HÀ NỘI (TH) - Sáng Thứ Tư, 3 tháng 8, Quốc Hội CSVN “nhất trí” phê chuẩn toàn bộ thành phần chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng với 4 phó thủ tướng và 22 bộ trưởng trong đó có 2 phụ nữ.
Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN (trái) bắt tay chúc mừng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) sau khi Quốc Hội đã “nhất trí” thông qua thành phần chính phủ ngày 3 tháng 8, 2011. (Hình: AP Photo/Xinhua, Nhan Sang)
Nội các chính phủ CSVN trình diện một ngày sau khi ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho bỏ tù “y án” Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Trong số 4 phó thủ tướng, hai người mới là ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên bộ trưởng Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, người mới được vào Bộ Chính Trị, và ông Vũ Văn Ninh, nguyên bộ trưởng Tài Chính.
Ông Trần Ðại Quang, trung tướng Công An có nhiều nghi vấn gian lận tuổi và bằng cấp, cũng mới vào Bộ Chính Trị, được đôn lên làm bộ trưởng Công An.
Giới phân tích chính trị cho rằng thành phần chính phủ mới hầu hết thuộc phe của ông Nguyễn Tấn Dũng nên quyền lực của ông này sẽ gia tăng hơn trước.
Trong suốt nhiệm kỳ thủ tướng đầu của ông Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam đang đối diện với nhiều nguy cơ kinh tế xã hội mất ổn định với lạm phát cao, thâm thủng ngân sách, thâm thủng mậu dịch trong khi đại đa số dân chúng lầm than, khốn khổ. Hơn 300 vụ đình công đã xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2011 chỉ vì tiền lương không đủ sống.
Ở nhiệm kỳ thừ hai đang bắt đầu, chính phủ của ông Dũng đối diện với những khó khăn vẫn còn nguyên. Lạm phát tháng 7, 2011 là 22.16%, cao thứ nhì thế giới, chưa có dấu hiệu tốt hơn.
Chính cá nhân ông Dũng rất nhiều tai tiếng mà một trong những vụ này là tập đoàn đóng tàu Vinashin sập tiệm.
“Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là lãnh tụ đã thành công trong việc biến vai trò thủ tướng thành một vị trí có thể nói nhiều quyền lực nhất của Việt Nam.”
Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc phòng Hoàng Gia Úc nhận xét: “Ông sẽ còn lấn lướt (quyền lực) hơn nữa ở nhiệm kỳ hai cũng như chi phối Nội các này khi mà các người được đưa làm phó thủ tướng đều là các người hậu thuẫn ông.”
Trong nhiệm kỳ trước, nhiều người đã chỉ trích ông quá chậm chạp khi đưa ra các biện pháp đối phó với khủng hoảng kinh tế tài chính.
Trong bài diễn văn đọc tại Quốc Hội, ông Nguyễn Tấn Dũng không quên cam kết với đảng của ông “chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.”
Theo bài viết của ký giả Roger Mitton đăng tải trên tờ Phnom Penh Post hôm 1 tháng 8, nói rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục nắm quyền lực nhiều nhất ở Việt Nam, nhiều phần, Việt Nam sẽ đạt đến một thỏa thuận về tranh chấp biển Ðông. Bởi vì, nhóm người bảo thủ mới vào Bộ Chính Trị, thuộc khuynh hướng thân Trung Quốc.
Nhưng điều này có hại cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam về lâu về dài không? Ðiều này khiến nhiều người bận tâm và đặt nghi vấn.
Nhìn toàn diện, Mitton cho rằng phe bảo thủ đang thắng thế ở Việt Nam.
Ðiều này có thể hiểu như người cầm đầu đảng Cộng Sản ở Việt Nam lo củng cố vị thế, quyền lực của mình, tức bảo vệ quyền lợi kinh tế của cá nhân mình, của phe đảng mình trước quyền lợi quốc gia dân tộc.
Theo sự nhận định của Roger Mitton, hành động kéo dài chức thủ tướng cho Nguyễn Tấn Dũng là “đáng tiếc nhất” trong số những người trong chính phủ CSVN.
Tháng 11 năm ngoái, nhiều đại biểu Quốc Hội CSVN đòi biểu quyết truất quyền thủ tướng của Ông Dũng thì nay không còn thấy ở Quốc Hội nữa. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=135085&z=1
Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN (trái) bắt tay chúc mừng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) sau khi Quốc Hội đã “nhất trí” thông qua thành phần chính phủ ngày 3 tháng 8, 2011. (Hình: AP Photo/Xinhua, Nhan Sang)
Nội các chính phủ CSVN trình diện một ngày sau khi ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho bỏ tù “y án” Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Trong số 4 phó thủ tướng, hai người mới là ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên bộ trưởng Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, người mới được vào Bộ Chính Trị, và ông Vũ Văn Ninh, nguyên bộ trưởng Tài Chính.
Ông Trần Ðại Quang, trung tướng Công An có nhiều nghi vấn gian lận tuổi và bằng cấp, cũng mới vào Bộ Chính Trị, được đôn lên làm bộ trưởng Công An.
Giới phân tích chính trị cho rằng thành phần chính phủ mới hầu hết thuộc phe của ông Nguyễn Tấn Dũng nên quyền lực của ông này sẽ gia tăng hơn trước.
Trong suốt nhiệm kỳ thủ tướng đầu của ông Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam đang đối diện với nhiều nguy cơ kinh tế xã hội mất ổn định với lạm phát cao, thâm thủng ngân sách, thâm thủng mậu dịch trong khi đại đa số dân chúng lầm than, khốn khổ. Hơn 300 vụ đình công đã xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2011 chỉ vì tiền lương không đủ sống.
Ở nhiệm kỳ thừ hai đang bắt đầu, chính phủ của ông Dũng đối diện với những khó khăn vẫn còn nguyên. Lạm phát tháng 7, 2011 là 22.16%, cao thứ nhì thế giới, chưa có dấu hiệu tốt hơn.
Chính cá nhân ông Dũng rất nhiều tai tiếng mà một trong những vụ này là tập đoàn đóng tàu Vinashin sập tiệm.
“Ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là lãnh tụ đã thành công trong việc biến vai trò thủ tướng thành một vị trí có thể nói nhiều quyền lực nhất của Việt Nam.”
Giáo Sư Carl Thayer của Học Viện Quốc phòng Hoàng Gia Úc nhận xét: “Ông sẽ còn lấn lướt (quyền lực) hơn nữa ở nhiệm kỳ hai cũng như chi phối Nội các này khi mà các người được đưa làm phó thủ tướng đều là các người hậu thuẫn ông.”
Trong nhiệm kỳ trước, nhiều người đã chỉ trích ông quá chậm chạp khi đưa ra các biện pháp đối phó với khủng hoảng kinh tế tài chính.
Trong bài diễn văn đọc tại Quốc Hội, ông Nguyễn Tấn Dũng không quên cam kết với đảng của ông “chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch.”
Theo bài viết của ký giả Roger Mitton đăng tải trên tờ Phnom Penh Post hôm 1 tháng 8, nói rằng, ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục nắm quyền lực nhiều nhất ở Việt Nam, nhiều phần, Việt Nam sẽ đạt đến một thỏa thuận về tranh chấp biển Ðông. Bởi vì, nhóm người bảo thủ mới vào Bộ Chính Trị, thuộc khuynh hướng thân Trung Quốc.
Nhưng điều này có hại cho chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam về lâu về dài không? Ðiều này khiến nhiều người bận tâm và đặt nghi vấn.
Nhìn toàn diện, Mitton cho rằng phe bảo thủ đang thắng thế ở Việt Nam.
Ðiều này có thể hiểu như người cầm đầu đảng Cộng Sản ở Việt Nam lo củng cố vị thế, quyền lực của mình, tức bảo vệ quyền lợi kinh tế của cá nhân mình, của phe đảng mình trước quyền lợi quốc gia dân tộc.
Theo sự nhận định của Roger Mitton, hành động kéo dài chức thủ tướng cho Nguyễn Tấn Dũng là “đáng tiếc nhất” trong số những người trong chính phủ CSVN.
Tháng 11 năm ngoái, nhiều đại biểu Quốc Hội CSVN đòi biểu quyết truất quyền thủ tướng của Ông Dũng thì nay không còn thấy ở Quốc Hội nữa. (TN)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=135085&z=1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét