Trang
- ►TRANG CHỦ
- ►LIÊN LẠC
- ►TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN
- ►TỔNG HỢP : " CÔN " AN
- ►TỔNG HỢP : " HIẾP " PHÁP-MỊ DÂN-BỊP BỢM
- ►TỔNG HỢP : SỐC ! TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HCM ,...
- ►TỔNG HỢP : TRUNG QUỐC " TÁT " VIỆT NAM
- ►GIẢI TRÍ
- ►GỬI THƯ
- ►HÌNH ẢNH
- ►KHOA HỌC
- ►" LEO TƯỜNG "
- ►SỔ PHONG QUỶ
- ►TÀI LIỆU
- ►THÂM CUNG BÍ SỨ
- ►VI TÍNH
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011
Trung cộng đòi một công ty dầu khí Ấn Độ hủy bỏ hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông . Đây là hai lô 127 và 128 thuộc vùng Biển Đông, ngay ngoài khơi Bình Định và Phú Yên mà đối tác Ấn Độ đã được Việt Nam trao quyền khai thác từ lâu.
Trung Quốc đòi một công ty dầu khí Ấn Độ hủy bỏ hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông
-Một ngày trước khi Ngoại trưởng Ấn Độ công du Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ song phương, báo chí tại New Delhi vào hôm nay 15/09/2011 tiết lộ : Trung Quốc mới đây đã ngang nhiên yêu cầu tập đoàn dầu hỏa quốc gia Ấn Độ ONGC phải đình chỉ đề án thăm dò hai lô dầu khí ở ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.
Đây là hai lô 127 và 128 thuộc vùng Biển Đông, ngay ngoài khơi Bình Định và Phú Yên mà đối tác Ấn Độ đã được Việt Nam trao quyền khai thác từ lâu.
Theo bản tin trên trang Web của nhật báo Ấn Độ Hindustan Times, Bắc Kinh đã chính thức liên lạc với New Delhi qua con đường ngoại giao để phản đối hai dự án hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí trên Biển Đông mà tập đoàn Ấn ONGC Videsh Ltd (OVL) đang xúc tiến.
Theo phía Trung Quốc, tập đoàn Ấn Độ phải xin phép Bắc Kinh trong việc khai thác hai lô mang ký hiệu 127 và 128, nếu không thì các hoạt động của OVL trong khu vực sẽ bị coi là bất hợp pháp.
Nguồn : ONGC
Yêu cầu của Trung Quốc đã bị bộ Ngoại giao Ấn Độ bác bỏ vì đòi hỏi đó “không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào” : Hai lô mà tập đoàn dầu khí Ấn Độ được quyền khai thác là sở hữu của Việt Nam.
Theo báo Hindustan Times, một quan chức bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận : “Đồng thời với việc trả lời Trung Quốc một cách thích hợp, vấn đề này sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng SM Krishna bắt đầu từ ngày 16/09”.
Viên chức này khẳng định rõ ràng quan điểm của New Delhi : “Trung Quốc đã tỏ ý quan ngại, nhưng chúng tôi đang đi theo những gì giới chức có thẩm quyền tại Việt Nam đã nói với chúng tôi và đã truyền đạt những điều này cho phía Trung Quốc”.
Theo các nguồn tin từ bộ Ngoại giao Ấn Độ, Việt Nam đã xác định có chủ quyền đối với hai lô 127 và 128, đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Cần nói rõ thêm là hai lô 127 và 128 nằm không xa bờ biển Việt Nam đoạn từ Bình Thuận đến Phú Yên, thuộc khu vực gọi là Bể trầm tích Phú Khánh. Lô 127 rất gần khu vực bể Nam Côn Sơn nổi tiếng nhờ hai mỏ khí đốt Lan Đô và Lan Tây do chính tập đoàn ONGC phát hiện ra vào đầu thập niên 1990. Nam Côn Sơn hiện là nguồn cung cấp khí đốt thiên nhiên cho Việt Nam qua ngả Vũng Tàu.
ONGC Videsh đã được phía Việt Nam giao quyền thăm dò khai thác hai lô 127 và 128 từ đợt đấu thầu năm 2004, và đến năm 2006, đã chính thức ký hợp đồng phân chia sản phẩm với với tập đoàn dầu khi quốc gia PetroVietnam.
Theo giới quan sát, đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh gây sức ép đòi các tập đoàn dầu khí ngoại quốc phải ngừng hợp tác với Việt Nam trong các dự án ngoài Biển Đông, với lý do là các đề án đó nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Chính quyền Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố cáo các hành động hù dọa kể trên của Bắc Kinh nhắm vào các công ty Mỹ, còn vào năm 2007, tập đoàn Anh BP cũng đã từ bỏ kế hoạch thăm dò tại một lô nằm giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, viện lẽ lô đó thuộc vùng đang tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
-Trung Quốc đòi một công ty dầu khí Ấn Độ hủy bỏ hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông
-
-- Trung Quốc phản đối Ấn Độ khai thác dầu khí trên biển Đông (SGTT).
- TQ không muốn Ấn Độ vào Biển Đông? - (BBC)-Trung Quốc cảnh báo nước ngoài 'không can dự vào biển Nam Trung Hoa' sau khi có tin tập đoàn OVL của Ấn Độ khai thác khí ở Nam Côn Sơn.
+++++++++++
-China objects to oil hunt, India says back off
-Beijing’s bid to thwart oil and natural gas exploration in two Vietnamese blocks in the South China Sea by India’s ONGC Videsh Ltd (OVL) has been rebuffed by New Delhi. India’s ministry of external affairs (MEA) said China’s objections have “no legal basis” as the blocks belong to Vietnam.
Beijing had in a demarche — a formal diplomatic representation of a government’s official position — to India stated that unless its permission is taken for exploration in Blocks 127 and 128, OVL’s activities there would be illegal.
“While an appropriate reply has already been given to China’s demarche, the issue is set to be discussed during the visit of external affairs minister SM Krishna to Vietnam on September 16,” an MEA official said.
“The Chinese had concerns but we are going by what the Vietnamese authorities have told us and have conveyed this to the Chinese,” he said.
MEA sources said Vietnam had cited sovereignty rights over Blocks 127 and 128 according to the United Nations Convention on the Law of the Sea, 1982.
There are many potentially oil- and gas-rich islands on the South China Sea, which are facing territorial disputes and where, apart from China, other countries including Vietnam are claimants.
For instance, Vietnam claims rights to the Paracel Islands, which China first occupied in 1974. The Spratly Islands are another area under dispute, with Vietnam and China staking their claims.
In June 2007, UK’s energy major BP abandoned exploration plans in a block between Vietnam and the Spratly Islands, citing ongoing uncertainty over competing ownership claims between Vietnam and China.
- China objects to oil hunt, India says back off-http://www.hindustantimes.com/StoryPage/Print/745854.aspx
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét