Nhược Điểm Của Nền Độc Tài
Nguyễn Lân Thắng
Một số những nhược điểm của các chế độ độc tài được liệt kê như sau:
1. Sự hợp tác từ các cá nhân, đoàn thể, và định chế, vốn cần thiết để vận hành hệ thống cai trị, có thể bị giảm bớt hay rút hẳn lại được.
2. Những điều kiện và hậu quả của các chính sách trong quá khứ giới hạn khả năng thích ứng và thực hiện những chính sách hiện tại của chế độ.
3. Lề thói vận hành hệ thống quản trị đã trở thành quán tính, khó điều chỉnh nhanh chóng để đáp ứng tình hình mới.
4. Nhân tài và vật lực đã được phân bố cho các công việc hiện hữu không dễ dàng chuyển sang đáp ứng các nhu cầu mới.
5. Cấp dưới sợ làm mất lòng cấp trên nên báo cáo sai hay thiếu dữ kiện, vốn rất cần để các kẻ cai trị quyết định chính sách.
6. Ý thức hệ bị xoi mòn. Những huyền thoại và biểu tượng của chế độ lung lay.
7. Nếu hiện có một ý thức hệ đủ mạnh để ảnh hưởng lên nhận thức của một số người về thực tế, thì nó cũng làm những ai theo đuổi nó bỏ quên luôn những điều kiện và nhu cầu thực của tình hình.
8. Sự thoái hóa hiệu năng và khả năng của tầng lớp thư lại, hay sự kiểm soát và quy định quá nặng nề khiến cho những chính sách và vận hành của cả hệ thống trở nên vô hiệu quả.
9. Mâu thuẫn nội bộ, tranh giành cá nhân, và hiềm khích hành động thù địch tạo tác hại, và ngay cả đình trệ hệ thống vận hành của chế độ.
10. Giới trí thức và học sinh trở nên thao thức trước hiện tình đất nước, những luật lệ gò bò, chính sách nhồi sọ, và những đàn áp.
11. Với thời gian quảng đại quần chúng dần dần có thái độ mặc kệ, hồ nghi, và ngay cả gay gắt với chế độ.
12. Những khác biệt địa phương, giai cấp, văn hóa và chủng tộc trở nên nhức nhối.
13. Hệ thống quyền lực hàng dọc của chế độ luôn bấp bênh, khi ít khi nhiều. Mọi cá nhân chạy đua tranh giành đẳng cấp liên tục, kẻ lên người xuống, hoặc bị người mới hất văng hẳn ra khỏi hệ thống.
14. Những đơn vị cảnh sát hay quân đội địa phương theo đuổi mục tiêu riêng của họ, trái với nhà nước độc tài tại trung ương; có khi bao gồm cả mưu đồ đảo chánh.
15. Nếu đây là một nền độc tài mới, nó còn phải mất nhiều thời gian mới củng cố được.
16. Hiện tượng quá ít người quyết định quá nhiều việc dưới chế độ độc tài dễ dẫn tới những sai lầm trong phán quyết, trong chính sách và trong hành động.
17. Nếu chế độ tìm cách tránh những hiểm họa này bằng cách tản quyền kiểm soát và quyết định cho cấp dưới, thì họ lại tự làm soi mòn quyền lực ở thượng tầng.
______________________________________
Từ độc tài đến dân chủ - Gene Sharp
========================================================
Mọi người đặc biệt chú ý mục gạch chân nhé ;))) nó rất đúng với tình trạng ra văn bản hiện nay của UBND TP Hà Nội
http://www.hanoi.gov.vn/web/guest/ubndthanhpho/-/vcmsviewcontent/vXTn/2807/2807/55743
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/08/ha-noi-yeu-cau-cham-dut-bieu-tinh-tu-phat/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét