Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Hiến pháp phải đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước đối với nhân dân, vì quyền lực là của nhân dân. Quyền uy [của Nhà nước] lớn quá nên dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, hách dịch và xa rời quần chúng . Dù các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp biểu tình và quyền bí mật thư tín được quy định rõ trong Hiến pháp 1992 nhưng lại không được phát triển thành các đạo luật nên không ai biết thực hiện như thế nào trên thực tế.



Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi nhận Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây chính là điều mà những nhà bất đồng chính kiến chỉ trích vì cho rằng nó xác lập chế độ độc tài Đảng trị.


+++++



Mục đích của việc sửa đổi Hiến pháp?





Nhiều ý kiến khác nhau quanh việc cải tổ Hiến pháp Việt Nam

Các học giả pháp lý của Việt Nam đã bàn về việc lập hiến trong một hội thảo hôm thứ Hai ngày 5/9 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.

Hội thảo này, do Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức, được coi như một bước chuẩn bị cho việc sửa đổi bản Hiến pháp hiện hành của Việt Nam được ban hành từ năm 1992.


Các học giả tham dự hội thảo đã nhìn lại lịch sử lập hiến của Việt Nam, thảo luận về các tư tưởng lập hiến của thế giới và tìm hiểu quá trình lập hiến của các quốc gia tiêu biểu.



Kiểm soát quyền lực



Trao đổi với BBC, TS Dương Thị Thanh Mai, viện trưởng Viện khoa học pháp lý của Bộ Tư pháp, cho biết Hội thảo hôm thứ Hai chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các lý luận lập hiến chứ chưa đi sâu vào những vấn ̣đề mà Hiến pháp sẽ được sửa đổi bổ sung.



"Việc kiểm soát [quyền lực] phải được Hiến định như một nguyên tắc"
TS Dương Thị Thanh Mai, viện trưởng Viện khoa học pháp lý


TS Mai cho biết các đại biểu dự hội thảo đã đặt ra vấn đề phải có sự ‘kiểm soát’ giữa các cơ quan quyền lực của Nhà nước, và đây là một nét mới so với bản Hiến pháp hiện hành.


Bà nói bản Hiến pháp 1992 sửa đổi chỉ dừng lại ở yêu cầu có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực.


“Từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của đất nước chúng ta thấy rằng chỉ có phân công phối hợp thôi là chưa đủ,” bà nói.


“Việc kiểm soát phải được Hiến định như một nguyên tắc,” bà khẳng định.


TS Mai cũng nói một trong các nguyên tắc chủ đạo của việc sửa đổi Hiến pháp lần này là phải làm sao để Hiến pháp "là công cụ để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình".


Bà cho biết các đại biểu đã nghiên cứu để đề xuất bổ sung và phát triển thêm về các quyền của người dân, trong đó có các quyền dân chủ trực tiếp như quyền phát biểu, quyền biểu quyết và nhất là quyền phúc quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.


Bà đề cập đến Hiến pháp 1946 đã quy định quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân. Tuy nhiên điều này chưa bao giờ được thực hiện trên thực tế do ‘hoàn cảnh chiến tranh’ và bản thân bản Hiến pháp 1946 cũng chưa bao giờ được thực hiện cũng như công bố trên thực tế.


Bà nói tại Hội thảo cũng có ý kiến đề xuất việc sửa đổi Hiến pháp phải quay trở lại tư tưởng cốt lõi của Hiến pháp 1946 là tất cả quyền lực là của nhân dân.


“Điều này phải được thực hiện trong cả nội dung và cách thức ban hành Hiến pháp,” bà nói.


“Ngay từ đầu việc sửa đổi Hiến pháp phải có sự tham gia nhiều nhất, thực chất nhất của nhân dân và các nhà khoa học,” bà nói thêm.



Thực hiện trên thực tế






Quyền biểu tình được Hiến pháp ghi nhận nhưng lại không có luật quy định rõ


Khi đươc̣ hỏi về mối tương quan giữa quyền lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của nhân dân được quy định trong Hiến pháp, luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng luật sư Vì Dân ở Hà Nội, nói với BBC rằng Hiến pháp phải đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước đối với nhân dân, vì quyền lực là của nhân dân.


“Quyền uy [của Nhà nước] lớn quá nên dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, hách dịch và xa rời quần chúng," ông nói.



"Quyền uy [của Nhà nước] lớn quá nên dẫn đến tệ quan liêu, tham nhũng, hách dịch và xa rời quần chúng"
LS Trần Đình Triển



Ông cho rằng các quyền của người dân được nêu trong Hiến pháp nhất thiết phải được cụ thể hóa bằng các đạo luật riêng lẻ.


Ông dẫn chứng là dù các quyền cơ bản như quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp biểu tình và quyền bí mật thư tín được quy định rõ trong Hiến pháp 1992 nhưng lại không được phát triển thành các đạo luật nên không ai biết thực hiện như thế nào trên thực tế.


LS Triển lưu ý là quyền của người dân được phúc quyết các vấn đề cơ bản của đất nước không được nhắc đến trong Hiến pháp 1992.


Ông nói ông không phản đối một đảng duy nhất lãnh đạo đất nước với điều kiện Đảng lãnh đạo không được can thiệp vào công việc của Nhà nước và xâm phạm các quyền của người dân, phải minh bạch và thật sự dân chủ.


“Không thể để xảy ra tình trạng một nhóm lợi ích độc quyền và thao túng mọi thứ,” ông nói.


Kể từ bản Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Việt Nam đã trải qua tám lần ban hành hoặc sửa đổi Hiến pháp.



Quyền lực thống nhất




"Hiến pháp cũng phải ‘đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội"
TS Trần Ngọc Đường, Viện nghiên cứu lập pháp


Tại hội thảo, TS Nguyễn Văn Thuận, chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, nhấn mạnh nguyên tắc ‘quyền lực Nhà nước là thống nhất’ trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, chứ không phải ‘tam quyền phân lập’ theo mô hình của đa số quốc gia trên thế giới, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.


Tuy nhiên, ông nói nguyên tắc này cần được ‘nghiên cứu và làm rõ’ trong quá trình sửa đổi Hiến pháp.


Trong khi đó, TS Trần Ngọc Đường đến từ Viện nghiên cứu lập pháp nhấn mạnh nhu cầu phải có một ‘Hiến pháp dân chủ’ để nhân dân Việt Nam ‘được hưởng các quyền tự do dân chủ’


TS Đường cho rằng đó là quan điểm của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằng sức mạnh của Hiến pháp sẽ ‘thực hiện chính quyền…của nhân dân’.


Mặt khác, ông Đường cũng cho rằng trong khi thực hiện mục tiêu chính quyền của nhân dân thì Hiến pháp cũng phải ‘đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội’.


Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập hiến để ‘xác lập, củng cố và đảm bảo về phương diện pháp lý địa vị lãnh đạo của Đảng.’

Do đó, ông cho rằng cần thể chế hóa thành một điều luật trong Hiến pháp về vị trí, vai trò và trách nhiệm lãnh đạo của Đảng.


Điều 4 Hiến pháp 1992 ghi nhận Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây chính là điều mà những nhà bất đồng chính kiến chỉ trích vì cho rằng nó xác lập chế độ độc tài Đảng trị.


BấmTrở về đầu trang
Facebook
Twitter
Chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này

Thêm về tin này

Chủ đề liên quan

Nhân quyền,
Chính trị Việt Nam

Trang của BBC (Tiếng Anh)

Luật sư nhân quyền ‘bị ngừng hoạt động’

Chuẩn mực văn minh cần tôn trọng
Chuyện pháp quyền-truyền thông-pháp lý

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/09/110906_constitutional_debate.shtml

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét