Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

CSVN Hội Thảo Về Chiến Dịch: " Nhuộm Đỏ Tuổi Trẻ Hải Ngoại "





CSVN Hội Thảo Về Chiến Dịch: Nhuộm Đỏ Tuổi Trẻ Hải Ngoại, Nhiều phóng viên từ Pháp, Nga, Mỹ, Đức... về Hà Nội dự hội thảo




HANOI -- Nhiều nhà hoạt động truyền thông hải ngoại đã về Hà Nội dự một cuộc hội thảo hôm Thứ Tư 14-9-2011 về đề tài “Bảo tồn bản sắc văn hoá, gìn giữ tiếng Việt” tại Hà Nội, và nhận chỉ thị hoạt động từ một Thứ Trưởng Ngoại Giao VN. Cụ thể, đây là chiến dịch nhuộm đỏ văn hóa hải ngoại. Một công thức được đưa ra là sẽ nhuộm đỏ Hoa Kỳ theo mô hình đã áp dụng ở Lào, Pháp...


Nhiều nhà hoạt động truyền thông từ nhiều quốc gia trên thế giới -- trong đó có các phóng viên Viều Kiều từ Pháp, Mỹ, Nga, Đức... -- về tham dự hội thảo, theo bản tin trên tờ Nhân Dân có nhan đề “Giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.”


Theo bản tin, các phóng viên Việt Kiều đã nghe chỉ thị từ ông Thứ trưởng ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Nguyễn Thanh Sơn trong hội thảo “do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 14-9, tại Hà Nội.”


Báo Nhân Dân cho biết, “Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng đông đảo bà con Việt kiều làm công tác truyền thông từ Ba Lan, Đức, Lào, Pháp, CH Séc, Nga, Hoa Kỳ… và các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, đại biểu các cơ quan văn hóa, truyền thông, giáo dục trong nước.”


Tuy nhiên, báo Nhân Dân không ghi tên phóng viên Việt Kiều nào về tham dự.


Một điểm được ông Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh trong bài diễn văn rằng nhà nước sẽ tăng tốc “trợ giúp từ trong nước... để dạy tiếng Việt cho các thế hệ tiếp theo” vì các hoạt động gìn giữa bản sắc văn hóa Việt “chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của cộng đồng".


Không rõ ýnghĩa của “nhu cầu đa dạng” được Thứ Trưởng Nguyễn Thanh Sơn ám chỉ nhữõng gì và ra sao, nhưng có thể thấy rằng rất nhiều hoạt động giữ gìn văn hóa Việt, như dạy tiếng Việt cho trẻ em, đã không làm chính phủ VN hài lòng, vì những lễ chào quốc kỳ VNCH và những ngày Tưởng Niệm Quốc Hận 30-4 hàng năm.


Bản tin báo Nhân Dân viết:


“Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ về một thực trạng thanh thiếu niên kiều bào “không biết”, “biết ít” hoặc “không quan tâm” đến “văn hóa dân tộc Việt Nam”, “không nói được tiếng Việt”. Ông cảnh báo nếu không khắc phục, “xu hướng này ngày càng tăng lên, tạo ra nguy cơ mai một văn hóa, truyền thống dân tộc và tiếng Việt trong cộng đồng”.


Bên cạnh đó, theo ông Sơn, nguyên nhân khách quan tác động đến việc bảo tồn văn hóa dân tộc, tiếng Việt và gìn giữ tiếng Việt là “sự trợ giúp từ trong nước qua việc cung cấp phương tiện, công cụ tiếp cận, nguồn tài liệu còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của cộng đồng".


Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài lên tới con số 4,5 triệu người, có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy và quảng bá truyền thống văn hoá dân tộc, hình ảnh đất nước Việt Nam...”


Trong bản tin còn có mặt nhiều quan chức lớn, trong đó có “PGS, TS Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện văn hoá Nghệ thuật Việt Nam đã nêu lên tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hoá và tiếng Việt; phương diện văn hoá và tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Ông Trần Bá Việt Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về tình hình dạy và học tiếng Việt tại nước ngoài. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đề xuất ở mỗi nước có cộng đồng người Việt sinh sống nên xây dựng một "Nhà văn hóa Việt Nam" là nơi bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Việt cũng như giáo dục các thế hệ Việt kiều nối tiếp....”


Dù vậy, ông Hữu Ngọc không giải thích về “nhà văn hóa Việt Nam” theo ý nhà nước là nên thực hei65n ra sao.


Đặc biệt, chính phủ trong dịp này cho biết sẽ đưa ra hải ngoại tràn ngập các sách báo, mời gọi Việt kiều về ‘giao lưu...’


Báo Nhân Dân viết:


“Một số giải pháp được khuyến nghị gồm: biên soạn tài liệu tiếng Việt phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài bằng nhiều ấn phẩm khác nhau; quan tâm hơn nữa đời sống văn hóa của kiều bào; khuyến khích giao lưu văn hóa; tổ chức nhiều đoàn thanh niên kiều bào về nước giao lưu, tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc cũng như thực hành tiếng Việt. Bên cạnh đó, tiếp tục phát huy kinh nghiệm tốt từ việc xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở một số nước như Lào, Pháp...”


http://www.vietbao.com/D_1-2_2-70_4-179945_15-2/

1 nhận xét:

  1. Viec giao duc va van hoa tai VN con lam khong xong thi lo gi o hai ngoai. Hon nua, bo giao duc cung dang sua soan dua tieng Tau the tieng Viet them phong phu'.

    Trả lờiXóa