Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Trung Cộng đọc được những lời tán tụng về “Cam kết” ấy thì mừng thầm trong bụng: “Dân Giao Chỉ chúng mày chậm hiểu thế thì dân Đại Hán chúng tao phải dạy cho chúng mày dăm bài học nữa”. Thật là những chiêu tuyệt hết chỗ nói! ---> Việt Nam đang có nguy cơ rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc, đất nước vốn sử dụng học thuyết cộng sản để chi phối giới lãnh đạo Hà Nội, các nhà khoa học và các nhà hoạt động xã hội cảnh báo.






Đôi lời: Đây là bản tin liên quan đến Thư Ngỏ của trí thức hải ngoại gửi lãnh đạo Việt Nam hơn tuần trước, bản tin này được đăng trên Vietnam News Briefs, mục Politics & Law của Ngân hàng Thế Giới ngày 31 tháng 8. Bản tin này rất trung thực và khách quan, cho thấy World Bank chia sẻ quan điểm với những người ký Thư Ngỏ và đã giúp quảng cáo cho Thư Ngỏ.


Một giáo sư đã tham gia ký tên trong Thư Ngỏ có phản hồi như sau:


“Bản tin này có nói, chính quyền không để ý tới tiếng nói của trí thức, có khi còn trừng phạt như trường hợp Cù Huy Hà Vũ. Nhận xét đó đúng nhưng phải lưu ý thêm là tiếng nói của trí thức sẽ được nhân dân và quốc tế lắng nghe. Do đó, nếu chính quyền cứ tiếp tục đàn áp thì sự bất mãn và áp lực đòi thay đổi sẽ gia tăng, rốt cuộc là… nước sẽ lật thuyền”.


—————-


World Bank

Trí thức Việt Nam hải ngoại quan ngại về mối đe dọa từ Trung Quốc



Khoảng 36 nhân sỹ trí thức hải ngoại đã gửi một bức thư ngỏ cho giới lãnh đạo Việt Nam, bày tỏ các mối lo ngại về sự đe dọa của Trung Quốc với chủ quyền của đất nước.


Trong bức thư gửi tới chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, tổng bí thư đảng cộng sản và bộ chính trị, và chánh án tòa án tối cao, các nhà khoa học nổi tiếng và các nhà hoạt động xã hội đã thúc giục lãnh đạo đất nước thay đổi chính sách để bảo vệ đất nước một cách hiệu quả, và tránh lệ thuộc vào một nước Trung Quốc độc đoán.


Những người ký tên trong thư ngỏ là những người làm việc trong các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức hàng đầu ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Anh, và Thụy Sĩ, đã thúc giục lãnh đạo Việt Nam hiện nay xem xét lại mối quan hệ Việt – Trung và tiến hành các phương cách mới để tránh rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc.


Việt Nam nên công khai lập trường của mình và các quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảoTrường Sa trên biển Ðông, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền Việt Nam, cũng như yêu cầu nước công sản khổng lồ giải quyết các tranh chấp lãnh thổ dựa trên Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), các nhà khoa học và các nhà hoạt động xã hội hàng đầu thế giới đã nói.


Việt Nam nên thắt chặt mối quan hệ ngoại giao với các thành viên khác trong khu vực ASEAN và các nước khác trên thế giới để cùng bác bỏ bản đồ chín-đoạn hay bản đồ hình chữ U bất hợp pháp của Trung Quốc trên biển Ðông, những người này nói thêm. Việt Nam nên đề xuất đổi tên Biển Nam Trung Hoa thành Biển Ðông để tránh hiểu lầm.


Các nhân sỹ cũng đã thúc giục lãnh đạo đất nước thay đổi Hiến pháp theo hướng đẩy mạnh dân chủ theo các tiêu chuẩn quốc tế vì lợi ích cho sự phát triển đất nước.


Họ cũng đã yêu cầu Việt Nam thả những người bất đồng chính trị ôn hòa và các nhà hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo cùng với việc cải tổ hệ thống tư pháp để có khả năng chống lại tham nhũng lan tràn khắp đất nước cộng sản nàỵ.


Việt Nam đang có nguy cơ rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc, đất nước vốn sử dụng học thuyết cộng sản để chi phối giới lãnh đạo Hà Nội, các nhà khoa học và các nhà hoạt động xã hội cảnh báo.


Họ nói tất cả những người Việt Nam hãy quên sự khác biệt chính trị và hãy đoàn kết để vượt qua khó khăn nhằm bảo vệ chủ quyền và bản sắc của đất nước, bất kể quan điểm chính trị, tôn giáọ.


Nhiều nhà quan sát trong nước tỏ ra nghi ngờ về việc bản kiến nghị sẽ được lãnh đạo đất nước lắng nghe.


Cù Huy Hà Vũ, một chuyên gia pháp lý, được đào tạo ở Pháp, đã bị chính quyền Việt Nam bỏ tù hồi tháng Tư, do ông ấy viết các kiến nghị tương tự như vậy gửi lãnh đạo đất nước.


Giới lãnh đạo Việt Nam đã im lặng trước các kiến nghị phản đối dự án khai thác boxit ở cao nguyên Trung phần của nhiều cựu quan chức cao cấp, gồm vị tướng nổi tiếng Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Giáo sư Chu Hảo và Giáo sư Ðặng Hùng Võ.


Công trình này đã đặt ra mối đe dọa cho vấn đề an ninh và môi trường của đất nước, do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, đã đưa hàng chục ngàn lao động Trung Quốc đến công trường.


Đáng chú ý là Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) vốn có ảnh hưởng và đã hoạt động như một tổ chức nghiên cứu (think-tank) đầu tiên của đất nước đã buộc phải giải tán vào năm 2009, sau khi chính quyền công bố Quyết định số 97 cấm các kiến nghị tập thể như vậy.


Ước tính có khoảng 4 triệu người Việt hải ngoại trên thế giới, trong đó có khoảng 3 triệu người ở Mỹ.


Hằng năm, Việt Nam nhận được khoảng từ 7 tỷ đến 8 tỷ đô la kiều hối gửi do họ gửi về.


Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách mời gọi trí thức hải ngoại đóng góp cho sự phát triển của đất nước.


Tuy vậy, số lượng những người trở về để cống hiến cho quê hương vẫn không đáng kể. Ðiều này được cho là “các chính sách không rõ ràng” và một số có thể “không tin” [chính quyền].


Nguyễn Trùng Dương dịch


—————–


Bản tiếng Anh:

Vietnam Overseas Intellectuals Concern Threats Arising from China




As many as 36 Vietnamese overseas intellectuals have sent an open letter to Vietnam’s leadership, expressing their concerns over the threats arising from China to the latter’s sovereignty.

In their letter to the state president, the chairman of the country’s lawmaking body National Assembly, the prime minister, the communist party’s general secretary and Politburo and the president of the Supreme Court, the Vietnamese prominent scientists and social activists urged the country’s leadership to change policies in order to effectively protect the nation and avoid of being dependent on the assertive China.

The petitioners, who work in leading institutes, universities and organizations in the U.S., Canada, France, Australia, U.K., and Switzerland, urged the current Vietnamese leadership to review Vietnam-Sino relationship and make new ways to avoid the communist China’s orbit.

Vietnam should publicize its stance and its indisputable rights to Hoang Sa (Paracel) and part of Truong Sa (Spratly) archipelagos in the East Sea, demand China to stop invasion of Vietnamese sovereignty as well as ask the giant communist country to solve the territorial disputes based on the UN Convention of the Law of the Sea (UNCLOS), the world leading scientists and social activists said.

Vietnam should tighten diplomatic relationship with other members of the regional ASEAN and other countries in the world to jointly reject the Chinese illegal U-shaped or nine-dashed map claim in the East Sea, they said, adding Vietnam should initiate to change the sea name of the South China Sea into East Sea in order to avoid misunderstanding.

The intellectuals also urged the country’s leadership to change the Constitute in a move to boost democracy in line with the international standards for the sake of the country’s development.

They also asked Vietnam to release peaceful political dissidents and activists for human right and religious freedom along with reforming the country’s judicial system capable to fight against corruption which is rampant in the communist country.

Vietnam is in danger of falling into the orbit of China, who uses the communist doctrine to influence Hanoi’s leadership, the scientists and social activists alarmed.

All Vietnamese have to forget political differences and unify to overcome difficulties to protect the country’s sovereignty and characteristics regardless of political views or religions, they said.

Many local observers expressed their doubts that the petition will be heard by the country’s leadership.

Cu Huy Ha Vu, a French-trained legal expert, was imprisoned in April by the Vietnamese government when he wrote similar petitions to the country’s leadership.

The Vietnamese leadership stayed silent to the petition against the bauxite mining projects in the country’s Central Highland from many former senior officials, including prominent general Vo Nguyen Giap, Vice President Nguyen Thi Binh, Prof. Chu Hao, Prof. Dang Hung Vo.

The project poses threat to the country’s security and environment as it is conducted by Chinese contractors who bring dozen thousands of Chinese workers to the workplace.

Notably, the influential Institute for Development Studies (IDS) which worked as the country’s first think-tank organization was forced to dissolve in 2009 after the government released the Decision No. 97, which bans group petition.

It is estimated to have more than four million overseas Vietnamese worldwide, including three million in the U.S.

Every year, Vietnam receives between $7 billion and $8 billion remittance from them.

The Vietnamese government has offered preferential policies to invite overseas intellectuals to contribute to the country’s development.

However, the number returned to dedicate to their homeland remains insignificant. It is attributed to “unclear policies” and some possible “disbelief.”



http://phonglan1.multiply.com/journal/item/723/723





++++++++++++++++++++++++




CHUYỆN TƯỞNG NHƯ ĐÙA : Giải mã ngôn từ của Trung Cộng

“Trung Quốc không lấy đất lấy biển của Việt Nam”




Vũ Cao Đàm




Đuôi Sam: - Nị dắt 50 con lên rừng, ngộ đem 50 con xuống biển!



Đưa tin cuộc đối thoại ngày 29/8 tại Bắc Kinh giữa lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam và Trung Quốc, VietNamNet cho biết “Có một thực tế là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam”, và cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc cam kết “không dùng vũ lực trên biển”.




Thoạt mới nghe, một vài người nhẹ dạ đã rỉ tai tôi trích dẫn đoạn viết trên VietNamNet và thể hiện một tình cảm rất hoan hỉ rằng “Từ nay, Trung Quốc cam kết không lấy đất lấy biển của Việt nam nữa nhá”, rằng đây là thắng lợi của đường lối hợp tác hòa bình trong việc xử lý các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai đảng anh em trên tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản.




Nhưng thử nghĩ sâu một chút mà xem, Trung Cộng rất gian xảo trong cách nói này.

Chúng ta thử đưa ra vài tình huống.




Cư dân mạng lên án Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Trung Cộng sẽ trả lời: Đấy là biển đảo của Trung Cộng... “bất khả tranh biện” (không thể tranh cãi). Trung Cộng không thảo luận vấn đề tranh chấp Hoàng Sa. Hoàng Sa không có chuyện gì phải tranh chấp. “Trung Cộng không lấy đất lấy biển của Việt Nam”.




Cư dân mạng phát hiện và lên án Trung Cộng xây kè suốt dọc các triền sông biên giới, làm xói đất phía bờ Việt Nam gạt sang phía bờ Trung Cộng. Đất bồi đến đâu, Trung Cộng xây nhà và cho dân... “cắm chốt” đến đó. Trung Cộng trả lời: Đấy là đất của Trung Cộng. “Trung Cộng không lấy đất lấy biển của Việt Nam”.




Cư dân mạng lên án Trung Cộng xông vào vùng biển Việt Nam cắt cáp tàu Bình Minh 2. Trung Cộng sẽ trả lời: Đấy là vùng biển tranh chấp. “Trung Cộng không lấy đất lấy biển của Việt Nam”.




Cư dân mạng phát hiện dân Trung Cộng mượn đất ở vùng giáp ranh biên giới để chôn bố mẹ, ông bà... Để lâu “cứt trâu thành bùn”, Trung Cộng tuyên bố xanh rờn: Mộ dân Tàu ở đâu, đất của Tàu ở đó. “Trung Cộng không lấy đất lấy biển của Việt Nam”.




Cư dân mạng lên án lao động Trung Cộng làm việc trái phép tràn ngập ở Việt Nam, lấy vợ Việt Nam, đẻ con ở lì Việt Nam như vết dầu loang, ... chúng ở lì suốt từ rừng sâu Tây Nguyên, đến dải đất 300.000 héc-ta rừng được thuê 50 năm sát biên giới lan vào đến các khu phố Tàu đang định hình khắp các đô thị, đủ đẻ ra ba bốn thế hệ, từ ông bà đến con cái và cháu chắt. Và rồi cũng ở lì, chôn lì ở đó. Và lại bài ca “Mộ người Tàu ở đâu, đất người Tàu ở đó”, làm sao đuổi được chúng đi khỏi những vùng đất ấy? Nếu ai lên án, thì chúng ta lại được nghe Trung Cộng trả lời: Ơ hay, đây là đất mà Đảng, Chính phủ Việt nam cho Trung Cộng thuê 50 năm. Người Trung Cộng phải mang bố mẹ sang, phải lấy vợ lấy chồng, phải ngủ với nhau và sinh con đẻ cái, “Trung Cộng không lấy đất lấy biển của Việt Nam”.




Khi phát hiện những tàu tuần tra Trung Cộng xả súng bắn giết ngư dân Việt Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam dùng “biện pháp hòa bình” để trách cứ Trung Cộng, thì chúng ta sẽ lại được nghe cái điệp khúc: “Các đồng chí Việt Nam mười sáu chữ vàng ơi, các đồng chí nên vì đại cục, đừng có chấp nê vặt vãnh với lũ binh lính ngu si ấy”.




Thật là những chiêu tuyệt hết chỗ nói!



Trung Cộng đọc được những lời tán tụng về “Cam kết” ấy thì mừng thầm trong bụng: “Dân Giao Chỉ chúng mày chậm hiểu thế thì dân Đại Hán chúng tao phải dạy cho chúng mày dăm bài học nữa”.





V.C.Đ.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.


http://nhuhoacomay.multiply.com/journal/item/278/278



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét