'Vấn nạn' các doanh nghiệp giả mạo, lừa đảo người tiêu dùng đang ngày càng nan giải đối với các công ty vốn không ngừng cố gắng để xây dựng hình ảnh thương hiệu trên thị trường Trung Quốc. Không ít doanh nghiệp đã sao chép, làm giả các sản phẩm chính hãng để bán lẻ, thậm chí “nhái” cả màu sắc lẫn khẩu hiệu.
Từ các cửa hàng tới công viên cũng bị làm giả. |
Tờ CNBC vừa tổng hợp những thương hiệu "đình đám" đã bị giả mạo "trắng trợn" tạiTrung Quốc:
Cửa hàng Apple
Một cửa hàng "nhái" Apple. |
Gần đây, việc phát hiện các cửa hàng “nhái” Apple bất hợp pháp ở một số thành phố của Trung Quốc đã gây tranh cãi cả ở Trung Quốc và Mỹ. Các cửa hàng giả này đã được phát hiện bởi một phụ nữ người Mỹ, chúng có biển báo tương tự, cách bày trí và thậm chí cả nhân viên bán hàng cũng hệt như các cửa hàng Apple chính hãng. Người phụ nữ Mỹ viết trên blog BirdAbroad của mình, chỉ ra một số chi tiết quan trọng để vạch mặt các cửa hàng giả mạo "quả táo cắn dở". Các cửa hàng giả có bày bán các sản phẩm của Apple thật, tuy nhiên lại không được cấp phép hoạt động của công ty.
Ngay sau khi vụ việc bị lật tẩy, các khách hàng đã tức giận xông tới các cửa hàng “nhái” Apple để yêu cầu hoàn lại tiền, nhiều cửa hàng giả hiện đã bị đóng cửa và không được phép mua bán các sản phẩm gian lận thương hiệu Apple.
Công viên Disney
Công viên Disney "nhái" ở Trung Quốc. |
Không chỉ có các cửa hàng mà đến cả công viên "nhái" cũng đã được xây dựng. Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là Công viên giải trí Bắc Kinh Thạch Cảnh Sơn. Công viên bao gồm các cấu trúc gần giống biểu tượng của Walt Disney. Tượng đài rất giống với nhân vật đăng ký bản quyền của Disney như Bạch Tuyết, 7 chú lùn, chuột Mickey và Goofy có thể được nhìn thấy xung quanh công viên.
Dù bị phát hiện giả mạo từ năm 2007 nhưng công viên này vẫn hoạt động tới ngày nay và thậm chí còn duy trì một phiên bản tiếng Anh trên trang mạng của mình.
IKEA
Một cửa hàng IKEA hợp pháp ở Trung Quốc. |
Giống như Apple, cửa hàng giả mạo công ty nội thất nổi tiếng IKEA của Thụy Điển cũng vừa bị "vạch mặt" ở thành phố Côn Minh, phía tây nam Trung Quốc. Nó hoạt động trái phép dưới cái tên "11 Furniture”. Công ty 11 Furniture đã bắt chước màu xanh và màu vàng của IKEA, "nhái" theo mô hình cửa hàng, biển báo và thậm chí cả thiết kế ghế ngồi. Mặc dù, tên của cửa hàng bằng tiếng Anh không giống nhau, nhưng phiên âm theo tiếng Trung, 11 Furniture là "Shi Jia Yi Ju”, tương tự với IKEA, thực chất tên đúng của nó lại là "Yi Jia Jia Ju".
Starbucks
Một cửa hàng giả Starbucks ở Trung Quốc. |
Starbucks đã đăng ký sở hữu trí tuệ đối với một công ty hoạt động ở Trung Quốc dưới cái tên Xingbake.
Đã có nhiều báo cáo về cửa hàng giả của Starbucks ở Trung Quốc, bao gồm cả cà phê Dollar, cà phê Seayahi, cà phê Lucky, cà phê Bucksstar và nhiều hơn nữa. Cà phê Bucksstar cũng được là một phần đặc biệt tại tụ điểm các cửa hàng giả của công ty này, bao gồm một cửa hàng được gọi là "Pizza Huh" và "McDnoalds", với màu sắc và biển báo tương tự cửa hàng chính hãng.
Công viên World of Warcraft
Cổng công viên World of Warcraft giả. |
"Nhái” theo công viên Disney vẫn chưa đủ, doanh nghiệpTrung Quốc còn trắng trợn xây dựng một công viên mô phỏng theo thương hiệu nổi tiếng Warcraft và Starcraft, thuộc sở hữu của hãng giải trí Blizzard Entertainment.
Công viên “nhái” được gọi là World Joyland và nằm ở Thường Châu, phía tây của Thượng Hải. World Joyland là một nỗ lực để hợp nhất nhiều công viên và các trò chơi trải nghiệm với chi phí xây dựng lên tới 30 triệu USD.
KFC
Các dấu hiệu nhận dạng gần giống như thương hiệu KFC. |
Thương hiệu Kentucky Fried Chicken nổi tiếng cũng là một nạn nhân của cửa hàng giả mạo. Cửa hàng KFC giả không chỉ sử dụng thương hiệu thức ăn nhanh danh tiếng, mà còn tự ý thay cả tên của cửa hàng.
Mặc dù KFC được xem là một trong những nhà hàng lớn và phát triển nhanh nhất ở Trung Quốc đại lục nhưng các cửa hàng giả của nó vẫn ngang nhiên tồn tại.
Harry Potter
Harry Potter cũng là một mặt hàng bị làm giả. |
Tại Trung Quốc, đến cuốn sách nổi tiếng Harry Potter cũng bị làm giả dưới nhiều hình thức.
Một loại các cuốn sách giả mạo cùng sử dụng một tiêu đề đã được bày bán nhiều ngày trước khi phát hành cuốn sách chính thức.
Nike
Nike đã bị "nhái" thành Nibe. |
Một thương hiệu danh tiếng ở Trung Quốc là Nike, và cùng với nổi danh đó, đã xuất hiện khá nhiều chuỗi cửa hàng giả của Nike. Thương hiệu Nike đã được sản xuất ở khu vực châu Á trong nhiều thập kỷ qua và Trung Quốc vẫn được xem là một nguồn tiêu thụ lớn các sản phẩm Nike giả.
McDonald
Dấu hiệu chữ M viết theo hình mái vòm được "nhái" rất giống Mcdonald thật. |
McDonald là một thương hiệu toàn cầu với một sự hiện diện mạnh mẽ và ngày càng được ưa chuộng ở Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng không thể thoát khỏi bị làm giả các cửa hàng. Hình ảnh trên cho thấy, một nhà hàng McDonald đã có một số mô phỏng giả mạo các nhận dạng bên ngoài và biểu tượng của McDonald. Họ không chỉ sao chép vẻ bề ngoài của nhà hàng, mà còn sao chép thực đơn và thậm chí cả khẩu hiệu của nó. Đặc biệt là sự sao chép ký hiệu chữ M theo hình mái vòm màu vàng của Mcdonald.
Cửa hàng Disney
Cửa hàng giả thương hiệu Disney. |
Mặc dù cửa hàng tại Trung Quốc đã được xác nhận hợp pháp bởi hãng Disney, nhưng các sản phẩm kinh doanh của cửa hàng này lại là giả mạo. Cửa hàng “nhái” Disney, cũng nằm tại Côn Minh, đã bày bán một loạt các sản phẩm giả Disney.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét