Trang
- ►TRANG CHỦ
- ►LIÊN LẠC
- ►TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN
- ►TỔNG HỢP : " CÔN " AN
- ►TỔNG HỢP : " HIẾP " PHÁP-MỊ DÂN-BỊP BỢM
- ►TỔNG HỢP : SỐC ! TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HCM ,...
- ►TỔNG HỢP : TRUNG QUỐC " TÁT " VIỆT NAM
- ►GIẢI TRÍ
- ►GỬI THƯ
- ►HÌNH ẢNH
- ►KHOA HỌC
- ►" LEO TƯỜNG "
- ►SỔ PHONG QUỶ
- ►TÀI LIỆU
- ►THÂM CUNG BÍ SỨ
- ►VI TÍNH
Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011
Văn bản nhà nước có thể thành tờ giấy lộn dù đã được ban hành chính quy nếu văn bản đó đụng vào quyền lợi của quan chức cộng sản. Nhưng, một tờ giấy lộn cũng có thể làm căn cứ để trấn áp, ra tay tàn bạo với nhân dân. Đó cũng là mô hình “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa” không giống ai trên thế giới này.
Văn bản nhà nước có thể thành tờ giấy lộn dù đã được ban hành chính quy nếu văn bản đó đụng vào quyền lợi của quan chức cộng sản.
Nhưng, một tờ giấy lộn cũng có thể làm căn cứ để trấn áp, ra tay tàn bạo với nhân dân.
Đó cũng là mô hình “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa” không giống ai trên thế giới này.
Báo chí Việt Nam đã từng có hàng loạt bài viết về việc thu hồi căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa là căn biệt thự đã từng được cho thuê 5.000 đola/tháng. Nhưng sau đó gia đình ông Hoàng Văn Nghiên, Chủ tịch Thành phố Hà Nội đã chuyển đến ở từ ngày 4-4-2002. Hợp đồng thuê nhà của ông Hoàng Văn Nghiên hết hạn từ 20/7/07. Kể từ đó đến nay, ông Hoàng Văn Nghiên vẫn ở lỳ trong ngôi biệt thự đó với giá thuê nhà khoảng 24 đola/tháng.
Mặc dù đã có hàng trăm bài báo, phóng sự, công văn, giấy tờ và các quyết định hẳn hoi từ phía nhà nước, song đã gần 6 năm nay, đống giấy tờ đó vẫn là mớ giấy lộn không hơn không kém.
Vì sao các văn bản có hiệu lực của một cái gọi là UBNDTP Thủ đô bị xem thường và không có hiệu lực? Chỉ đơn giản là vì Hoàng Văn Nghiên là Đảng viên Cộng sản và là cựu chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội.
Người Việt Nam không lạ gì với cách thi hành luật pháp của “Nhà nước Pháp quyền Việt Nam”. Hàng loạt vụ cướp đất của dân, của tôn giáo đã diễn ra quyết liệt còn hơn đánh nhau với giặc nhằm chiếm đoạt bằng được những mảnh đất bao đời máu xương của nhân dân tích cóp mà có.
Những vụ cướp đất đai trắng trợn của chính quyền Hà Nội đối với Giáo hội Công giáo vẫn còn đó như một dấu tích không bao giờ phai mờ đối với một nhà nước thổ phỉ và bạo lực. Những Tòa Khâm sứ, Thái Hà, Tu viện kín Camelo… là những minh chứng về sự cướp phá tàn bạo đất đai, tài sản tôn giáo.
Chó, công an, rào thép... là những thứ nhà nước dùng để trấn áp tôn giáo
Nhà Dòng Kín Camelo của Giáo hội Công giáo bị đập phá
Những vùng xa xôi như Cồn Dầu, Loan Lý, Tam Tòa, Đồng Chiêm… thì chính sách cướp bóc càng tàn bạo và mãnh liệt, quyết không bỏ qua cho dân những gì nhà nước đã ngắm.
Thậm chí ngay cả người chết, mồ mả cũng không được yên, chính quyền không ngần ngại đập phá mồ mả của dân như những đám quân vô đạo, đám lục lâm thảo khấu nhằm cướp bằng được tài sản đất đai của người dân.
UBND Quận Hoàng Mai đập phá mồ mả của dân để cướp đất
Với dân là vậy, còn với giặc thì sao?
Những người dân yêu nước biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược
Công an đạp vào mặt những người yêu nước rồi khiêng lên xe bus
Nhớ lại gần đây, cũng từ cái gọi là Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội có một cái gọi là “văn bản” thông báo yêu cầu chấm dứt biểu tình” nhằm trấn áp những người yêu nước phản đối Trung Quốc xâm lược.
Văn bản thông báo của UBNDTP Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình?
Văn bản đó không người ký đóng dấu, không số, không nơi gửi, không đối tượng và hoàn toàn trái với quy định luật pháp hiện hành. Thế nhưng đã được các đài, báo, các tổ chức phường xã, mặt trận, cựu chiến binh, phụ nữ, công an… dùng để đến trấn áp từng gia đình người yêu nước.
Tại hồ Hoàn Kiếm sáng 21/8/2011, hàng chục người bị bắt bớ đưa về đồn công an Mỹ Đình, Từ Liêm, Hoàn Kiếm… mà nhà nước gọi là “nơi tiếp dân” (Sic).
Vì sao chỉ một văn bản vi hiến đó lại được cả hệ thống quyết liệt thi hành đến thế? Chỉ đơn giản là vì đó là những người dân thấp cổ bé họng, là những người yêu nước, thương nòi đau lòng trước họa ngoại xâm đã lừng lững tiến đến không chỉ là sau lưng mà ngay trong lòng Hà Nội.
Đó là cách thể hiện rõ nhất một nhà nước “đồng lõa với giặc, tàn bạo với nhân dân”.
Văn bản nhà nước có thể thành tờ giấy lộn dù đã được ban hành chính quy nếu văn bản đó đụng vào quyền lợi của quan chức cộng sản.
Nhưng, một tờ giấy lộn cũng có thể làm căn cứ để trấn áp, ra tay tàn bạo với nhân dân.
Đó cũng là mô hình “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa” không giống ai trên thế giới này mà chỉ riêng có trong chế độ độc tài độc trị ở Việt Nam.
5/9/2011
Song Hà (NuVuongCongLy)
Bài : Vài thí dụ về một “Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa" ở Việt Nam
***
Đọc thêm:
Chưa thu hồi được biệt thự ông Hoàng Văn Nghiên
TP – Năm năm trôi qua từ ngày UBND TP Hà Nội có chỉ đạo các cơ quan của thành phố bố trí nhà ở để thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa mà ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch UBND TP thuê ở. Nhưng, đến nay, việc thu hồi vẫn nằm trên giấy.
Biệt thự12 Nguyễn Chế Nghĩa từng được cho thuê 5.000 đola/tháng nay ông Hoàng Văn Nghiên được thuê 24 đola/tháng
Qua nhiều ngày quan sát ngôi biệt thự bề thế tại 12 Nguyễn Chế Nghĩa, quận Hoàn Kiếm, PV Tiền Phong được biết, con trai ông Hoàng Văn Nghiên đang sinh sống tại đây. So với 5 năm trước, căn biệt thự giờ đây đã được sửa sang khang trang hơn.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hữu Nghĩa (80 tuổi, nhà sát cạnh biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa)-Tổ trưởng Dân phố 18 thuộc phường Hàng Bài, nói: “Cả khu phố này ai cũng biết con ông Hoàng Văn Nghiên vẫn ở tại khu biệt thự này. Trả nhà hay không thì không biết, nhưng từ ngày đó đến giờ, con ông ấy vẫn ở đây. Tôi nhớ, sau khi báo chí thông tin ầm ĩ, họ chỉ bỏ không khoảng vài tháng rồi sau đó lại quay về ở. Sau này, anh Nam (con trai ông Nghiên-PV) có sửa sang và quét vôi ve lại biệt thự”.
Ông Nghĩa cho biết, ông vẫn lĩnh lương và nộp một số khoản đóng góp cho tổ dân phố giúp ông Nghiên, nên thỉnh thoảng vẫn vào biệt thự số 12 này.
Pháp luật chưa được thực thi
Theo hồ sơ của cơ quan quản lý, ngôi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, diện tích trên 400 m2, là 1 trong 30 biệt thự thuộc diện phải thu hồi đầu những năm 90 theo chủ trương của thành phố, để cho người nước ngoài thuê, tăng nguồn thu. Thực hiện chủ trương đó, thành phố đã phải bồi thường cho hơn chục hộ dân di dời, mỗi hộ 50-60 m2 đất để giải phóng mặt bằng.
Sau khi thu hồi, biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa được Sở Nhà đất sửa sang lại, cho một người Nhật thuê với giá 5.000 USD/tháng. Khi hợp đồng hết hạn, ngôi biệt thự được cho một cơ quan của thành phố mượn tạm. Đầu năm 2002, ông Hoàng Văn Nghiên trả lại căn hộ 406 B nhà K11 Khu tập thể Bách Khoa (cũng là nhà thuê) chuyển về biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa thuê ở, với giá thuê khi đó khoảng 500.000 đồng/tháng.
Khi đã rời chức Chủ tịch UBND TP, ông Hoàng Văn Nghiên có đơn xin hoá giá căn biệt thự theo Nghị định 61/CP và đã được một số cơ quan chức năng của thành phố đồng tình. Tuy nhiên, sau đó, việc hoá giá không thành, do báo chí thông tin, khẳng định căn biệt thự này không thuộc diện được hóa giá. Mọi việc buộc phải dừng lại.
Cần lưu ý rằng, từ năm 1994 Nhà nước đã bãi bỏ việc bao cấp về nhà ở cho cán bộ. Tiền nhà ở được tính vào lương. Bởi vậy, ngày 5-10-2006, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 225, thông báo, khẳng định sẽ thu hồi ngôi biệt thự, đồng thời giao Sở TN&MT phối hợp cơ quan chức năng, căn cứ quy định hiện hành của nhà nước, có phương án giải quyết nơi ở mới cho ông Hoàng Văn Nghiên.
Vậy nhưng đã qua 5 năm, các cơ quan của thành phố vẫn chưa thực hiện được việc bố trí nhà ở mới cho ông Nghiên, để thu hồi biệt thự công này.
Nhóm PV - Nguồn: TPO
Nguồn : Nuvuongcongly.net
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/09/vai-thi-du-ve-mot-nha-nuoc-phap-quyen.html
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cho một chai bom xăng là xong ngay.
Trả lờiXóa