Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Trận Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN – 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.



Bạch Đằng Giang






Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội.Sông Bạch Đằng đã ba lần nhuộm máu quân xâm lược phương Bắc.



1. Năm 938, Ngô Quyền nhấn chìm quân Nam Hán, giết chết Thái tử Hoằng Tháo tại trận, làm bọn Hán gian khiếp vía, từ bỏ mộng xâm lược nước ta.



Ngô Vương Ngô Quyền: bức tranh miêu tả lại trận chiến nổi tiếng trên sông Bạch Đằng: dùng cọc nhọn bịt sắt đâm thủng tàu giặc. Bức tranh cũng theo lối fantasy để nhấn mạnh hình tượng Ngô Quyền cũng như các vị anh hùng dân tộc khác của Việt nam: họ như những viên tướng soái giáng trần để đập tan sự xâm lược của bất kỳ ngoại bang nào.


2. Năm 981, Lê Hoàn chống quân xâm lược nhà Tống.


3. Năm 1288, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên (lần thứ hai xâm lược nước ta) Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông, tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị giết chết. Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.


Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: Bức tranh thể hiện vị anh hùng tài giỏi của Việt nam đang biên soạn bài Hịch Tướng Sĩ nổi tiếng. Phía sau là hình ảnh các chiến thuyền của quân Nguyên Mông bị cọc nhọn đâm thủng trên dòng sông Bạch Đằng.




Đồ họa sử Việt của Phan Vũ Linh - Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và những chiến công lẫy lừng trên sông Bạch Đằng



Hưng Đạo Vương giết giặc trên sông Bạch Đằng, năm 1288: Thủy quân Mông Cổ rút lui trên sông Bạch Đằng. Hưng Đạo Vương sai lấy cây nhọn bọc sắt cắm xuống lòng sông rồi dùng thuyền nhỏ dụ thuyền giặc ra đánh. Khi nước cạn, thuyền giặc mắc cọc đổ nghiêng, vỡ đắm rất nhiều. Quân ta giết giặc máu đỏ cả dòng sông. Tướng Nguyên là Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đều bị bắt




Trận Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.


Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN – 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.


Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục bắc Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc…, nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: “Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục” (theo Đường thư).


Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.


Ngô Quyền – người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 – xứng đáng với danh hiệu là “vị tổ trung hưng” của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.


Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. (Theo WIKI)




Bạch Đằng Giang



Tác giả: Lưu Hữu Phước

Ca sĩ: Tốp ca


Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng,
Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung.
Trên trời xanh muôn sắc đua chen bóng ô
Dưới đáy dòng nước ánh sáng vởn vơ nhấp nhô
Hàng cây cao soi bóng, gió cuốn muôn ngàn lau
Hồn ai đang phảng phất trong gió cảm xiết bao !…


Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành
Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh
Vì yêu quốc gia vui lòng hiến thân
Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần…


Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng
Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng
Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng
Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung…


Đây Bạch Đằng Giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng,
Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung.
Trên dòng sông muôn bóng cờ trông chí Nam
Biết mấy thành tích, biết mấy chiến công đã qua
Đoàn quân Ngô thiện chiến, chém giết quân Hoằng Thao
Đoàn quân Trần Quốc Tuấn, đánh thắng quân Thoát Hoan


Nay đã bao lâu còn đâu nữa rồi
Thời gian qua đã bôi mờ trong đêm tối
Người nay có hay: Đã vì chúng ta,
Người hùng anh xưa, giữ nước non nhà…


Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng
Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng
Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng
Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung…




VIDEO : http://www.youtube.com/watch?v=8ThjwRNCrQs&feature=player_embedded





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét