Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Ấn Độ : Xuống đường chống tham nhũng vẫn đang lan rộng cho dù đã có 1200 người bị tạm giữ . Trung Quốc : Khoảng từ 50.000 đến 70.000 người đã xuống đường biểu tình trước tòa thị chính của thành phố Đại Liên




Xuống đường chống tham nhũng ở Ấn Độ



Năm nay 74 tuổi, ông Anna Hazare được cho là có khả năng thu hút quần

chúng đi theo



Phong trào chống tham nhũng của ông Anna Hazare vẫn đang lan rộng dù đã có 1200 người bị tạm giữ, theo tin mới nhất lúc chập tối theo giờ Dehli.
Đầu ngày, mặc dù thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh phê phán nhà đấu tranh chống tham nhũng Anna Hazare, người đang tuyệt thực trong tù, phong trào ủng hộ ông vẫn không dừng.

Các bài liên quan



Lên tiếng tại Quốc hội, ông Singh cho rằng ông Anna Hazare tìm cách đi đường vòng, bỏ qua cách thức dân chủ khi đòi sửa đổi toàn bộ luật chống tham nhũng.


Thế nhưng nhân vật đấu tranh 74 tuổi nay đang quy tụ hàng vạn người ủng hộ trong phong trào phản đối thu hút dư luận Ấn Độ và quốc tế.
Hôm qua, ông Hazare vẫn ở qua đêm trong nhà tù Tihar ở Delhi và không chịu ra dù chính quyền đã thả ông.


Làn sóng ủng hộ ông hiện đang gây cuộc khủng hoảng chính trị cho nội các của Thủ tướng Manmohan Singh.


Ông Hazare tuyệt thực sau khi bị bắt hôm thứ Ba và tuyên bố sẽ chỉ tự ra tù nếu được quyền tiếp tục đấu tranh.


Phong trào ủng hộ ông đang lan rộng ra khắp cả nước, với 3000 người tụ tập ngoài nhà tù Tihar, mang theo cờ và khẩu hiệu yêu nước.

Những người đấu tranh ủng hộ ông Hazare va chạm với cảnh sát tại Dehli



Họ cũng hô khẩu hiệu "Đả đảo tham nhũng" và ca ngợi tổ quốc.


Nghe theo lời kêu gọi bãi công của ông Hazare, hàng nghìn công nhân viên chức nhà nước đã tự nghỉ một ngày làm.


Các luật sư toà thượng thẩm Ấn Độ tuyên bố họ sẽ tuần hành để ủng hộ ông Hazare và giới lái xe xích lô máy cũng đình công.


Theo phóng viên Sanjoy Majumder của BBC News từ Dehli, những người biểu tình bên ngoài nhà tù Tihar muốn chính phủ phải thả ông và chấp nhận yêu sách:


"Trong cảnh như của phong trào dân quyền tại Hoa Kỳ ngày trước, những người biểu tình hát to 'Chúng ta sẽ vượt qua' (We Shall Overcome) và bày tỏ tình đoàn kết với ông Hazare."


"Không khí lên cao nhất là khi có tin ông Hazare sẽ được thả nhanh chóng".


Hiện các nhà bình luận bên ngoài Ấn Độ đang ngạc nhiên vì sao một nhân vật đấu tranh tưởng rất bình thường như ông Hazare lại làm khơi lên một phong trào đông đảo người ủng hộ như vậy.


Từ nhiều năm qua, đã liên tục có các cuộc vận động chống tham nhũng và nâng cao dân quyền tại Ấn Độ nhưng chưa ai gây tiếng vang như ông.
Có ý kiến giải thích đó là vì ông Anna Hazare là người có sức hấp dẫn quần chúng không khác gì một Gandhi thời nay.


Ngoài ra, cuộc vận động chống tham nhũng của ông được báo chí và truyền hình cùng các mạng xã hội theo dõi, đăng tải liên tục.


Sau khi ông nêu ra yêu sách gồm 40 điểm chính, chính phủ Ấn Độ đã đồng ý với 34 điểm và đưa vào luật Công dân Giám sát (Jan Lokpal hay Citizens' Ombudsman bill).


Ông Hazare nói cơ quan giám sát phải có quyền điều tra cả thủ tướng và các thẩm phán cao cấp.


Chính phủ bác bỏ đề nghị này và cho là làm như thế thì uy tín của thủ tướng và các thẩm phán bị suy yếu.

Ông Anna Hazare được một số người tin là có sức thuyết phục cao như Thánh Gandhi ngày trước


(none)Trở về đầu trang

Thêm về tin này


Các bài liên quan


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/08/110817_indian_activist_politics.shtml


++++++++++++++++++


Trung Quốc : trang blog càng nhỏ, biểu tình càng lớn

Dân chúng Đại Liên biểu tình đòi di dời nhà máy hoá chất (Reuters)
Minh Anh


Về tình hình Trung Quốc, nhật báo Liberation hôm nay quan tâm đến vụ biểu tình của người dân tại thành phố Đại Liên trong vụ nhà máy hoá chất thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Theo nhận định bài viết, internet vẫn là công cụ hữu hiệu nhất để người dân bày tỏ chính kiến.


Theo thông tín viên của nhật báo Liberation tại Bắc Kinh, hôm chủ nhật vừa qua, có khoảng từ 50.000 đến 70.000 người đã xuống đường biểu tình trước tòa thị chính của thành phố Đại Liên. Họ yêu cầu chính quyền địa phương phải cho di dời nhà máy hóa chất thuộc tập đoàn Fujia Corp., chuyên sản xuất chất paraxylène, một loại hóa chất độc hại, được biết đến dưới tên viết tắt là PX.


Trước đó, nhiều lời mời đăng tải trên mạng khuyến khích người dân « đi dạo » trước cổng tòa thị chính của thành phố Đại Liên xuất hiện trên các trang blog. Liberation cho rằng, sở dĩ có lời mời kỳ lạ là vì những người nào đưa ra lời « kêu gọi biểu tình » sẽ bị kết án rất nặng.


Tin nhắn tối thiểu, biểu tình tối đa


Thế nhưng, theo Liberation, chính những hình ảnh, những đoạn vidéo được ghi lại bằng điện thoại di động và được đưa lên mạng là những yếu tố quyết định, thúc đẩy người dân thành phố Đại Liên xuống đường đông đảo, khiến cho lực lượng an ninh của thành phố trở nên bất lực.


Bài báo cho biết, nguyên nhân bắt đầu từ việc cơn bão tràn vào thành phố Đại Liên và đã phá hủy phần bên trong nhà máy. Họ e sợ rằng nếu chất PX thoát ra ngoài, sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của gia đình họ.


Theo tác giả, người dân thành phố Đại Liên không mấy tin tưởng vào những lời hứa của chính quyền địa phương là sẽ cho xây đập và mọi nguy hiểm sẽ được loại trừ, vì chính quyền đã từng gạt bỏ ngoài tai những lời cảnh báo vào thời điểm khởi công xây dựng nhà máy, chỉ vì lợi nhuận kinh tế mà bất chấp rủi ro.


Liberation nhận định, đối với một số người dân thành phố Đại Liên, vụ biểu tình hôm chủ nhật vừa qua là một chiến thắng. Họ hy vọng rằng chính quyền nên lắng nghe ý kiến của người dân. Họ khẳng định rằng các trang blog nhỏ cũng chính là những phương tiện để bày tỏ chính kiến.
Tuy nhiên, một số khác vẫn cảm thấy nghi ngờ về những lời hứa của ông Bí thư tỉnh ủy. Theo Liberation thì sự nghi ngờ này cũng chính đáng, khi mà toàn thể báo giới Trung Quốc theo lệnh của chính quyền không được đề cập đến sự cố tại nhà máy Đại Liên.


Không những thế, hôm qua, tất cả những hình ảnh nào liên quan đến Đại Liên cả trên báo chí địa phương lẫn trên các trang blog đều bị xóa sạch. Cuối cùng, Liberation cho biết tin đồn các vụ bắt bớ bắt đầu lan truyền trong thành phố đêm hôm qua.


RFI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét