Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

TQ 'sẵn sàng tác chiến', đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và tuần tiễu Biển Ðông.


Trung Quốc tuần tiễu Biển Ðông, 'sẵn sàng tác chiến'
Thursday, June 28, 2012 3:01:32 PM

BEIJING (Reuters) - Trung Quốc khởi sự các cuộc tuần tiễu Biển Ðông trong tư thế “sẵn sàng tác chiến” quanh các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền, theo tin từ Bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm Thứ Năm, sự leo thang mới nhất trong tình trạng căng thẳng ở vùng biển giàu có tài nguyên này.
*
Ðội binh danh dự Hải Quân Trung Quốc. Trung Quốc khởi sự tuần tiễu Biển Ðông trong tư thế “sẵn sàng tác chiến,” theo tin từ Bộ Quốc Phòng Trung Quốc. (Hình: Larry Downing/AFP/Getty Images)



Khi được hỏi Trung Quốc sẽ làm gì để đáp lại việc Việt Nam có các phi vụ tuần tiễu trên không phận quần đảo Trường Sa, phát ngôn viên Geng Yansheng cho hay Bắc Kinh “sẽ nhất quyết chống lại mọi thái độ khiêu khích quân sự.”

“Ðể bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh cũng như các quyền lợi phát triển của chúng ta, quân đội Trung Quốc đã thành lập một kế hoạch tuần tiễu trên vùng biển của mình trong tư thế sẵn sàng tác chiến,” Geng Yansheng nói.

“Quyết tâm và ý chí của quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cùng bảo vệ quyền lợi trên biển của chúng ta là điều không thể lay chuyển,” theo bản tin của Bộ Quốc Phòng Trung Quốc về cuộc họp báo vốn chỉ dành cho các ký giả trong nước.

Tuần qua Trung Quốc cho hay “mạnh mẽ phản đối” một đạo luật của Việt Nam xác định chủ quyền ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nằm cạnh các hải lộ trọng yếu của thế giới.

Các phát biểu đầy đe dọa của chính quyền Bắc Kinh được đưa ra sau khi cuộc đối đầu kéo dài cả tháng giữa Trung Quốc và Philippines có phần giảm bớt, cho thấy tình trạng bất ổn liên tục gây ra bởi điều mà nhiều quan sát viên cho là sự phô trương sức mạnh ngày càng hung hăng của Trung Quốc.

Vùng Biển Ðông có khả năng trở thành nơi bùng nổ chiến tranh ở Á Châu và tình trạng căng thẳng cũng tăng lên kể từ khi Mỹ đưa ra chính sách mới hồi năm ngoái, theo đó tái khẳng định vai trò của mình trong khu vực. (V.Giang)


Nguoi-viet


+++++++++++++++++++++++++++++


Thứ năm 28 Tháng Sáu 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 28 Tháng Sáu 2012

Trung Quốc sẽ đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa

Bản đồ trực tuyến của National Geographic Society (chụp từ web site của NGS)

Thanh Phương

Theo tin từ Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 28/08/2012, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh vừa cho biết là quân đội nước này sẽ nghiên cứu vấn đề đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa. Đây là thành phố mà Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập, với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.


Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần sự đóng góp của nhiều người để phổ biến ra thế giới những tư liệu về Hoàng Sa-Trường Sa



Phía Việt Nam đã cực lực phản đối Trung Quốc về việc thành lập thành phố này. Thông tin về việc quân đội Trung Quốc sẽ nghiên cứu việc đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa được đưa ra vào lúc quan hệ Việt-Trung đang căng thẳng trên vấn đề thăm dò dầu khí Biển Đông.

Hôm qua, 27/06/2012, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ( CNOOC ) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Khu vực mà Trung Quốc gọi thầu cũng là khu vực mà Việt Nam đã cấp phép thăm dò cho tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil và Nga Gazprom.

Trước đó, phát viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cũng đã lên tiếng phản đối hành động nói trên của Bắc Kinh, xem đây là một việc làm « sai trái », trái với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển.

Theo tờ Financial Times ngày 27/06/2012, các nhà phân tích và các nhà ngoại giao nhận định rằng hành động của CNOOC, mà chắc là đã có sự chấp thuận từ giới lãnh đạo cao cấp Bắc Kinh, thể hiện một sự leo thang trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Điều này đặt các tập đoàn dầu khí quốc tế vào một tình thế khó khăn, vì họ thăm dò dầu khí tại một khu vực đụng tới quyền lợi của hai nước. Cả hai tập đoàn ExxonMobil và Gazprom đều làm ăn với hai nước Việt Nam, Trung Quốc.

Theo tiết lộ từ các bức điện ngoại giao của Mỹ, cũng như theo nguồn tin từ giới công nghiệp dầu khí, Bắc Kinh đã thúc giục các tập đoàn dầu khí quốc tế, kể cả BP và ExxonMobil rút ra khỏi các hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam.

Tập đoàn ExxonMobil thì đã tuyên bố « chủ quyền là một vấn đề mà chỉ có các chính phủ mới có thể giải quyết ». Còn Gazprom thì khẳng định là các dự án của họ trong vùng hải phận Việt Nam là không thuộc khu vực tranh chấp, đúng như quan điểm chính thức của Hà Nội.

Tờ Financial Times nhắc lại rằng hôm thứ ba vừa qua (26/06/2012), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố rằng việc làm của CNOOC là « hoạt động bình thường» và yêu cầu Hà Nội « ngưng ngay lập tức những hoạt động dầu khí xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc tại vùng biển liên quan ».

Cũng trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết là quân đội Trung Quốc đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường để "phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển Nam Sa ( Trường Sa )". Ông Cảnh Nhạn Sinh còn khẳng định, mới đây, không quân Việt Nam đã cử máy bay tuần tra đến tiến hành tuần tra và trinh sát trên quần đảo Nam Sa ( Trường Sa ). Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng "hành vi đơn phương này của Việt Nam đã làm cho tình hình Nam Hải trở nên căng thẳng."

Rfi


+++++++++++++++++++++++++++++


TQ 'phòng ngừa chiến tranh' ở Biển Đông

Cập nhật: 11:06 GMT - thứ năm, 28 tháng 6, 2012
Trung Quốc đã phản ứng mạnh về việc Việt Nam tuần tra Trường Sa


Trong một động thái mới ngay sau khi Việt Nam thông qua luật biển, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường hoạt động quân sự ở vùng Biển Đông, mà nước này gọi là Nam Hải.

Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) hôm thứ Năm 28/6 đưa tin cho hay quân đội Trung Quốc đã "thiết lập chế độ tuần tra" với mục đích phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển quanh quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa); và đang xem xét để đặt cơ quan quân sự tại thành phố Tam Sa mới được thành lập cũng tại Biển Đông.

Hai hoạt động mới này cho thấy đang có sự tăng cường rõ rệt trong chính sách quân sự của Trung Quốc đối với Biển Đông, dường như để phản ứng trước việc Việt Nam điều máy bay tiêm kích ra tuần tiễu ở Trường Sa hồi giữa tháng Sáu.

CRI đưa tin trong cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tại Bắc Kinh, Phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh lặp lại tuyên bố "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các vùng biển xung quanh".

"Trung Quốc kiên quyết phản đối bất cứ hành vi khiêu khích quân sự nào."

Ông Cảnh nói "quân đội Trung Quốc đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường trên vùng biển thuộc diện cai quản của mình với mục đích phòng ngừa chiến tranh" .

"Quân đội Trung Quốc quyết tâm và kiên định bất di bất dịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ"
Đại tá Cảnh Nhạn Sinh


Ông cũng khẳng định: "Quân đội Trung Quốc quyết tâm và kiên định bất di bất dịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giữ gìn quyền lợi hải dương của đất nước".

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng gọi việc Việt Nam điều chiến đấu cơ tuần tra là "hành vi đơn phương làm cho tình hình Nam Hải (Biển Đông) trở nên căng thẳng".

Bộ chỉ huy quân sự Tam Sa



Bất đồng và căng thằng giữa Việt Nam và Trung Quốc đang gia tăng trong thời gian gần đây, sau khi Việt Nam có một số hành động và chính sách khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông, nhất là quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngược lại, Trung Quốc cũng đưa ra nhiều quyết sách để trả đũa, mới nhất là việc tập đoàn dầu khí quốc gia nước này mời thầu quốc tế trong chín lô dầu khí ngoài khơi miền Trung và miền Nam Việt Nam, mà Việt Nam đang khai thác.

Trung Quốc nói sẽ đặt cơ quan quân sự tại Biển Đông


Ngày 21/6 vừa qua, sau khi Quốc vụ viện phê chuẩn, Chính phủ Trung Quốc đã nâng thành phố Tam Sa vốn được thành lập từ cuối năm 2007 để quản lý khu vực Biển Đông từ cấp
huyện lên thành cấp địa khu.

Đại tá Cảnh Nhạn Sinh nói trong cuộc họp báo hôm thứ Năm 28/6 rằng quân đội Trung Quốc theo quy định đang nghiên cứu để đặt cơ quan quân sự tại địa phương này.

Theo quyết định của Bắc Kinh, thành phố Tam Sa bao gồm các hòn đảo và đá ngầm cũng như vùng biển quanh các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa), có diện tích đất liền trên đảo chỉ 13 km2 nhưng diện tích vùng biển lên tới trên hai triệu km2, là thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Đài CRI dẫn lời ông Cảnh giải thích việc đặt cơ quan quân sự là bình thường vì theo quy hoạch của Trung Quốc, địa phương các cấp tỉnh, địa khu và huyện đều có cơ quan quân sự để chỉ huy quân sự tại chỗ.

Tuy nhiên, với quy mô của thành phố Tam Sa như đã nói ở trên, không khó khăn để suy đoán phạm vi và chức năng hoạt động của cơ quan quân sự mới.

Việt Nam luôn khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình, tuy Hoàng Sa đã hoàn toàn vào tay Trung Quốc từ sau năm 1974.

Bbc


++++++++++++++++++++++++++++


TUẦN HÀNH ÔN HÒA ỦNG HỘ LUẬT BIỂN CỦA VIỆT NAM, CHỐNG TRUNG QUỐC.

8h sáng ngày 01/07/2012 tại cả hai địa điểm:

Tại Hà Nội: Vườn hoa Lý Thái Tổ (khu vực tượng đài) bắt đầu tuần hành đến 46 Phố Hoàng Diệu - Đại sứ quán Trung Quốc

Saigon: Tập trung tại công viên 30 tháng 4 bắt đầu tuần hành đến 175 Hai Bà Trưng – Lãnh sự quán Trung Quốc.

ĐỌC TIẾP http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/nkyn-keu-goi-tuan-hanh-on-hoa-ung-ho.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét