Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

ĐÒN THÙ CỦA NHỮNG " CON SÂU BỰ " VÀ TUYÊN BỐ CỦA HUMAN RIGHTS WATCH VỀ PHIÊN TÒA PHÚC THẨM NGÀY 2/8/2011



Ở một nước “dân chủ loại xoàng” như Hoa Kỳ mà nước ta vẫn phê phán thì một vụ như thế này phải xử kéo dài hàng tháng, và dân chúng hoàn toàn có quyền tập trung quanh Toà án, với các tấm ảnh và khẩu hiệu ủng hộ nạn nhân mà họ thấy bị xử lý bất công.


+++++++


Bức thư cảm ơn của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ từ trong tù cảm ơn đồng bào của mình trước ngày xử phúc thẩm đã củng cố lòng tin của tất cả những người đã đặt niềm tin vào anh.

Đòn xử tù nặng với TS Hà Vũ là đòn thù của những những “con sâu bự” đầy quyền lực với người đã vạch tội họ trước bàn dân thiên hạ. Nhưng trong những phút nghiêm trọng nặng trĩu oan khiên TS Hà Vũ vẫn không nhìn vụ việc của mình dưới con mắt cá nhân thường tình ấy. Hà Vũ hiểu đây là mâu thuẫn giữa một quyền lực “cố tình cưỡng lại việc thực hiện một Nhà nước Việt Nam pháp quyền”và một bên là “ tất cả những tiếng nói đòi xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền”.

Rất chính xác. Một nét đặc trưng của lý thuyết Mác xít về xã hội là tuy chăm chú vào những khát vọng nhưng nghĩ ra những giải pháp rất cảm tính mà gần như quên đi những quy luật phổ quát, trong đó quy luật lớn nhất là xã hội loài người phải tiến vào quỹ đạo “Dân chủ và pháp trị”, đó là con đường duy nhất có thể đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc cho Nhân dân.

Còn truyền tụng mãi câu chuyện giữa Luật sư Nguyễn Mạnh Tường và Thủ tướng Phạm Văn Đồng: luật sư nhắc Thủ tướng về việc xây dựng bộ luật và nền pháp trị, Thủ tướng bảo “luật mà làm gì, để luật nó trói tay mình vào à?” Gốc rễ sâu xa của chủ nghĩa Cộng sản là không thích Luật, không cần Luật. Sau này cần hoà nhập trở về với thế giới thì mới thích nghi thôi.

Có tấm lòng chân chính mà lấy quyết tâm chủ quan thay cho dân chủ pháp quyền đã là tai hại, huống chi những thế hệ sau, tấm lòng chân chính đã bị thay bằng “lợi ích nhóm” thì sự mâu thuẫn với dân chủ pháp trị (là hệ tư duy mà LS Hà Vũ được đào tạo) là việc tất yếu phải xảy ra.

Không phải ngẫu nhiên mà những vụ xử án giới trí thức tập trung vào giới luật sư và giới báo chí, vì Chuyên chính vô sản là sự toàn quyền và vô luật. Rất nhiều nhà báo, luật sư đã bị bỏ tù nhưng vụ án Cù Huy Hà Vũ trở thành điển hình chỉ vì nơi vị Luật sư này vừa kết tinh cao độ sự can đảm vừa “nhiễm” cái tư duy dân chủ pháp trị mãnh liệt đến mức hồn nhiên và ngang nhiên nữa. Nên cuộc đối đầu đã dẫn đến điều bất ngờ khó tin là mức án 7 năm tù 3 năm quản chế cho một trí thức dòng dõi công thần, chỉ làm mỗi một việc là muốn đem luật pháp công minh cho mọi người, mọi việc.

LS Hà Vũ, với dòng dõi theo cách mạng, hẳn có niềm tin rằng mình đang triển khai để đưa tinh thần tự do dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tế. Ngay cả kết luận mà Hà Vũ đã đưa ra một cách vững chắc “đồng hành quân sự với Hoa Kỳ là mệnh lệnh của thời đại” cũng là tiếp tục tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, tiếp tục điều cụ Hồ muốn thực hiện nhiều lần mà chưa thành. Chắc hẳn LS Hà Vũ phải nghĩ như thế mới mới hồn nhiên nói rằng “Tôi chưa bao giờ nghe thông tin nói rằng tôi sẽ bị bắt,……, vì không có lý do gì để bắt tôi cả”. Nhiều trí thức, càng được đào tạo chính quy càng hay hồn nhiên như thế. Có biết đâu rằng chính lời chủ tịch Hồ Chí Minh ca ngợi anh hùng dân tộc Quang Trung, lời đã vào bia đá, người ta còn thẳng tay đục phăng đi nếu thấy lời cụ Hồ có phương hại đến mối giao hảo hiện nay với kẻ đang muốn cướp nước mình.


Nay tinh thần dân chủ pháp trị Hà Vũ sẽ lại đáo tụng đình (thực chất là cung đình) để phúc thẩm. Tôi chưa biết Toà phúc thẩm đã được bỏ túi bản án nào, nhưng tôi biết điều mà các “nhà chính trị” ấy đặt lên bàn để cân nhắc hiếm khi là “điều hay lẽ phải”, hay ý nguyện nhân dân, mà thường là cân đo xem có lợi hay có hại ra sao, có thực hiện được không dưới các áp lực, phải mất cái gì mà sẽ thu hoạch được cái gì? Vì thế với quý vị lãnh đạo tôi không nói “lời hay lẽ phải” làm chi cho lạc đề. Nếu nhà thơ Bằng Việt rất cẩn trọng mà còn phải nói việc tiếp tục xử án tù Cù Huy Hà Vũ là “ngu xuẩn” thì tôi xin thêm: trả giá cho sự “ngu xuẩn” này có thể sẽ là mối BẤT HẠNH, tức là VÔ PHÚC cho chế độ. Mong sẽ có cuộc Phúc thẩm tỉnh táo, dũng cảm sửa sai để là dịp “chiêu tuyết” cho chế độ, còn LS Hà Vũ thì đã mỉm cười chấp nhận tình trạng xấu nhất rồi kia mà!

Dù thế nào thì phiên phúc thẩm công khai thì phải công khai thật sự, mà bảo đây là trừng trị kẻ “phạm tội chống nhà nước” thì phải công khai thật rộng để dân chúng biết mà làm gương, nếu lại úp úp mở mở và lén lút xong cho nhanh bất cần tranh tụng, thì dân chúng sẽ lại được soi một tấm gương khác, phản chiếu bộ mặt bất chính, lem luốc và run sợ của… cung đình.

Ở một nước “dân chủ loại xoàng” như Hoa Kỳ mà nước ta vẫn phê phán thì một vụ như thế này phải xử kéo dài hàng tháng, và dân chúng hoàn toàn có quyền tập trung quanh Toà án, với các tấm ảnh và khẩu hiệu ủng hộ nạn nhân mà họ thấy bị xử lý bất công.

Hà Sỹ Phu ( Phúc thẩm đừng vô phúc! )
(30-7-2011)

gửi Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com

http://danlambaovn.blogspot.com/2011/07/phuc-tham-vo-phuc.html?utm_source=BP_recent


+++++++++++++++



Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Cần đảm bảo xét xử công bằng đối với Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ



 


Human Rights Watch (Bangkok, ngày 1 tháng Tám năm 2011) -  Kết quả của phiên xử phúc thẩm ngày mồng 2 tháng Tám năm 2011 trong vụ án luật gia Cù Huy Hà Vũ bị truy tố với tội danh về an ninh quốc gia sẽ có tác động quan trọng tới nền pháp chế và quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, theo tuyên bố mới ra ngày hôm nay của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.


“Ts. Vũ bị giam giữ vì lý do chính trị sau một phiên tòa vi phạm các quyền tự do cá nhân của ông” Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu. “Chính quyền Việt Nam ít nhất cần làm ngay việc nên làm vào thời điểm này qua một phiên xử công bằng và độc lập”.   


Phiên xử sơ thẩm Ts. Vũ tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy sáu tiếng đồng hồ. Tòa đã từ chối yêu cầu của nhóm luật sư biện hộ muốn được xem xét các tài liệu đã sử dụng làm bằng chứng buộc tội. Chánh án Nguyễn Hữu Chính đã trục xuất một luật sư bào chữa khỏi phòng xử án vì không chịu từ bỏ yêu cầu xuất trình các tài liệu nói trên. Khi chánh án bác bỏ yêu cầu của các luật sư bào chữa còn lại về các tài liệu đó, họ đã bỏ ra khỏi phòng xử án để phản đối.


Việt Nam có ít nhất 486 tù nhân chính trị và tôn giáo. Ts. Vũ là một trong số 40 nhà hoạt động ôn hòa, nhà văn, người viết blog và thành viên của các nhóm tôn giáo độc lập đã bị xét xử và kết án tù kể từ tháng Giêng năm 2009. Có 38 nhà bất đồng chính kiến ôn hòa khác bị bắt trong năm 2010 và 2011 hiện đang bị giam giữ chờ xét xử.


Chỉ hơn một tháng sau khi thả nhà văn Trần Khải Thanh Thủy vào ngày 22 tháng Sáu với điều kiện bà phải rời Việt Nam ngay lập tức, chính quyền Việt Nam đã bỏ tù lại một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của Việt Nam, cha Nguyễn Văn Lý.


“Thay vì chơi trò cánh cửa xoay, “bên hữu ra, bên tả vào” với những người lên tiếng chỉ trích chính quyền một cách ôn hòa, đây là một cơ hội cho Tòa Phúc thẩm khắc phục lại những vi phạm nghiêm trọng về tố tụng trong phiên xử sơ thẩm Ts. Vũ vào tháng Tư vừa qua, và đảm bảo quá trình phúc thẩm đáp ứng đầy đủ được các tiêu chuẩn về xét xử công bằng”, ông Robertson nói.


Để biết thêm thông tin về Cù Huy Hà Vũ, xin xem:
http://www.hrw.org/news/2011/05/26/vi-t-nam-h-y-tr-t-do-cho-nh-ho-t-ng-ph-p-l-c-l-p-v-ch-nh-tr



Để xem thêm các báo cáo khác về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin truy cập:
http://www.hrw.org/asia/vietnam



Để có thêm thông tin, xin liên hệ:
Ở Bangkok, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): + 66-85-060-8406 (di động); hoặc robertp@hrw.org

Ở Luân đôn, Brad Adams (tiếng Anh): + 44-0-7908-728333 (di động), hoặc:
adamsb@hrw.org

Ở Washington DC, Sophie Richardson (tiếng Anh, tiếng Hoa Phổ thông):
+1-202-612-4341; hoặc 1-917-721-7473 (di động); hay
richards@hrw.org


* * * * * * *


English Translation Follows Below.


For immediate release

Vietnam: Ensure Fair Hearing for Legal Scholar

Appeals Court to Hear Cu Huy Ha Vu’s Case


(Bangkok, August 1, 2011) -- The outcome of the August 2, 2011 Appeals Court hearing on legal scholar Cu Huy Ha Vu’s conviction on national security charges will have important repercussions for the rule of law and freedom of expression in Vietnam, Human Rights Watch said today.


In a trial on April 4 in which Human Rights Watch found serious procedural violations, Dr. Vu was sentenced to seven years in prison for propagandizing against the Vietnamese government, under article 88 of the Penal Code. The conviction violated his right to free expression, Human Rights Watch said.


“Dr. Vu was jailed for political reasons in a trial that violated his rights,” said Phil Robertson, deputy Asia director at Human Rights Watch. “Vietnamese authorities should at least do the right thing now with a fair and independent appeals hearing.”


Dr. Vu’s trial before the Hanoi People’s Court lasted less than six hours. The court refused the defense team's request for access to the documents on which the prosecution's case was based. Judge Nguyen Huu Chinh expelled a defense lawyer from court for continuing to request the documents. When the judge rejected requests by the remaining defense lawyers for the documents, they walked out of the trial in protest.


Vietnam has at least 486 political and religious prisoners. Dr. Vu is among approximately 40 peaceful activists, writers, bloggers and members of independent religious groups who have been sentenced to prison since January 2009. Another 38 peaceful dissidents arrested in 2010 and 2011 are in detention centers awaiting trial.


The release of the writer Tran Khai Thanh Thuy on June 22 on condition she immediately leave Vietnam was followed a little over a month later by the re-imprisonment of one of Vietnam’s most famous dissidents, Father Nguyen Van Ly.


“Rather than playing a revolving door game with peaceful government critics, this is an opportunity for the Appeals Court to correct the serious due process violations during Dr. Vu’s trial in April and ensure that his appeal is in full accordance with fair trial standards,”  Robertson said.


For more Human Rights Watch reporting on the Vietnam, please visit:
http://www.hrw.org/asia/vietnam





For more information, please contact:

In Bangkok, Phil Robertson (English, Thai): +66-85-060-8406 (mobile); or robertp@hrw.org

In London, Brad Adams (English): +44-0-7908-728333 (mobile); or adamsb@hrw.org

In Washington, DC, Sophie Richardson (English, Mandarin): +1-202-612-4341; or +1-917-721-7473 (mobile); or richards@hrw.org

http://nhuhoacomay.multiply.com/journal/item/124/124