Trang
- ►TRANG CHỦ
- ►LIÊN LẠC
- ►TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN
- ►TỔNG HỢP : " CÔN " AN
- ►TỔNG HỢP : " HIẾP " PHÁP-MỊ DÂN-BỊP BỢM
- ►TỔNG HỢP : SỐC ! TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HCM ,...
- ►TỔNG HỢP : TRUNG QUỐC " TÁT " VIỆT NAM
- ►GIẢI TRÍ
- ►GỬI THƯ
- ►HÌNH ẢNH
- ►KHOA HỌC
- ►" LEO TƯỜNG "
- ►SỔ PHONG QUỶ
- ►TÀI LIỆU
- ►THÂM CUNG BÍ SỨ
- ►VI TÍNH
Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011
Thời buổi bão giá mà an ninh xài sang tiền thuế của dân quá, tôi chỉ có 39 ký mà có đến 4 anh canh cửa nhà, theo hộ tống khi ra đường suốt, dù đấy là ngày thường không phải ngày Chủ Nhật.
Tôi nói vui với bạn bè rằng, thời buổi bão giá mà an ninh xài sang tiền thuế của dân quá, tôi chỉ có 39 ký mà có đến 4 anh canh cửa nhà, theo hộ tống khi ra đường suốt, dù đấy là ngày thường không phải ngày Chủ Nhật. Bạn bè nói: “Nhất anh rồi nhá, không phải ai cũng được thế”.
Tờ báo nơi tôi làm việc, anh em cũng đã ân cần nhắc tôi “kềm chế”. Ừ! thì kềm chế, mình trói gà không chặt có hung hăng với ai bao giờ. Đời chỉ có một lần hung hăng thật sự là vác AK ra biên giới Tây Nam “chơi” với thằng Polpot một trận năm 78′. Mấy chục năm qua chỉ toàn tụ tập ca hát, bù khú. Có vài năm la cà vào chốn phù hoa chân dài chân ngắn, truyền hình, phim ảnh vớ vẩn cho vui, cho biết. Khi vui rồi, biết rồi rồi lại thấy phù phiếm quá, chán quá, bèn chào tạm biệt đi về tìm bạn nhậu cho hết cuộc đời.
Tưởng thế là yên thân, ngờ đâu biển đảo nổi sóng gió. Đất nước bị uy hiếp, đồng bào bị cướp cơm trên biển. Làm người Việt thì phải bày tỏ chút tình đồng bào, đất nước. Chỉ thế thôi.
Một người bạn con nhà nòi cách mạng cười buồn nói rằng, cha mẹ anh suốt đời chống lại và bằng mọi giá phải đạp đổ cái chính quyền cũng đạp vào mặt người xuống đường khi họ chống Mỹ. Nay nhìn thấy những cú bóp cổ, đạp vào mặt những người yêu nước chống Tàu, anh tan nát cả lòng như chính mình bị phản bội.
Cuộc đời anh cũng xem chừng bắt đầu vất vả chỉ tại không chịu “ngoan” theo cách người ta muốn anh ngoan. Có chức hẳn hoi nhưng rồi “kềm chế” mãi cũng hết xiết, anh bỏ nghề, bỏ về cho nó thanh thản. Con nhà nòi đấy, lẽ ra có chức vụ, đủ nhà lầu xe hơi như ai.
Anh làm tôi nhớ mấy năm trước có người đến tìm đề nghị muốn làm cuộc triển lãm tranh chung với mình tại Hà Nội, Sài Gòn. Anh xưng tên “ Cù Huy Hà Vũ”. Không rõ khi ấy Vũ nói thật hay nói chơi, chỉ thâm tâm tôi hơi ngại nghĩ Vũ là con ông cháu cha. Triển lãm chung thì khác nào thằng nhà thơ, họa sĩ quèn như mình dựa hơi “Quí tộc Đỏ”, bèn từ chối khéo rằng “tôi không vẽ tranh, chỉ vẽ báo kiếm sống”. Vũ cười, gật đầu về. Bây giờ mới thấy mình thành kiến không đúng.
Cái anh “con ông cháu cha ấy” không ngoan, không giàu, không mũ ni che tai ngậm miệng ăn tiền trước những điều bất lòng của đất nước. Chấp nhận ngồi tù. Thôi thì xin gửi lời nhắn với anh, khi hết hạn trở về nếu anh còn hứng thú vẽ tranh, còn muốn triển lãm chung, xin sẵn lòng cùng đứng để thay cho lời xin lỗi đã từng ngộ nhận một con người can đảm, từ chối yên thân trong vinh quang của dòng tộc, gia đình.
À! Mà nếu khi ấy tôi cũng còn…chưa chết, chưa bổ nhào vô cớ ngoài đường thì mới mong cuộc triển lãm có thể. Nhỉ!
Đỗ Trung Quân ( Lời nhắn gửi muộn màng )
http://anhbasam.wordpress.com/2011/08/04/236-l%E1%BB%9Di-nh%E1%BA%AFn-g%E1%BB%ADi-mu%E1%BB%99n-mang/#more-22335
++++++++++++++++
Nghệ An:
Phát hiện xác một Trung tá công an nổi trên sông
Sáng nay, 1/8, một số người dân ở thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đi làm thì phát hiện một thi thể trôi trên sông Hoàng Mai. Qua xác minh, cơ quan chức năng làm rõ nạn nhân là 1 Trung tá công an.
Cơ quan chức năng đưa thi thể anh Sơn từ dưới sông Hoàng Mai lên bờ.
Thi thể nạn nhân xấu số được người dân phát hiện khi đang trôi trên sông Hoàng Mai, cách chân cầu Hoàng Mai 1km về phía Bắc. Theo quan sát, nạn nhân xấu số mặc chiếc áo phông màu trắng, quần đùi ngắn và đã bắt đầu trương phình.
Ngay sau đó, Công an địa phương có mặt tại hiện trường, đưa thi thể nạn nhân lên bờ. Qua kiểm tra một số giấy tờ trong người nạn nhân, cơ quan chức năng xác định nạn nhân là Trung tá Nguyễn Thái Sơn (tên thật là Nguyễn Bá Sinh, quê ở xã Quỳnh Thiện, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Theo cơ quan chức năng, anh Sơn hiện đang công tác tại trại giam số 3 Bộ công an, đóng tại huyện Tân Kỳ (Nghệ An). Gia đình anh Sơn cho hay, cách đây 2 ngày (tức là thứ 7, ngày 30/6) anh Sơn có về thăm quê ở Quỳnh Thiện. Tuy nhiên, từ hôm đó, gia đình không thể liên lạc được với anh. Đến sáng nay, 1/8, người dân phát hiện thi thể anh Sơn trôi nổi trên sông Hoàng Mai.
Trao đổi với Dân trí, một cán bộ Công an huyện Quỳnh Lưu cho biết, vụ việc một cán bộ Công an đang công tác tại trại giam số 3 chết trên sông Hoàng Mai là có thực.
Hiện vụ việc đang được Công an Nghệ An tiếp tục điều tra làm rõ.
Nguyễn Đình - Nguyễn Duy
http://dantri.com.vn/c728/s728-503804/phat-hien-xac-mot-trung-ta-cong-an-noi-tren-song.htm
+++++++++++++++++
Nhật ký những ngày đầu tháng 8
Người Buôn Gió
Từ mấy hôm nay, có nhiều thanh niên trẻ đi theo mình.
Từ hôm xử anh Vũ, những người đi theo mình, mình đều biết nhưng giả vờ không biết.
Mình đến nhà bà cô một lúc, bà cô ra ngoài phát hiện vào bảo mình. Cô mình gần 70 nhưng còn tinh nhanh lắm, bà cô lượn một vòng đếm chính xác số lượng những người đi theo.
Ở nhà bà cô ra, mình đi bộ lệt xệt về nhà, hơi xa nhưng kệ mình vẫn đi bộ để nhớ lại kỷ niệm hồi 5 tuổi. Nhà cô mình ở gần Khâm Thiên, hồi bé bố cho mình ở với cô. Hôm đó mình nhớ nhà quá quyết định đi về. Lúc cô đi chợ mình liền đi luôn, ra hồ Thuyền Quang rồi theo phố Quang Trung đi về Nhà Thờ Lớn, rồi sang Hồ Gươm đến ga xe tàu điện, ra Cầu Gỗ, Hàng Bè về đến ngõ Phất Lộc nhà mình.
Về đến nhà, thấy trước cửa bà cô đang khóc hu hu, còn bố mẹ, anh chị mình vây quanh. Mình len vào nghe thấy loáng thoáng ai bảo đi đăng báo để tìm mình. Mình mới ngước đầu lên bảo
- ơ con đây mà.
Mọi người nhìn xuống rú lên, hôm đấy mình được ăn phở ở Mỹ Kinh. Hàng phở của mậu dịch, hồi đó làm gì có nhiều hàng phở đâu.
Sau cả nhà tròn mắt nghe mình kể đi về thế nào, ra đoạn nào, rẽ đâu , hỏi thăm đoạn nào thì về. Mình chỉ hỏi thăm đoạn từ nhà thờ lớn ra Bồ Hồ đi đường nào, còn lại mình đi không phải hỏi ai. Rồi cô chở mình về nhà cô, ở đến lúc học vỡ lòng thì về nhà.
Mình đi bộ, vừa đi vừa nhớ lại từng kỷ niệm, năm ngoái bà cô gặp Tí Hớn, chửi
- Thằng bố mày hồi bằng này làm bà sợ suýt chết.
Chồng cô cũng tốt, hai ông bà thương mình như con., dù trong đám cháu mình là thằng phức tạp nhất, hay gây lắm phiền toái nhất. Hôm nay thấy cảnh mình bị vây hãm, hai ông bà còn khuyên mình ở lại, nấu mỳ cho mình ăn.
Mình ra khỏi nhà bà cô, đến chỗ Quang Trung thì anh bạn nhà báo đứng đó rủ đi uống cà fe. Mình bảo em bị theo dõi, anh đi với em làm gì rồi liên lụy. Anh bạn gắt
- Kệ mẹ ai theo, tao với mày là bạn, mày làm gì việc mày, tao không gặp mày uống được cốc nước sao.
Mình không muốn lằng nhằng, nhưng anh ý nói thế thì đành vậy.
Đang uống cà fe bị chụp ảnh, anh bạn tức giận đi đến tận nơi chỉ mặt mắng bọn chụp, mình phải chạy theo can, bảo thôi anh việc của họ. Anh em mình giải tán về thôi.
Mình đi về nhà, lượn quanh hàng xóm, rồi chui vào nhà hàng xóm ngủ. Bên ngoài bọn họ vẫn quanh quất.
Tối về nhà ở HQV, sáng ra thấy có đám người.
Lúc này mình nghe tin paul Sơn bị bắt, mình đi đến chỗ nó ở, thì việc xong rồi.
Mình lượn đến nhà JB Nguyễn Hữu Vinh lấy quà anh ý vừa đi Mỹ về cho, một bộ quần áo, sau đó mình qua chị Dương Hà an ủi chị. Nói em bị sao, vào đó ở cùng anh Vũ còn chăm sóc anh. Chị Hà đang đau khổ cũng phải bật cười mắng
- Chúng nó đời nào cho anh em mày ở với nhau.
Qua lớp đón Tí Hớn, đưa con về, giở bộ quần áo ra ngắm. Tí Hớn kêu
- Bố có quần áo mới, xịn thế.
Bảo con.
- Người ta cho bố, không phải bố mua đâu.
Tí Hớn nói
- Con biết rồi.
- Sao con biết ?
Tí Hớn nói.
- Vì bố có bao giờ mua quần áo đẹp cho bố đâu, bố có tiền bố dành mua các thứ cho con, con thấy quần áo đẹp biết là bạn bố mua cho bố.
Chết lặng người, không ngờ Tí Hớn nói được câu đó, suýt khóc vì con nói.
Sáng nay dậy thấy bụng cồn cào, linh tính có gì, xuống đường mua cái bánh mỳ. Một nhóm 4 người lạ đang ngồi nói chuyện thấy mình liền đi phắt theo.
Nhà mình gần chợ, rất đông người, nhưng không phải vì thế mình không biết người nào ra người nào.
Những thanh niên trẻ khỏe, lơ đãng, nhàn rỗi trong khi thiên hạ tất tả ngược xuôi kiếm ăn, những thanh niên tay cầm điện thoại liên tục đọc tin nhắn và nghe điện thoại, hình ảnh quá quen thuộc ở những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ở chỗ giáo dân cầu nguyện, dân oan khiếu kiện. Họ có một nét giống nhau mà mình dễ nhận ra họ khác với người thường,là ánh mắt họ nhìn mình có tia lửa hận.
Chợ cóc ở khu tập thể chỉ họp đến trưa, hàng quán đóng cửa ,cái ồn ào bay mất để lại không khi yên tĩnh vắng lặng giữa trưa hè nắng bức bối. Những người theo dõi đi về.
Hết theo rồi chăng ?
Không. Ngay lập tức một chiếc xe ta xi đỗ chờ khách ở đây, chưa bao giờ xe ta xi vào khu tập thể sâu tít cách đường cái này chờ khách cả. Chiếc xe đóng kín mít, kín màu dán, nếu đóng kín kính chắc hẳn xe bật điều hòa. Tốn kém nhiều vậy ư?
Hai tiếng sau chiếc xe ta xi đi, một tốp trở lại ngồi ở sân chơi thiếu nhi.
Mình có nhiều đường để đi, nhiều cách để đi ra khỏi nhà mà họ không biết. Nhưng mình cứ ở nhà, vì chả có việc gì bí mật phải đi cả.
Ở nhà đợi lệnh, có gõ cửa thì cứ đưa lệnh bắt đây. Người làm chứng đầy đủ, chứ ra đường lại đụng xe, rồi ẩu đả, gây rối đưa về phường. Cái tội bằng móng tay ấy sẽ thành khám nhà, bắt khẩn cấp rồi chuyển sang tội danh khác.
Nếu có gì còn a lô anh em ruột thịt đến chứng kiến, nắng thế này ở nhà thôi cho mát.
Nghĩ mãi chưa ra tội gì, biểu tình thì hàng trăm người biểu tình không riêng gì mình.
Đảng phái, tổ chức không tham gia. Không có mưu đồ gì, liên hệ gì.
Chỉ có viết blog, bắt vì tội viết blog cũng vui.
Mai này tù về, làm cuốn sách hồi ký kể lại. Một vốn bốn lời, coi như bỏ mấy năm đi buôn, thu hồi vốn sau một thể.
Trong khi chờ đợi, từ giờ ngồi nhà viết đều.
À hay là soạn một bản nhận tội nhỉ, ví dụ như tôi xin cúi đầu nhận tội, nhận thấy sai lầm của mình, mong được hưởng lượng khoan hồng của ABC anh minh lỗi lạc.
Híc, làm thế sau này Tí Hớn nó lớn lên, nó nào dám nhìn mặt ai.
Buồn lại nghe bài Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp của Nguyễn Văn Đông nhớ anh Vũ
Người đi giúp núi sông
Hàng hàng lớp lớp chưa về
Người người nối tiếp câu thề
Dành lấy quê hương
Hỡi người anh thương
Chưa trọn thề ước
Nhưng tình đất nước
Ôi lớn lao
Đâu phải khi cho mình
dệt mộng thắm kết uyên ương
Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý
Đêm nằm gối súng,
chung ánh trăng nhưng đôi đường ly cách trong tình thương
Và xin em hiểu rằng
Dù nơi chiến tuyến mịt mờ mưa bay,
lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay
Đường đi biên giới xa
Lòng này thách với tang bồng,
đừng làm má thắm phai hồng buồn lắm em ơi
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/364
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét