trong tim.
Mọi người, đồng hành cùng chúng tôi vì tình yêu đất Việt nhé!
* Your photos & videos as large as possible for all your friends and family * Your video in HD (up to 1080p) * Automated backup and permanent storage * Ad-free browsing..
Low Prices on Shoes, Jewelry, Clothing, Food, Accessories, T-Shirts, Electronics and much more. Safe Shopping from friendly, trusted sellers. Great deals on local items.
Hôm nay nhân ngày Vu Lan, rằm tháng Bảy, tại đường Hoàng Sa, Quận Phú Nhuận, một số bạn trẻ đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam hy sinh ở Hoàng Sa ngày 19/1/1974 và ở Truờng Sa ngày 14/3/1988, cùng các ngư dân Việt Nam đã bị Trung Cộng giết hại dã man ở biển Đông trong những năm vừa qua. Những chiến thuyền giấy, trên ghi rõ tên của từng người lính Hải Quân VN được thả xuống dòng nước như những giọt nước mắt muộn màng của tuổi trẻ Việt Nam để ngưỡng mộ và tri ân những người con ưu tú của Mẹ Việt Nam đã nằm xuống cho đất nước này được mãi mãi trường tồn.
Một sự thật phũ phàng là bao lâu nay, trên đất nước khốn khổ này, nguời lính không được dùng để bảo vệ quê hương, mà nó như một công cụ dùng để bảo vệ cho chế độ CS, hay chính xác hơn là cho các lãnh tụ CS. Hàng chục ngàn người lính chiến đã gục xuống để bảo vệ biên giới phía Bắc những năm 1984-1991 và 64 người lính Hải quân VN hy sinh ở Trường Sa đều bị dấu nhẹm. Họ chưa bao giờ được chính thức vinh danh. Khi chiến trận xảy ra không một cơ quan truyền thông nào của nhà nước đưa tin!? Tại sao đất nước mình bị ngoại xâm mà người dân không được biết? Những năm gần đây, khi những cuộc chiến bị bưng bít này bị chính quân Tầu phanh phui, thì người dân trong nước mới biết. Nghĩ mà tủi cho vong hồn các anh hùng, liệt sĩ đã chết vì chiến đấu chống giặc Tầu xâm lăng.
Tối nay, dưới ánh trăng ngậm ngùi, trong niềm xúc động bồi hồi, chúng tôi chợt cảm nhận những người lính năm xưa ở Hoàng Sa, Trưòng Sa, những người ngư dân VN, không hề chết. Anh linh của họ vuợt biển về đây, phả vào hồn chúng tôi, thế hệ tuổi trẻ VN tiếp nối, ý chí dũng cảm của tiền nhân, để Việt Nam mãi mãi ngạo nghễ duới ánh mặt trời.
BK đăng ra nguyên con luôn để mọi người đọc cho dễ
Tuổi Trẻ Việt Nam Và Ngày Rằm Tháng 7/2011
(Những ngọn nến được tuổi trẻ VN thắp lên cho những vị anh hùng đã hy sinh trong trận chiến chống quân Trung Quốc xâm lược tại Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988 )
Tôi từng là một chiến binh và đã tham gia vào những trận chiến khốc liệt trên chiến trường Campuchia vào đầu thập niên 80 khi mà cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc được leo thang một cách chóng mặt và mãnh đất Campuchia là nơi mà xương máu, tuổi thanh xuân của những người lính trẻ như tôi đã hy sinh để bảo vệ cho mãnh đất thân yêu Việt Nam.
Mặc dù vào lúc đó, tôi không hề thiết tha gì với cái chế độ cộng sản bởi gia đình tôi bị liệt vào loại "ngụy quân, ngụy quyền", nhưng với trách nhiệm và ý thức của người trai trước hiểm họa đất nước bị xâm lăng, tôi đã gạt bỏ đi tất cả những hiềm khich cá nhân, đi theo tiếng gọi sông núi dù biết rằng tôì có ngày đi, nhưng có lẽ sẽ không có ngày về như bao người bạn đồng đội thân yêu của tôi đã vĩnh viễn nằm xuống trên chiến trường Campuchia.
Chính vì từng khoác áo người lính, tôi hiểu được sự hy sinh vô cùng cao cả của những người lính vô danh đó. Họ chỉ là những chàng trai trẻ bình thường, mộc mạc, có những mối tình thơ mộng, những ước muốn vô cùng đơn sơ khi đất nước được thanh bình, nhưng trái tim yêu nước và lòng cam đảm của họ, thì không có gì có thể sánh bằng được. Họ, những người lính đã hy sinh tuổi xuân cho tổ quốc, đích thực là những anh hùng của đất nước Việt Nam.
Vào ngày rằm tháng 7 năm nay, các bạn trẻ Việt Nam đã làm một nghĩa cử vô cùng cao quí đó là thắp lên những nén hương, gửi lòng biết ơn của mình đến những hương hồn giá lạnh của các anh hùng vị quốc vong thần đã nằm xuống cho tổ quốc Việt Nam trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tại Hoàng Sa vào năm 1974 và Trường Sa vào năm 1998. Điều làm tôi cảm động nhất khi biết rằng trong lòng của các bạn trẻ không hề có sự phân biệt giữa phe này, phe kia hoặc chế độ này, chế độ kia như nhà cầm quyền cộng sản đang cố tình chia rẽ, mà thay vào đó là tấm lòng nhân ái, lòng chân thành biết ơn sâu sắc đến với những vị anh hùng đã hy sinh một cách oanh liệt cho đất mẹ Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam và cho thế hệ mai sau của Việt Nam.
Tôi vô cùng tự hào với tuổi trẻ Việt Nam ngày nay vì họ đã làm những điều mà đúng ra những người đang có quyền lực nhất ở Việt Nam nên làm. Nhưng, thật không may, những kẻ đang thao túng quyền lực trong tay đã không có được cái khả năng, nghị lực và bản lĩnh để có thể làm được điều đó.
Và, tôi cũng tin tướng rằng tuổi trẻ Việt Nam với đầy nghị lực, lòng yêu nước, tình nhân ái và sự sáng tạo, chắc chắn vào một ngày không xa, họ sẽ là những người lãnh đạo tương lai của đất nước và những tên độc tài cộng sản với bộ óc già nua, vô cảm, tham lam, tàn bạo và ích kỷ, đã và đang trên con đường đi đến sự diệt vong.
Dưới đây mà một số hình ảnh ghi nhận lại những nghĩa cử cao quí của giới trẻ Việt Nam:
(Các bạn trẻ đang xếp những con tàu mang tên những người lính đã hy sinh)
(Vinh danh những anh hùng đã nằm xuống cho tổ quốc Việt Nam)
(Vinh danh vị thuyền trưởng anh hùng VNCH Ngụy Văn Thà)
(Gửi lòng biết ơn sâu sắc đến những người lính anh hùng)
tam chem chet may thang phan dong bon may bay go
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaChưa kịp chém thì anh đây rút súng bắn cho banh xác mấy thằng bố láo như chú em rồi. Liệu hồn hehe
Trả lờiXóa