Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

Người lao động ‘đỏ mắt’ tìm việc ở Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn


Một số chuyên viên giáo dục trong nước thì cho rằng đây là hậu quả của một nền giáo dục xơ cứng, nặng từ chương, nhồi sọ và không theo kịp yêu cầu của sự phát triển thị trường. Vì vậy mà lớp trẻ được đào tạo từ nhiều trường đại học trong nước không đáp ứng được yêu cầu của ngành sản xuất-thương mại-dịch vụ.

+++++++++++

Người lao động ‘đỏ mắt’ tìm việc ở Sài Gòn 



SÀI GÒN (TH) - Việc làm ngày càng hiếm hoi tại Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn vì hoạt động thương mại “teo” dần trong khi giới trẻ mỗi lúc một đông thêm.


Giới trẻ Sài Gòn đỏ mắt trên đường đi tìm việc. (Hình: báo Tiền Phong)


Tài liệu thống kê cho thấy nhu cầu tuyển mộ nhân viên của các công ty ở Sài Gòn riêng trong tháng 8 năm nay giảm 20% và chỉ có hơn 53% đơn tìm việc của giới trẻ cả nước được đáp ứng. Tính ra, khoảng 4.7% việc làm bị mất đi trong 6 tháng đầu năm nay so với 6 tháng đầu năm 2010 mà chưa rõ lý do.


Phúc trình của Trung tâm Dự báo Nhân lực và Thông tin Thị trường ở Sài Gòn cũng xác nhận rằng người lao động địa phương này sẽ phải “đỏ mắt” trên đường đi tìm việc.


Theo nhà cung cấp dịch vụ nhân lực trực tuyến tại Việt Nam, ông Chris Havey thì sức cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng gay gắt. Ông Chris Havey cho rằng nguyên nhân chính là sự mất thăng bằng cung-cầu trầm trọng: nhu cầu tuyển dụng giảm sút trong khi người tìm việc tăng mạnh.


Ông Chris Havey cũng cho rằng các ngành không đòi hỏi kỹ thuật và kiến thức cao như nhân viên hành chính, thư ký văn phòng, nhân viên phụ trách nhân sự, xuất nhập cảng... có tỉ lệ cạnh tranh gay gắt hơn hết.



Ông Chris Havey cũng nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng mà người lao động Việt Nam ít quan tâm là nghệ thuật giao tiếp và xử lý tình huống.



Một số chuyên viên giáo dục trong nước thì cho rằng đây là hậu quả của một nền giáo dục xơ cứng, nặng từ chương, nhồi sọ và không theo kịp yêu cầu của sự phát triển thị trường. Vì vậy mà lớp trẻ được đào tạo từ nhiều trường đại học trong nước không đáp ứng được yêu cầu của ngành sản xuất-thương mại-dịch vụ. (PL)


   

Đọc thêm   »



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét