Trang
- ►TRANG CHỦ
- ►LIÊN LẠC
- ►TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN
- ►TỔNG HỢP : " CÔN " AN
- ►TỔNG HỢP : " HIẾP " PHÁP-MỊ DÂN-BỊP BỢM
- ►TỔNG HỢP : SỐC ! TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HCM ,...
- ►TỔNG HỢP : TRUNG QUỐC " TÁT " VIỆT NAM
- ►GIẢI TRÍ
- ►GỬI THƯ
- ►HÌNH ẢNH
- ►KHOA HỌC
- ►" LEO TƯỜNG "
- ►SỔ PHONG QUỶ
- ►TÀI LIỆU
- ►THÂM CUNG BÍ SỨ
- ►VI TÍNH
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011
Trước thảm cảnh này, nhiều người dân trong bản chỉ biết chép miệng thở dài. Trong khi không thiếu các đại gia, cậu ấm cô chiêu vung tiền lên đời “xế hộp xịn,” hoặc tổ chức những buổi ăn nhậu linh đình tính bằng đô la thì chuyện chiếc cầu xem ra chỉ là một giấc mơ. -----> Không có tiền để xây cầu, chính quyền tỉnh Quảng Bình đã để cho hàng chục học sinh bơi qua sông cuồn cuộn nước tới trường. Ðó là đoạn sông rộng 20 thước khiến các em học sinh muốn đi học thì việc đầu tiên là phải... tập bơi.
QUẢNG BÌNH (VNE) -Không có tiền để xây cầu, chính quyền huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã để cho hàng chục học sinh bơi qua sông cuồn cuộn nước tới trường. Ðó là đoạn sông Khe Rào rộng 20 thước khiến các em nữ sinh muốn đi học thì việc đầu tiên là phải... tập bơi.
Học sinh lội sông đến trường. (Hình: VNExpress)
Các học sinh phải lội sông là con em của dân bản Ông Tú và bản Ka Óc đang theo học tại trường tiểu học hoặc trường trung học cơ sở Trọng Hóa.
Theo VNExpress, gần 20 học sinh từ hai bản này thường rủ nhau thức dậy sớm, vượt qua một đoạn đường đồi dốc 7 cây số rồi bắt đầu chuẩn bị lội qua sông.
Các em dồn hết cặp sách, quần áo vào túi nhựa cột chặt rồi lội qua sông với một tay giơ cao cái túi nhựa khỏi đầu.
Vào mùa mưa bão có khi kéo dài khoảng một tháng, các em đành ở nhà vì nước sông chảy xiết không thể bơi qua được.
Ông Tú, một dân làng cho biết, xã có cấp thuyền cho bản để học sinh tự chèo qua sông. Tuy nhiên vào mùa gió to sóng lớn hồi năm rồi, chiếc thuyền độc nhất được cấp bị nước cuốn trôi đi mất. Hơn nữa, bản không tìm được người thiện nguyện chịu chèo thuyền đưa đón học sinh miễn phí. Vì vậy mà con thuyền trở nên vô dụng và mất tăm mà chẳng ai tiếc rẻ.
Chính quyền huyện Minh Hóa cho biết đã khẩn khoản xin Sở Giao Thông-Công Chánh tỉnh Quảng Bình đến xem xét việc xây một chiếc cầu nhỏ bắc qua sông Khe Rào. Tuy nhiên, sau cuộc khảo sát rồi thì không ai bàn đến chuyện xây cầu vì huyện còn nghèo, không có tiền để lo cho dân ăn nói chi đến một chiếc cầu.
Trước thảm cảnh này, nhiều người dân trong bản chỉ biết chép miệng thở dài. Trong khi không thiếu các đại gia, cậu ấm cô chiêu vung tiền lên đời “xế hộp xịn,” hoặc tổ chức những buổi ăn nhậu linh đình tính bằng đô la thì chuyện chiếc cầu xem ra chỉ là một giấc mơ. (PL)
Bài : Học trò Quảng Bình, muốn đi học phải biết bơi
Đọc thêm »
Tượng đài vô cảm
Tướng Nguyễn Chí Vịnh đến Mỹ
Phụ huynh méo mặt vì đóng tiền đầu năm học
Tiệm vàng ở Sài Gòn sợ bị cướp
Học trò Quảng Bình, muốn đi học phải biết bơi
Không chặn nổi dịch Tay Chân Miệng
Bốn người tự tử trong 4 ngày
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137370&z=2
++++++++++++++
Khi bức tượng hơn 400 tỉ được hoàn thành, ai sẽ được nhớ đến? Còn hàng ngàn bà mẹ khác trên đất nước mình thì sao. Hầu hết các mẹ đều sống trong hoàn cảnh rất khó khăn. Nhà nước không đủ kinh phí để xây dựng nhà tình nghĩa, còn phải nhờ tới bàn tay của nhiều doanh nghiệp,các nhà hảo tâm. Trung bình 1 căn nhà tình nghĩa là 188 triệu đồng. Vậy với 410 tỉ, ta có thể xây khoảng 2.200 căn.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/09/khi-buc-tuong-hon-400-ti-uoc-hoan-thanh.html
++++++++++++++
Lúc này, câu hỏi được đặt ra là nhân dân đóng thuế để làm gì? Không ai mong muốn hằng ngày phải cong lưng đóng thuế để xây dựng hình tượng một bà mẹ to như quả núi đá vô tri vô giác đứng thách thức nỗi thống khổ, đói rách của đồng loại. Ðiều này cho thấy rõ nét một thứ chủ nghĩa hình thức và vô cảm. Nếu chịu khó đi dạo các chợ ở tỉnh Quảng Nam, nơi xây dựng tượng đài, có ít nhất không dưới ba chục bà mẹ nghèo, tuổi trên 70, ngồi bán từng bó rau heo, từng lọn trầu, miếng cau, cái trứng cút để sống qua ngày... Tiền lãi chẳng là bao nhiêu, hầu hết là dưới 10 ngàn đồng/ngày.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/09/luc-nay-cau-hoi-uoc-at-ra-la-nhan-dan.html
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét