+++++++++++++++
VẤN NẠN TU CHÍNH HIẾN PHÁP 1992 CỦA QUỐC HỘI VN
Toàn dân Việt không còn sự chọn nào khác, ngoài trách nhiệm đứng lên dẹp bỏ nội thù CSVN, chận đứng ngoại xâm Trung Quốc và xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị, đa nguyên. Đây là nội dung phần bình luận của Đà Giang với nhan đề: “Vấn Nạn Tu Chính HP 1992 Của Quốc Hội CSVN”, để kết thúc chương trình phát thanh tối hôm nay. Xin mời quý thính giả cùng theo dõi.
Trong thế kỷ 21, đất nước Việt Nam có nhiều niềm quốc nhục điển hình như quốc gia suy vi, vị trí thấp kém trên trường quốc tế, đất đai và lãnh hải bị Trung Quốc xâm chiếm với sự a tòng của giới lãnh đạo yếu hèn. Tuy nhiên không có niềm quốc nhục nào lớn lao bằng sự hiện hữu của một tập đoàn CSVN toàn trị, tham nhũng và khinh thường sự thông minh của người dân Việt Nam. Hai nhân vật chịu trách nhiệm lớn nhất với lịch sử là Đỗ Mười và Nông Đức Mạnh.
Vào giai đoạn dẫy chết của Liên bang xô Viết năm 1992, đảng CSVN nằm dưới sự lãnh đạo của Đỗ Mười, một tổng bí thư được đánh giá là kém học và bảo thủ nhất. Đỗ Mười vô cùng hoảng sợ trước việc đảng CSVN sẽ đi vào con đường diệt vong như đàn anh Liên Xô.
Chính vì thế, Đỗ Mười đã chủ trương sao chép điều 6 hiến pháp Liên Xô thành điều 4 hiến pháp 1992 của Việt Nam. Lúc đó Nông Đức Mạnh là chủ tịch quốc hội đã thông qua tu chính hiến pháp. Có thể nói rằng hiến pháp 1992, hiến định hóa sự tòan trị của đảng, là kết tinh của nhân phẩm và trí tuệ thấp kém của hai nhân vật này.
Lord Acton, một tư tưởng gia chính trị sâu sắc người Anh, đã có câu danh ngôn bất hủ: “Quyền lực đem lại sự thối nát và quyền lực tuyệt đối đem lại sự thối nát tuyệt đối” (Power corrupts and absolute power corrupts absolutely).
Điều 4 hiến pháp hiến định hóa quyền lực tuyệt đối của đảng CSVN, trên chính quyền và xã hội dân sự, đã làm đảng này thối nát tuyệt đối. Khi các dân biểu bù nhìn CSVN thảo luận tại hội trường quốc hội ngày 4 tháng 8 vừa qua để tu chính hiến pháp hầu làm rõ tư tưởng “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” thì chúng ta phải biết rằng toàn dân không thể kỳ vọng gì nơi đảng CSVN.
Lý do là trừ khi CSVN đồng ý hủy bỏ điều 4 hiến pháp, chấp nhận một thể chế đa đảng, bầu cử công khai và công bằng một quốc hội lập hiến, viết lại tòan bộ hiến pháp, trong đó các nguyên tắc dân chủ căn bản như đa nguyên, tam quyền phân lập và phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang thì những câu tuyên bố đầu môi chót lưỡi khác của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường chỉ là những mánh khóe lường gạt, tạm thời kéo dài hơi thở cho CSVN mà thôi.
Vào ngày 10 tháng 2 vừa qua, Hà Hùng Cường đã hụych tọet tuyên bố: "Vấn đề đặt ra là làm sao tiếp tục khẳng định, làm rõ hơn vị trí gắn kết quyền lực ấy; để Chủ tịch nước thực sự là người đứng đầu Nhà nước cả về đối nội, đối ngoại, là thống lĩnh các lực lượng vũ trang, trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. Những nội dung này, trong Đảng đã có lúc bàn về nhất thể hóa Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước. Tôi nghĩ trong tiến trình cải cách tổ chức bộ máy, Đảng sẽ tiếp tục làm rõ".
Lời tuyên bố này tái xác định chỉ thị của đảng cho các dân biểu quốc hội, vốn là đảng viên cao cấp, phải cương quyết giữ vững tinh thần điều 4 hiến pháp và củng cố vị trí độc đảng thêm nữa qua 2 biện pháp: một là thu gồm quyền lực vào tay chủ tịch nước, hai là sát nhập hai chức vụ tổng bí thư đảng và chủ tịch nước vào tay một người lãnh đạo duy nhất.
Trong tình huống tất cả quyền lực tập trung vào một mối và dẫn đến thối nát tuyệt đối thì làm sao Ủy ban Pháp luật của Quốc hội vừa được thành hình có thể thực thi một trong những định hướng sửa đổi lần này là "phải phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”?
Các lý thuyết gia của đảng CSVN đã quên rằng, trong quan điểm tam quyền phân lập của nhà tư tưởng chính trị Pháp Montesqieu thì tư pháp, qua sự hiện diện của một tối cao pháp viện, phài là định chế hoàn toàn độc lập đối với hành pháp và lập pháp, hầu phân xử những xung đột quyền lực giữa hai định chế này. Tiếp theo đó, lập pháp phải hoàn tòan độc lập đối với hai định chế kia, nhất là đối với hành pháp.
Điều này tuyệt đối không thể xảy ra trong một chế độ độc đảng với điều 4 hiến pháp. Đảng nắm hành pháp, các dân biểu trong quốc hội thì hơn 90% là đảng viên và các quan tòa của tư pháp đều do đảng bổ nhiệm. Trong tình huống như thế mà muốn tu chính hiến pháp hầu hiến định hóa tam quyền phân lập thì chẳng khác nào toàn thể quốc hội đang tích cực truy lùng sừng thỏ và lông rùa.
Toàn dân Việt không còn sự chọn nào khác, ngoài trách nhiệm đứng lên dẹp bỏ nội thù CSVN, chận đứng ngoại xâm Trung Quốc và xây dựng một nền dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên chân chính.
Cũng vì tính vị kỷ thấp hèn của Đỗ Mười và Nông Đức Mạnh mà điều 4 hiến pháp đã di họa lâu dài cho nhiều thế hệ Việt Nam, nhất là di hại cho não bộ của các đồng chí của họ trong quốc hội.
Chính vì thế, sau khi chế độ CS đã cáo chung trên quê hương yêu dấu của chúng ta thì cũng nên an trí các dân biểu khóa 13 quốc hội nước CHXNCNVN trong một dưỡng trí viện, để họ có thể tiếp tục thảo luận, tranh cãi về tu chính hiến pháp để thực hiện tam quyền phân lập trong khuôn khổ một bản hiến pháp độc đảng độc tài.
Đà Giang
11/8/2011
http://radiodlsn.com/index.php?option=com_content&view=article&id=244:vn-nn-tu-chinh-hin-phap-1992-ca-quc-hi-vn&catid=35:binh-luan&Itemid=54
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét