Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Theo CNN, 6 bước để giữ an toàn khi tham gia mạng xã hội và Những kiến thức hữu ích để tự bảo vệ cho người dùng Facebook tại Việt Nam.






Theo CNN, 6 bước để giữ an toàn khi tham gia mạng xã hội


Những người sử dụng mạng xã hội ở một mức độ nào đó cần phải được bảo vệ thông tin cá nhân để giữ an toàn trong cuộc sống thực. Dưới đây là một danh sách những việc "nên làm" và "không nên làm" khi chia sẻ thông tin cá nhân trên trang các trang web hoặc dịch vụ mạng xã hội.


Phần thú vị nhất khi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến là liên kết mạng lưới và chia sẻ. Tuy nhiên, phần nguy hiểm nhất cũng lại là liên kết mạng lưới và chia sẻ.



Bạn sẽ có cảm giác như thông tin cá nhân được trao đổi trong những cuộc trò chuyện riêng tư. Nhưng thực tế là bạn đang thực sự phơi bày thông tin trước rất nhiều người.



Tùy thuộc vào diễn đàn và việc cài đặt bảo mật, những nhóm lớn những người mà bạn không hề quen biết - thậm chí có thể là toàn bộ thế giới - có thể truy cập vào các cuộc trò chuyện thân mật của bạn và lên tiếng bình luận.



Những người sử dụng mạng xã hội ở một mức độ nào đó cần phải được bảo vệ thông tin cá nhân để giữ an toàn trong cuộc sống thực.



Dưới đây là một danh sách những việc "nên làm" và "không nên làm" khi chia sẻ thông tin cá nhân trên trang các trang web hoặc dịch vụ mạng xã hội.



1. Tận dụng lợi thế của quyền cài đặt riêng tư và khuyến khích bạn bè của bạn cũng nên làm như vậy.



Đã từng xảy ra trường hợp một người đã gặp rắc rối với một người họ hàng luôn luôn theo dõi những bình luận của cô ta (và bản thân người này cũng thường post những bình luận của riêng mình) trên trang của những người bạn khác, chỉ vì bạn bè của cô ta – chứ không phải chính bản thân cô ta – đã để mở trang web của mình cho tất cả mọi người.



2. Không công bố những kế hoạch về kỳ nghỉ của bạn.



"Post những tấm ảnh của các kỳ nghỉ là một cách tuyệt vời để chia sẻ niềm vui với bạn bè, nhưng đồng thời cũng là một lời tuyên bố với tất cả những người bạn trong Facebook của bạn, rằng bạn sẽ được ở Bermuda trong 1 tuần, và điều này có thể thực sự gây rắc rối trong cuộc sống thực. Ai mà biết điều gì sẽ xảy ra trong thời gian bạn vắng nhà. “Hãy chờ cho đến khi bạn đã trở về nhà rồi mới chia sẻ thông tin trực tuyến về kỳ nghỉ,"Sarah Carter Actiance, một chuyên gia an ninh mạng tại California tư vấn.



3. Hãy chấp nhận yêu cầu kết bạn một cách thận trọng.



Chỉ chấp nhận các yêu cầu kết bạn từ những người bạn biết. Nếu bạn không chắc chắn, hãy gửi tin nhắn để hỏi làm cách nào những người đó biết bạn hoặc kiểm tra profile của họ trên Google hoặc Snopes.com để đảm bảo những lời yêu cầu này không phải là một trò lừa bịp.



4. Không thể hiện quá nhiều thông tin nhận dạng.



Mọi người đều thích nhận được lời chúc mừng vào ngày sinh nhật, nên bạn có thể chia sẻ thông tin về ngày sinh. Nhưng cung cấp thêm năm sinh cùng với địa chỉ nhà, số điện thoại và những thông tin cá nhân khác sẽ giúp cho cho bọn tội phạm có đầy đủ thông tin chi tiết về bạn để ăn cắp ID của bạn.



5. Hãy đặt câu hỏi trước khi nhấp chuột vào một liên kết. (đường link)



Rất nhiều phần mềm độc hại xuất hiện thông qua các liên kết ngẫu nhiên hoặc thông qua các trạng thái cập nhật trên các trang web mạng xã hội. Nếu bạn không chắc chắn về liên kết, đặc biệt là nếu nó là một URL rút ngắn, hãy đặt câu hỏi với người gửi xem đó có phải là một liên kết hợp pháp hay không.



6. Đừng vội vàng tin tưởng tất cả mọi người.



Khi tìm kiếm nạn nhân, bọn tội phạm thường tận dụng lợi thế của các mức độ tin tưởng trên các mạng xã hội. Chúng thường thực hiện các mưu đồ xấu – với cách phổ biến nhất là yêu cầu người dân gửi tiền bởi vì người gửi đang gặp khó khăn như bị bệnh mà không có tiền để điều trị hay đang bị mắc kẹt tại London. Chúng cũng tự cải trang bản thân như những người bạn tiềm năng - "bạn không biết tôi, nhưng chúng ta đang cùng hâm mộ một ngôi sao điện ảnh nổi tiếng và có rất nhiều điểm chung!" – Cùng nhiều hành vi quanh co khác.


Thu Trang

(Theo CNN)



++++++++++++++++++++


Cách để tự bảo vệ trên Facebook: Bí quyết cho Ma-Rốc



Jillian York

Blog http://nofirewall.blogspot.com/ chuyển dịch


Các bạn thân mến,  bài viết sau đây được viết bởi Jillian York từ Trung tâm Berkman về internet và xã hội của đại học Harvard,  cho những nhà hoạt động mạng tại Ma-Rốc, nhưng những kiến thức này rất hữu ích cho người dùng Facebook tại Việt Nam.



Sáng nay tôi nhận tin nhắn từ người bạn, báo động rằng: Dân chúng Ma-rốc đang gặp phải vấn nạn bị đánh cắp các chi tiết cá nhân, còn gọi là phishing, và những phá hoại tài khoản khác trên mạng xã hội Facebook; tương tự như các hoạt động lừa đảo tại Tunisia vào tháng Giêng năm ngoái.




Tôi hỏi người bạn có biết dân chúng Ma-rốc có thể sử dụng giao thức bảo mật HTTPS một cách dễ dàng không, thì ông giải thích: "rất dễ, nhưng vấn đề là họ ít hiểu biết về mạng Internet." Vì vậy, chúng tôi quyết định nhanh chóng viết ra một vài bí quyết cho các nhà hoạt động sử dụng Facebook tại Ma-rốc, mà trong thời gian sắp tới sẽ được phiên dịch sang Pháp ngữ. Nếu bạn có bất cứ đề nghị nào, xin vui lòng để lại lời ghi chú để tôi có thể cho vào cẩm nang này.



Chọn mật khẩu kiên cố


Cách dễ dàng nhất để  kẻ gian xâm nhập tài khoản của bạn là tìm ra mật khẩu. Một mật khẩu kiên cố được kết hợp bởi chữ hoa và chữ thường, cộng với những con số và ký hiệu. Mật khẩu không nên bao gồm những chữ dễ đoán, chẳng hạn chi tiết cá nhân như tên, con vật yêu quý, thành phố nơi cư trú, hoặc trường học của bạn. Mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự. Có nhiều nguồn tin giá trị về cách tạo ra một mật khẫu kiên cố rất đáng cho bạn tham khảo và đây là một nguồn bằng tiếng Anh khá tốt.



Sử dụng giao thức bảo mật HTTPS


Facebook gần đây đã thiết lập giao thức bảo mật HTTPS cho tất cả người dùng Facebook, bao gồm cả Ma-rốc, nhưng đó không phải là lựa chọn đương nhiên. Để bật HTTPS:


- trước hết cần bấm vào "Account - Tài khoản" ở góc trên bên phải của Facebook

- sau đó chọn "Account Settings - Thiết kế tài khoản ”

- rồi bấm vào "Account Security - Bảo mật tài khoản" (thứ 3 từ dưới lên)

- và chọn các ô "Secure browsing (https) - duyệt trình an toàn (https)"  và "When a new computer or device logs into this account - Khi máy vi tính hoặc thiết bị mới đăng nhập vào tài khoản này".  Ô thứ nhất sẽ mã hóa giùm bạn, còn ô thứ nhì sẽ gửi một email mỗi khi ai đó đăng nhập vào tài khoản của bạn.


HTTPS Mọi Nơi là một công cụ tuyệt vời, dễ dàng dùng với Firefox và mã hóa các thông tin của bạn với rất nhiều trang mạng lớn.



Hãy thận trọng với những lựa chọn tăng cường bảo mật của Facebook


Facebook cho phép bạn tăng cường bảo mật theo ba cách: thêm vào một địa chỉ email phụ, thêm số điện thoại di động để xác nhận khi đăng nhập, và thêm một câu hỏi bảo mật.



Cách đầu tiên rất tốt nhưng hai cách sau có vấn đề: Thứ nhất, nếu bạn thêm số điện thoại di động để xác nhận mỗi lần đăng nhập tài khoản, bạn nên hết sức thận trọng và luôn cần biết điện thoại di động của bạn đang ở đâu. Nếu điện thoại di động bị đánh cắp, rất có thể kẻ gian sẽ sử dụng chi tiết từ đây để truy cập tài khoản của bạn.



Mối quan tâm thứ nhì là câu hỏi bảo mật: Mặc dù có thêm những câu hỏi bảo mật là điều tốt vì như thế, có thể giúp ngăn chặn người khác đăng nhập tài khoản của bạn, tuy nhiên bạn cần phải cẩn thận chọn lựa các câu trả lời mà không ai biết. Ví dụ, nếu câu hỏi là "Tên, họ của giáo viên dạy tiểu học của bạn là gì?", bạn nên cho câu trả lời giả, mà chỉ có bạn biết mà thôi. Nếu cho câu trả lời dựa trên sự thật thì bất cứ người bạn học cùng lớp nào cũng có thể vào tài khoản của bạn. Hơn thế nữa, bạn nên đừng bao giờ trả lời dựa trên dữ kiện công khai.


http://jilliancyork.com/2011/02/18/protecting-yourself-on-facebook-tips-for-morocco/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét