VIỆT NAM (TH) - Mất mùa cá trầm trọng, 90% ngư dân làng biển Ðức Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình báo động nguy cơ phơi lưới, đổi nghề.
* |
Dân chài Ðức Trạch phá tàu bán sắt và gỗ vụn. (Hình: báo Sài Gòn Tiếp Thị) |
Ðây là làng chài đã có hơn 500 năm sinh kế với nhiều lớp ngư phủ dồi dào kinh nghiệm. Giờ đây họ không còn hy vọng gì vào cái nghề cha truyền con nối đã nuôi sống từ đời ông cố tổ cho đến cháu chắt ngày nay.
Báo Sài Gòn Tiếp Thị dẫn lời của ông Trương Công Hoạt, chủ tịch Hội Ngư Dân xã Ðức Trạch báo động về tình trạng thất mùa cá tôm trầm trọng trong năm nay.
Ông cho biết thu hoạch mùa thủy sản năm nay của ngư phủ Ðức Trạch chỉ đạt trên 2,000 tấn, bằng 25% mùa các năm trước. Ông nói: “Tất cả ngư phủ làng chài này đều lâm vào tình trạng lỗ lã. Hàng ngàn lao động ngành thủy sản từ các tỉnh bạn Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đã và đang bị mất việc. 99% anh em chúng tôi phải đi cầm sổ đỏ để bù vào các khoản lỗ.”
Cũng theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, đội tàu của làng chài Ðức Trạch lên tới gần 600 chiếc trong đó hơn một nửa là tàu lớn chuyên đánh bắt xa bờ. Hội Nghề Cá Việt Nam lâu nay xếp hạng đội tàu Ðức Trạch thuộc loại mạnh nhất vùng biển miền Bắc.
Ngư dân Hồ Văn Quân tâm sự: “Thật ra thì biển vẫn còn nhiều cá nhưng tàu của dân mình nhỏ lại thiếu tiện nghi so với tàu ngoại quốc xâm nhập vùng biển. Tàu mình cứ bị rượt đuổi, lấn ép hoài nên chúng tôi sợ, đành phải bỏ nghề thôi.”
Vào những ngày giữa tháng 8 này, làng chài Ðức Trạch trở nên vắng vẻ. Số tàu thuyền lưa thưa chỉ còn khoảng 117 chiếc cố bám trụ. Tính đến ngày 16 tháng 8, có tới 99% dân làng chài cầm cố bằng khoán nhà đất để vay tiền ngân hàng kiếm kế sinh nhai.
Tại một góc làng chài có một nhóm ngư phủ đang tháo dỡ thuyền chài, gom máy móc, gỗ vụn bán cho người cần mua. Một ngư dân tên Lê Long than: “Nghề đánh bắt thủy sản không bù đắp đủ chi phí xăng dầu. Càng đi biển thì càng lỗ, đành phải rã tàu ra mà bán, ai mua chi bán nấy để gom tiền trả nợ nhà băng.”
Sự rã hàng của hàng ngàn ngư phủ Ðức Trạch đã làm tăng thêm đội quân thất nghiệp vốn trầm trọng của tỉnh Quảng Bình.
Trong khi đó tại cuộc họp diễn ra ở thành phố Ðà Nẵng sáng 16 tháng 8, các cán bộ chỉ huy bộ đội biên phòng kêu gọi “bảo vệ chủ quyền vùng biển” và lên án các “tàu đánh cá lạ xây phạm vùng biển Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị, khu bán đảo Sơn Trà thuộc tỉnh Quảng Nam và đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.”
Báo Tuổi Trẻ trích đăng lời của cán bộ chỉ huy bộ đội biên phòng miền Trung thề sẽ “tăng cường hoạt động tuần tiễu để kịp thời phát giác và đẩy lùi các ‘tàu lạ’ vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.”
Tại một cuộc họp khác ở Hải Phòng hôm 17 tháng 8, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng hô hào “khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” và đòi “mạnh mẽ chống lại mọi hình thức vi phạm chủ quyền và lợi ích của người Việt Nam trên vùng biển thuộc lãnh hải của mình.”
Thực tế thê thảm đời sống dân chài Ðức Trạch cho thấy còn lâu thì các cán bộ cao cấp nhất của Việt Nam mới thực hiện được những lời hứa hẹn. (PL)
Đọc thêm »
Hà Nội chính thức tuyên chiến với biểu tình chống Trung Quốc
Mỹ sắp đưa chiến hạm tàng hình đến biển Ðông
Cứu Hỏa Hà Nội bó tay nếu cháy nhà cao tầng
Bắt 15 nghi can trộm vỏ xe tại công ty Kumho
Xe gắn máy đụng ghe, 3 người chết
LS Huỳnh Văn Ðông bị khai trừ khỏi Luật Sư Ðoàn
Kênh nước thối giữa phố cổ Hội An
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=135747&z=2
++++++++++++++++++++++++++++++++
Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát
Yêu cầu "chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát của người dân" vừa được UBND Hà Nội phát đi sáng nay sau khoảng 10 cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam diễn ra tại thủ đô.
> 'Không có chủ trương trấn áp người biểu tình'
Trong các chủ nhật từ đầu tháng 6 đến tháng 8, tại Hà Nội liên tiếp diễn ra các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát chủ yếu xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của nhân dân.
"Những ngày gần đây, các thế lực chống đối trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở thủ đô", thông báo của Hà Nội nêu.
Theo chính quyền, những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã "gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh thủ đô - Thành phố Vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ ngoại giao của Đảng, Nhà nước".
* |
Trong cuộc họp báo đầu tháng 8, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh (áo trắng) khẳng định: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Ảnh: Thái Thịnh. |
Trong thông báo này Hà Nội cho rằng, có một số người trong và ngoài nước đang lợi dụng các cuộc biểu tình yêu nước của đa số người tham gia để "chống đối Đảng, Nhà nước, kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ quan hệ Việt - Trung; tập hợp lực lượng gây mất ổn định chính trị".
Với mục đích "duy trì ổn định an ninh trật tự ở thủ đô", chính quyền Hà Nội yêu cầu: "Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố".
Cùng với thông báo này, các lực lượng chức năng được Hà Nội cho phép áp dụng các "biện pháp cần thiết" đối với những người "cố tình không chấp hành, tụ tập đông người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ".
Chính quyền "khuyến khích" người dân tham gia phong trào yêu nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền, biên cương của Tổ quốc bằng những hoạt động thiết thực "trong khuôn khổ tổ chức và pháp luật".
Hơn 2 tháng sau khi Hà Nội diễn ra cuộc biểu tình tự phát đầu tiên phản đối hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, đây là lần đầu tiên, chính quyền phát đi một thông điệp chính thức về vấn đề này.
Trước đó, trong cuộc họp chiều 2/8, Giám đốc Công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 Nguyễn Đức Nhanh nói: "Chủ trương của Công an thành phố là tuyên truyền, giải thích, vận động để giải tán người biểu tình; không có việc đàn áp hay bắt bớ".
Từ đầu tháng 6 đến 24/7 tại khu vực sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và quanh Hồ Hoàn kiếm đã có 8 cuộc biểu tình tự phát. Người tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ... Người biểu tình thường tập trung khoảng 8h30 sáng và giải tán sau chừng 3 tiếng.
Cuộc đầu tiên có khoảng 300 người tham gia nhưng sau giảm dần còn khoảng 50-60 người.
(Trích thông tin trong cuộc trao đổi báo chí của trung tướng Nguyễn Đức Nhanh ngày 2/8)
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/ha-noi-yeu-cau-cham-dut-bieu-tinh-tu-phat/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét