Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Bất ngờ gây sốc : Mỗi lần tăng giá xăng dầu là một lần than lỗ, nhưng trong vòng một năm với 9 lần tăng giá, Petrolimex lãi 2.660 tỷ đồng?!


Mỗi lần tăng giá xăng dầu là một lần than lỗ, nhưng trong vòng một năm 2009 với 9 lần giá bán lẻ xăng dầu trong nước tăng giá, tức là khoảng hơn 1 tháng tăng một lần thì sẽ khó tìm được đâu thực sự là khoảng thời gian lãi của doanh nghiệp? Vậy thì, Petrolimex chẳng hạn, lỗ lúc nào để cuối cùng năm 2009 lãi đến 2.660 tỷ đồng? Không lẽ, tổ giám sát, điều hành không biết?

Bất ngờ gây sốc từ Petrolimex: Lãi 2.660 tỷ đồng sau 9 lần tăng giá năm 2009?!


Con số lãi 2.660 tỷ đồng kinh doanh xăng dầu năm 2009 của Petrolimex vừa được công bố khiến dư luận bất ngờ.

Đó là năm có số lần tăng giá xăng nhiều nhất (9 lần), với mức tăng kỷ lục (48,2%). Thêm nữa, trước mỗi lần tăng giá, doanh nghiệp đều kêu lỗ và Liên bộ Tài chính - Công Thương đã chấp nhận điều đó như một sự thật để bị "qua mặt" quá dễ?!

Liên bộ đã bị "lừa"?


Ngày 25/11, Bộ Tài chính đã cho công bố kết quả kinh doanh xăng dầu của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), theo báo cáo kiểm toán của Deloitte. Theo đó, lãi từ hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2009 của Petrolimex lên đến 2.660 tỷ đồng.

Đây lẽ ra phải là một kết quả đáng mừng, nếu nó không được đặt cạnh những con số thống kê khác. Cho đến hiện tại, 2009 là năm giữ kỷ lục về số lần điều chỉnh giá xăng dầu từ trước đến nay, với 11 lần điều chỉnh, trong đó có tới 9 lần tăng giá và chỉ 2 lần giảm giá.

Hai lần giảm giá được ghi nhận với tổng cộng 850 đồng/lít diễn ra vào ngày 1/10 và 15/12/2009. Thế nhưng, với 9 lần tăng giá, giá xăng RON 92 đã tăng từ 11.000 đồng/lít, thời điểm trước khi tăng giá lần đầu năm 2009 lên đến 16.300 đồng/lít (thời điểm 20/11/2009), mức tăng tổng cộng là 5.300 đồng/lít, tương đương 48,2%.


11 lần điều chỉnh giá xăng dầu năm 2009
*


Đáng chú ý hơn, trong 11 lần điều chỉnh giá xăng dầu năm 2009, cụm từ được cơ quan quản lý giá, cụ thể là Tổ giám sát Liên bộ Tài chính - Công Thương nhắc đến nhiều lần là "giải quyết hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp".

Thế nhưng trên thực tế thì sao? Năm 2009 là thời điểm người dân vừa trải qua năm 2008 vô cùng khó khăn, kinh tế thế giới suy thoái, còn trong nước giá cả tăng phi mã. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2008 tăng so với năm 2007 là 22,97%.

Vậy mà, Liên bộ đã "hài hòa lợi ích" để Petrolimex lãi tới 2.660 tỷ đồng từ kinh doanh xăng dầu năm 2009 trong lúc đời sống người dân quá khó khăn thì kể cũng lạ!

Chưa hết, ngay sau đợt giá xăng giảm 350 đồng/lít ngày 15/12/2009, đến đầu tháng 1/2010, các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu lại tiếp tục... kêu lỗ. Hệ quả là ngày 14/1/2010, Liên Bộ Tài chính - Công Thương lại phê duyệt quyết định tăng giá xăng dầu từ 18 giờ ngày 14/1/2010, giá xăng RON 92 tăng thêm 450 đồng/lít, lên mức 16.400 đồng/lít.

Việc "hài hòa lợi ích" đã rõ, việc sau năm tài chính 2009 (lãi to), các doanh nghiệp kêu lỗ để xin tăng giá xăng dầu mà Liên bộ vẫn tin theo thì còn lạ hơn nữa?!


Lãi hàng nghìn tỷ khi nào?


Trong tất cả các thông báo tăng giá xăng, dầu phát đi từ Liên Bộ Tài chính - Công Thương, lần nào cũng đều dựa trên cơ sở "phương án đăng ký tăng giá bán lẻ xăng, dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối". Đi kèm với phương án giá là những lời than thở thua lỗ của các doanh nghiệp.

Mỗi lần tăng giá xăng dầu là một lần than lỗ, nhưng trong vòng một năm 2009 với 9 lần giá bán lẻ xăng dầu trong nước tăng giá, tức là khoảng hơn 1 tháng tăng một lần thì sẽ khó tìm được đâu thực sự là khoảng thời gian lãi của doanh nghiệp? Vậy thì, Petrolimex chẳng hạn, lỗ lúc nào để cuối cùng năm 2009 lãi đến 2.660 tỷ đồng? Không lẽ, tổ giám sát, điều hành không biết?

Trong các đợt tăng giá năm 2009, đáng chú ý nhất là đợt tăng giá ngày 1/7. Sau khi Liên bộ Tài chính - Công Thương sử dụng các công cụ tài chính như: tạm dừng trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; giảm thuế nhập khẩu... ngày 1/7/2009, Liên bộ cho phép doanh nghiệp tăng giá xăng, dầu từ 500 đồng/kg đến 700 đồng/lít đối với tất cả các chủng loại xăng, dầu.

Nhưng ngay sau đó, từ ngày 2/7/2009 đến giữa tháng 7/2009 giá xăng, dầu thị trường thế giới lại đột ngột giảm về mức giá thấp hơn so với bình quân tháng trước đó. Khi đó, dư luận đã lên tiếng đòi hỏi giảm giá xăng dầu nhưng thay vì quyết định giảm giá, ngày 14/7/2009, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) lại ban hành Công văn số 156 do Cục trưởng Nguyễn Tiến Thoả ký ghi rõ:

"Theo báo cáo của doanh nghiệp, sau khi điều chỉnh tăng giá và sử dụng các công cụ tài chính như vậy (quyết định tăng giá ngày 1/7//2009 - PV), thì giá diezel, madut vẫn lỗ khá lớn, giá xăng, dầu hoả lỗ ít hơn".

Dư luận đặt câu hỏi, không hiểu việc "lỗ" của doanh nghiệp đã được căn cứ từ đâu để sau đó đã không có đợt giảm giá xăng dầu nào, chưa kể đến ngày 8/8/2009 giá xăng RON 92 lại tiếp tục được cho tăng thêm 500 đồng/lít?

Không hiểu, cơ quan quản lý giá, cơ quan giám sát của Liên bộ đã căn cứ vào đâu để cho rằng doanh nghiệp đang lỗ khi mà kết quả kiểm toán mới đây với Petrolimex, đầu mối có thị phần áp đảo lại cho thấy họ lãi tới tận hàng nghìn tỷ đồng?

Không hiểu Liên bộ đã đứng ở đâu trong việc "hài hòa lợi ích" khi doanh nghiệp lãi vẫn báo lỗ, vẫn được phép tăng giá giữa lúc đời sống người dân chồng chất khó khăn, Chính phủ thì đang tìm mọi cách để thực hiện các biện pháp an sinh xã hội?


Trích quỹ bình ổn, không tăng giá bán các loại xăng, dầu

Ngày 28/11/2011, Bộ Tài chính đã ra thông báo về việc điều hành giá xăng, dầu. Theo đó, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu đầu mối: Giữ ổn định giá bán các loại xăng, các loại dầu điezen, dầu hỏa, dầu madut như hiện hành; Sử dụng Quỹ bình ổn giá (BOG) để bù đắp mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành thấp hơn giá cơ sở với các mặt hàng dầu cụ thể: diezel: 1.000 đồng/lít, dầu hỏa: 900 đồng/lít, madut: 950 đồng/kg; Tăng mức trích Quỹ BOG với mặt hàng xăng thêm 250 đồng/lít lên 550 đồng/lít; Giữ mức trích Quỹ BOG với các mặt hàng dầu (diezen, dầu hỏa, madut) là 300 đồng/lít.


Theo Đắc Kiên

Cafef

Bài liên quan


Khoản lỗ 1.800 tỷ và ‘vở kịch’ tại Petrolimex

http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/khoan-lo-1800-ty-va-vo-kich-tai.html


++++++++++++++++++++++++++++
Thư gởi quốc tế về sự bắt giữ trái pháp luật những người yêu nước tại Sài Gòn

http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/thu-goi-quoc-te-ve-su-bat-giu-trai-phap.html

+++++
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH GIAM GIỮ NGƯỜI YÊU NƯỚC TRÁI PHÁP LUẬT VÀ TƯỜNG THUẬT BIỂU TÌNH NGÀY 27/11/2011 .

http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/tin-nong-bieu-tinh.html

(S)

Ý định chiếu bộ phim tài liệu về Hoàng Sa ở một quán cà phê tại Sài Gòn đã không thành sau sự can thiệp của công an. Theo giới thiệu, phim tài liệu 60 phút kể về người dân ở Bình Châu, Lý Sơn vật lộn với biển để mưu sinh và khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.


Công an 'ngừng chiếu phim về Hoàng Sa'

Ông Hồ Cương Quyết cầm tấm biểu ngữ phản đối

Ý định chiếu bộ phim tài liệu về Hoàng Sa ở một quán cà phê tại TP. HCM đã không thành sau sự can thiệp của công an.

Ông Andre Menras (Hồ Cương Quyết), công dân người Việt gốc Pháp, dự định cho chiếu phim tài liệu do ông thực hiện có tựa đề "Hoàng Sa-Việt Nam: Nỗi đau mất mát".

Bộ phim dự tính chiếu ở một quán cà phê trong Khu du lịch Văn Thánh chiều nay 29/11.

Tuy vậy, tin cho hay một số người tham gia tổ chức như ông Cao Lập (Giám đốc khu du lịch Văn Thánh) và luật gia Lê Hiếu Đằng được công an triệu tập.

Một người tham gia cho hay khi các bạn bè đến quán Ami Art khoảng 17h30, họ thấy điện bị cúp.

Những người tổ chức sau đó vào một nhà hàng bên cạnh, nơi ông Hồ Cương Quyết cầm tấm biển ghi dòng chữ "phản đối các hoạt động phi pháp và bạo động của Công an TP. HCM ngăn chặn và cấm việc chiếu phim".

Trước đó, theo một bài viết của nhà thơ Đỗ Trung Quân, ông Hồ Cương Quyết "đi đặt một áp- phích với nội dung "Hoàng Sa là của Việt Nam".

"Áp- phích được đồng ý với giá 220.000 đồng.

...Cũng thương cho những người dân làm ăn hiền lành, hàng chục năm qua tâm lý đã sống quen nỗi sợ , chỉ muốn làm ăn yên ổn không muốn được chính quyền lưu ý. Khi Hồ Cương Quyết đến nhận áp – phích, cái ông được nhận lại là chiếc phong bì hoàn tiền với dòng chữ 'Trả lại ông Tây, không làm được.'"

Theo giới thiệu, phim tài liệu 60 phút kể về người dân ở Bình Châu, Lý Sơn vật lộn với biển để mưu sinh và khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Phim này được Chính phủ Việt Nam cho phép quay phim, ghi hình tại Quảng Ngãi.

Một bài trên Tạp chí Nhân quyền Việt Nam gần đây còn ca ngợi phim này là "gửi ra thế giới một thông điệp rõ ràng và lạc quan: Cộng đồng này, dân tộc này sẽ không nhượng bộ cho ai một tấc đất, một tấc biển của mình".

Ông Hồ Cương Quyết, sinh năm 1945 tại Pháp, được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quyết định nhập tịch năm 2009 "vì có công đối với Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Mỹ".

Đầu tháng Sáu năm nay, ông Hồ Cương Quyết tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở TP. HCM.

Theo tường thuật của ông, trong buổi gặp lãnh đạo TP. HCM khi đó, ông cùng bạn bè "đã yêu cầu chính phủ và Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để sự công phẫn được thể hiện trong tinh thần trách nhiệm, hòa bình, kiên quyết, toàn diện trong sự tôn trọng trật tự".

Đến tháng Tám, ông lại có thư ngỏ phê phán Đài truyền hình Việt Nam khi kênh VTV1 liệt trang Bauxite Việt Nam - nơi ông là cộng tác viên - vào trang web "phản động".


Cập nhật 0830 GMT ngày 30/11/2011: Bản tin ban đầu của chúng tôi, dựa trên nguồn tin từ TP. HCM, cho hay "một số người tham gia tổ chức như ông Cao Lập (Giám đốc khu du lịch Văn Thánh) và luật gia Lê Hiếu Đằng được công an triệu tập". Tuy vậy, tin cập nhật hôm nay cho biết việc triệu tập không xảy ra. Ông Lê Hiếu Đằng được trang điểm báo Ba Sàm dẫn lời: "Chúng tôi đề nghị gặp người có thẩm quyền để hỏi cho ra lẽ lý do cấm chiếu phim nhưng tất cả đều ”trốn”. Rõ ràng đây là một việc làm mờ ám, không minh bạch của chính quyền TP. HCM.”


Các bài liên quan




BBC


+++++




Buổi chiếu ra mắt phim Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát bị ngăn cấm


PV Bauxite Việt Nam

Ông Lê Hiếu Đằng giúp ông André Menras-Hồ Cương Quyết căng biểu ngữ thể hiện quan điểm trước hành động ngăn cấm buổi chiếu phim.

TP. HCM – Bộ phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) do ông André Menras-Hồ Cương Quyết và Đài Truyền hình TP. HCM (HTV) thực hiện năm 2011 dự kiến sẽ có buổi giới thiệu đoàn làm phim và chiếu ra mắt với các thân hữu vào lúc 17g30 ngày 29-11-2011, tại khu du lịch Văn Thánh (Q. Bình Thạnh, TP. HCM).

Thế nhưng, vào giờ chót, buổi chiếu phim đã không được diễn ra như mong đợi. Trong lời cáo lỗi với hơn 50 người hiện diện tại nhà sảnh Ami Art Gallery, ban tổ chức nêu rõ lý do phía an ninh (cả công an quận và thành phố) đã yêu cầu không được chiếu bộ phim này. Theo ông Cao Lập, thậm chí đã có sự đe dọa từ phía công an đối với các thành viên ban tổ chức và khu du lịch Văn Thánh.

Ông André Menras-Hồ Cương Quyết cho biết ông sẽ viết bài yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ ai đã ra lệnh cấm chiếu bộ phim này và cấm vì lý do gì? Đồng thời, bằng một biểu ngữ lớn do chính tay mình viết bằng tiếng Việt, ông tuyên bố: “Tôi Hồ Cương Quyết, công dân Việt Nam, phản đối các hoạt động phi pháp và bạo động của công an TP.HCM ngăn chặn và cấm việc chiếu phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát, dù nó là tiếng nói của đồng bào ngư dân Miền Trung và hoàn toàn có lợi cho Việt Nam trong sự nghiệp khẳng định chủ quyền trên biển đảo Hoàng Sa”.

Theo quan sát của chúng tôi, rất khác mọi khi, các hàng quán dẫn vào khu du lịch Văn Thánh đều đồng loạt… đóng cửa. Lực lượng an ninh với trang bị máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm hoạt động ráo riết vòng ngoài, vòng trong tại khu vực mà các thân hữu của ông André Menras-Hồ Cương Quyết dự định thưởng thức tác phẩm của bạn mình.

Được biết, bộ phim này đã được Sở Ngoại vụ TP.HCM cấp giấy phép xuất nhập sản phẩm báo chí và xác nhận nội dung không vi phạm luật báo chí Việt Nam. Trước đó, công tác chuẩn bị và thực hiện bộ phim cũng đã được nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ủng hộ và nhận được sự hỗ trợ của Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao Việt Nam).

PV BVN

Công văn của Vụ Thông tin Báo chí (Bộ Ngoại giao) gửi Đài Truyền hình TP. HCM đề nghị cử người quay phim đi thực hiện phóng sự tại Lý Sơn
Giấy phép của Sở Ngoại vụ TP. HCM xác nhận nội dung của phóng sự này không vi phạm luật báo chí Việt Nam


http://boxitvn.blogspot.com/2011/11/buoi-chieu-ra-mat-phim-hoang-sa-viet.html


++++++++++++++++++++++++++++
Thư gởi quốc tế về sự bắt giữ trái pháp luật những người yêu nước tại Sài Gòn
http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/thu-goi-quoc-te-ve-su-bat-giu-trai-phap.html

+++++
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH GIAM GIỮ NGƯỜI YÊU NƯỚC TRÁI PHÁP LUẬT VÀ TƯỜNG THUẬT BIỂU TÌNH NGÀY 27/11/2011 .
http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/tin-nong-bieu-tinh.html

(S)

Hà Nội: Xới tung ruộng tìm vàng, chính quyền “vờ” không biết? Bãi vàng tự phát này của một nhóm đối tượng có máu mặt ở địa phương. Chị Th, một người dân bức xúc: “Cứ cái cảnh cày xới tung suối, ruộng cấy lên để khai thác vàng như thế này thì người nông dân sẽ chết đói mất. Nguồn nước vốn trong xanh của suối Vai Chồ tưới cho lúa giờ vàng ố toàn bùn, ô nhiễm nghiêm trọng”.

Con suối cung cấp nước tưới tiêu cho lúa, hoa màu vốn trong xanh bỗng chốc nước đỏ quạch; ruộng vườn bị cày xới tan nát, gia cầm chết dần, chết mòn vì nhiễm chất độc từ nước suối… Đó là thực trạng đang diễn ra tại bãi khai thác vàng ở xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.


“Móc ruột” ruộng đồng, sông suối tìm vàng


*
Ruộng đồng bị "móc ruột" vì vàng. (ảnh: Đạt Lê).

Khi chúng tôi đặt chân tới địa phận thôn Núi Bé, xã Nam Phương Tiến, ngay trước mắt hiện ra như một thảm cảnh: Con suối Vai Chồ với màu nước lờ đờ chảy bởi sự đặc quánh của bùn đất. Cách đó chừng vài trăm mét là một công trường khai thác vàng với những tiếng máy xúc, ủi, giàn đãi hoạt động rầm rộ xé nát sự tĩnh lặng trời trưa nơi miền quê…

*
Ngày đêm các máy móc hoạt động rầm rộ. (ảnh Đạt Lê).

Anh Nguyễn Văn H, người dân địa phương đưa chúng tôi vào sát vào bãi vàng, anh H cảnh báo: “Bãi vàng tự phát này của một nhóm đối tượng có máu mặt ở địa phương. Để tiếp cận mọi người nên tự đề phòng tránh để họ phát hiện kẻo hệ luỵ đối với người dân chúng tôi…”. 

Men theo con đường hơn 1km đầy sỏi đá lởm chởm, hai bên đường lúa đã được thu hoạch chỉ còn trơ lại những gốc rạ. Tuy nhiên, lộ rõ trên cánh đồng đó là cảnh tượng những mương nước với màu đục ngàu chảy len lách theo những con lạch cấp nước tưới tiêu cho hoa màu.
*
Đồng nghĩa với suối nước bị ô nhiễm... (ảnh Đạt Lê).

Chị Th, một người dân bức xúc: “Cứ cái cảnh cày xới tung suối, ruộng cấy lên để khai thác vàng như thế này thì người nông dân sẽ chết đói mất. Nguồn nước vốn trong xanh của suối Vai Chồ tưới cho lúa giờ vàng ố toàn bùn, ô nhiễm nghiêm trọng”.

Vốn dựa vào nguồn thu chính là chăn nuôi gia cầm, gia đình ông C, hơn nửa tháng qua bị nguồn nước của con suối đầu độc khiến đàn vịt của gia đình đổ bệnh chết hàng loạt. 

“Nước vàng khé, đặc sệt như thế thì con gì sống nổi, đãi vàng tất yếu phải sử dụng hoá chất tại thảm đãi thì mới lấy được vàng. Hoá chất trộn vào nước khiến ngan, vịt uống vào sinh bệnh, cứ thế rồi chết dần. Không biết nhóm vàng tặc này đày đoạ người dân đến khi nào?”. – Ông C bức xúc nói.


*
Người dân đau xót trước cảnh ruộng đồng bị cày xới, gia cầm chết hàng loạt nhưng không dám lên tiếng vì sợ vàng tặc trả thù... (ảnh: Đạt Lê).

Mục sở thị, chúng tôi không khỏi bất ngờ chứng kiến cảnh những ô ruộng bị băm nát, khoét sâu như hố bom. Những chiếc máy xúc, máy ủi vẫn rầm rộ “móc ruột” từng thửa ruộng. Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp đã bị xới tung, dòng suối với ngổn ngang đá quậy.


Chính quyền “bảo kê” cho vàng tặc?


Theo những người dân địa phương cho biết, tình trạng khai thác vàng tại suối Vai Chồ (dài khoảng 3km, chảy qua địa phận 2 xã: Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình và xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) diễn ra từ những năm 1982 – 1983. Tuy nhiên, hoạt động khai thác vàng rầm rộ nhất là sau những năm 1990…


*
Máy múc, giàn đãi hoạt động rầm rộ nhưng chính quyền lại không biết? (ảnh: Đạt Lê).

Đến đầu năm 2010 - 2011, một số đối tượng lại ngang nhiên cày xới đất nông nghiệp tìm vàng. Đặc biệt, từ đầu tháng 11 đến nay, các nhóm vàng tặc thoả sức lộng hành. “Máy xúc, máy ủi hoạt động rầm rầm suốt ngày đêm, dọc theo con suối những thửa ruộng bị moi móc tạo nên cảnh hoang tàn. Nếu cứ đà này, con suối sẽ biến mất, môi trường bị huỷ hoại… 

Phải chăng có sự hậu thuẫn từ phía chính quyền đối với các chủ khai thác vàng?” – một người dân bất bình nói.

Cũng theo nhiều người dân địa phương, gần đây, một số người dân có ruộng cấy tại cánh đồng Vai Táo (chạy dọc theo con suối) được các đối tượng khai thác vàng thuê với giá 20 triệu đồng/sào để đãi vàng. Từ đó, các nhóm vàng tặc khai thác kiểu cuốn chiếu: từ hạ nguồn tiến dần lên phía thượng nguồn con suối.


*
Nguồn nước ô nhiễm sẽ tiếp tục len lách khắp ruộng đồng và chảy vào hồ Miễu. (ảnh: Đạt Lê).

Bà N, ở Nam Phương Tiến cho biết: “Nước ô nhiễm chảy vào hồ Miễu, là nơi cung cấp nước tưới tiêu cho 5 – 6 xã của Chương Mỹ. Như vậy, ai đảm bảo rằng người dân không bị ảnh hưởng từ nguồn nước đó. Do các đối tượng khai thác vàng đều có máu mặt nên người dân không dám đứng ra tố cáo vì sợ bị trả thù. Vì vậy, mà người dân địa phương đành… im lặng”.

Trước tình trạng vàng tặc hoành hành, ông Nguyễn Huy Phong - Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến nói: “Trước đây 20 năm thì tình trạng khai thác vàng thủ công là có. 

Nhưng từ đó đến nay không có hiện tượng khai thác vàng tại địa phương”.

Khi PV đặt câu hỏi vì sao dòng suối bị cày xới đục ngàu, ruộng cấy bị đào sâu, băm nát; máy móc hoạt động rầm rộ nhưng chính quyền không biết? Ông Phong lý giải: Mới đây, ngày 15.11 có 14 hộ dân thôn Núi Bé làm đơn xin cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp (diện tích 5200m2) do đó đơn vị thi công có đưa máy xúc, máy ủi vào san lấp…

PV tiếp tục đặt câu hỏi, phía đơn vị nào được thuê san lấp và vì sao lại xuất hiện giàn máy đãi vàng? Trước câu hỏi này, ông Phong biện minh: “Xã đồng ý cho người dân dồn điền đổi thửa, còn việc người dân thuê đơn vị nào san lấp tôi không biết”. Điều khó hiểu là ngay sau đó ông Phong lại khẳng định: “Họ lắp giàn và phun nước đãi được cái gì tôi không biết, nhưng chắc chắn mấy cái máy múc không thể làm ô nhiễm được dòng suối. Tôi dám chắc là nước suối bị đục nhưng không có hoá chất gây ô nhiễm” (?).

Laodong.com.vn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc này…

Clip khai thác vàng tại xã Nam Phương Tiến:



Đạt Lê

LaoDong


++++++++++++++++++++++++++++
Thư gởi quốc tế về sự bắt giữ trái pháp luật những người yêu nước tại Sài Gòn

http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/thu-goi-quoc-te-ve-su-bat-giu-trai-phap.html

+++++
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH GIAM GIỮ NGƯỜI YÊU NƯỚC TRÁI PHÁP LUẬT VÀ TƯỜNG THUẬT BIỂU TÌNH NGÀY 27/11/2011 .

http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/tin-nong-bieu-tinh.html

(S)

‘Tượng đài bác Hồ’ ở Argentina??


Sự tráo trở mang tên ‘tượng đài Bác Hồ’ ở Argentina
Những tưởng câu chuyện về nhà thơ Bùi Chát lãnh giải thưởng Tự Do Xuất Bản tại Hội Chợ Sách Quốc Tế Buenos Aires-Argentina vào cuối tháng 4 năm 2011 được dư luận cho vào quên lãng. Vậy mà trong những ngày gần đây chuyện này lại được hâm nóng trở lại vì có thêm những tình tiết mới còn nóng hơn không kém...
*

Từ trái sang Bộ Trưởng Văn Hóa Hernán Lombardi, chủ tịch IPA (International Publishers Association) - YoungSuk “Y.S.” Chi, Thị Trưởng Buenos Aires Mauricio Marci, Bùi Chát, José Claudio Escribano chủ bút tờ báo La Nacion. (Hình: IPA)


Số là, vào ngày 16 tháng 4 năm 2010 ông Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Argentina để bàn về việc hợp tác kinh tế giữa hai nước. Trong chuyến đi lần này, theo Thông Tấn Xã Việt Nam và báo Nhân Dân, ông Dũng đã đến chủ trì lễ khởi công đặt móng xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại công viên Việt Nam ở Buenos Aires và dự định sẽ được khánh thành vào trước tháng 10 năm 2011.


Sự tráo trở

Trên trang web của tờ Nhân Dân, Thông Tấn Xã Việt Nam và Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Argentina đều khẳng định, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ đặt móng xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh và xem đó như là sự thể hiện tình cảm của người dân Argentina đối với vị lãnh tụ này.

Nhưng trong tờ trình của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch gửi lên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng được đăng trên trang web của Bộ Thể Thao, Văn Hóa và Du Lịch, được cho là gửi vào ngày 25 tháng 5 năm 2011, thì lại nói: “Sau khi xin ý kiến của các ban, bộ ngành liên quan, Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch kính trình ban bí thư, thủ tướng chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng dựng tượng Chủ Tịch Hồ Chí Minh thủ đô Bu-ê-nốt Ai-rết, Ác-hen-ti-na (xin gửi kèm theo báo cáo) để Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch có thể phối hợp với Bộ Ngoại Giao, Bộ Công An, đại sứ Việt Nam tại Ác-hen-ti-na tiến hành xây lắp, dựng tượng và khánh thành tượng đài Bác Hồ tại Bu-ê-nốt Ai-rết trước chiến dịch tranh cử ở nước bạn sẽ diễn ra vào tháng 10 năm 2011, tránh những phức tạp có thể xảy ra nếu kéo dài.”

Ðể tìm hiểu kỹ hơn, chúng tôi đã thử tìm kiếm trên mạng Google với dòng chữ là “Công viên Việt Nam ở Buenos Aire” và “Vietnam Park in Buenos Aires”. Kết quả mà chúng tôi nhận được chỉ là những thông tin từ trang web của đại sứ quán Việt Nam tại Argentina, trên báo Nhân Dân và Thông Tấn Xã Việt Nam như đã nói trên.

Từ đó cho thấy, không có cái gọi là “lễ khởi công đặt móng xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại công viên Việt Nam” và ông Nguyễn Tấn Dũng không phải chủ trì lễ khởi công đặt móng cho tượng đài Hồ Chí Minh mà có thể ông chỉ chủ trì lễ khởi công xây dựng công viên Việt Nam.

Ðiều này đã được khẳng định khi cũng trên tờ trình mà chúng tôi nêu trên của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch nói: “Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch nhận được thông tin từ Bộ Công An thông báo công tác vận động hội đồng thành phố Bu-ê-nốt Ai-rết thông qua dự luật dựng tượng Chủ Tịch Hồ Chí Minh có thể bị ảnh hưởng do Bùi Chát (người được trao giải thưởng vì tự do xuất bản tại Hội Chợ Sách Quốc Tế Bu-ê-nốt Ai-rết lần thứ 37) đã phát biểu xuyên tạc tại buổi trao giải về tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, gây tác động tiêu cực tới tư tưởng một số ủy viên hội đồng thành phố Bu-ê-nốt Ai-rết đang ủng hộ kế hoạch dựng tượng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.”

Như vậy, để có thể đặt tượng đài Hồ Chí Minh đòi hỏi phải được phép của hội đồng thành phố và các ủy viên thành phố phải họp bàn, bỏ phiếu thì lúc đó tượng đài mới có thể dựng lên. Vào thời điểm ông Dũng đến thăm chính thức Argentina chỉ trong vòng 3 ngày thì làm sao có thể chủ trì lễ đặt móng xây dựng tượng đài khi mà chưa có cuộc họp của hội đồng thành phố Buenos Aires về việc có cho phép đặt tượng đài hay không?

Bên cạnh đó, nếu chiếu theo thời gian kể từ ngày ông Dũng “chủ trì lễ khởi công xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh” đến ngày có tờ trình lên cho ông thì đã hơn một năm, nhưng chẳng những chẳng có tượng đài nào, mà còn phải loay hoay để tìm cách xin phép hội đồng thành phố Buenos Aires cho phép đặt tượng đài.


Câu hỏi ở đây là vì sao lại có trường hợp kỳ quặc và tráo trở trên?

Theo chúng tôi, vào thời điểm ông Dũng đi thăm Argentina đó cũng là lúc mà uy tín của ông đang ở trong giai đoạn thấp nhất. Những cuộc đấu đá nội bộ giữa ông và Trương Tấn Sang (lúc đó là thường trực Ban Bí Thư Bộ Chính Trị) để giành chiếc ghế lãnh đạo cũng như cho phe cánh của mình. Ông đã mất uy tín trong nhân dân cũng như trong đảng của ông khi chính ông đã đẩy nền kinh tế Việt Nam đi vào chỗ suy thoái thông qua những doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ và nợ hàng tỷ đô như Vinashin. Dự án đường cao tốc được đề nghị bị phản bác gay gắt trên diễn đàn Quốc Hội. Ðể gỡ gạc chút danh tiếng, và muốn lấy lại uy tín ông đã phải dùng đến nhiều phương kế trong đó có hạ sách trên như muốn chứng tỏ cho phe đối nghịch và người dân thấy khả năng của mình trên chính trường quốc tế.


Bùi Chát cảnh tỉnh hội đồng thành phố Buenos Aires?
Từ xưa đến nay, việc tuyên truyền để nhân dân sùng bái cá nhân lãnh tụ là một trong những phương cách lãnh đạo của những nước Cộng Sản. Và ở Việt Nam, truyền thông nhà nước đã biến Hồ Chí Minh thành một người lãnh đạo không còn là một con người, ông ta đã hóa thành một vị thánh. Tượng đài của ông hiện hữu khắp nơi trên cả nước.

Không những thế, nhà cầm quyền Việt Nam còn muốn đi xa hơn, muốn cho thế giới phải công nhận Hồ Chí Minh là một nhân tài kiệt xuất, là danh nhân văn hóa của nhân loại. Ðó cũng là điều mà chính quyền và cá nhân của ông Nguyễn Tấn Dũng họp bàn với chính quyền thành phố Buenos Aires-Argentina trong lần thăm đất nước này hồi năm ngoái.

Cho đến tận bây giờ chúng ta chưa biết chắc tượng đài Hồ Chí Minh có được chấp thuận đặt tại Buenos Aires hay không nhưng chắc chắn rằng sự có mặt của Bùi Chát tại thành phố này để nhận giải thưởng ‘Vì Tự Do Xuất Bản’ do hiệp hội xuất bản quốc tế trao tặng đã góp phần làm cho các ủy viên thành phố có cái nhìn sát hơn với tình hình chính trị tại Việt Nam.

Nếu theo tờ trình của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch tượng đài Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành trước tháng 10 năm 2011 thì sao đến nay trên truyền thông của nhà nước Việt Nam chưa có một thông tin gì về sự kiện này.

Bùi Chát không chỉ nhận giải thưởng nhằm vinh danh những cá nhân, tổ chức dám vượt ra khỏi những rào cản của chính quyền, không chấp nhận một hệ thống kiểm duyệt gắt gao để đưa đến cho độc giả những cuốn sách có giá trị, mà còn khơi mở cho văn nghệ sỹ, trí thức có không gian để truyền tải kiến thức, sáng tác của mình. Và hơn hết, thông qua giải thưởng, Bùi Chát đã cho quốc tế thấy được anh cũng như rất nhiều những trí thức khác đang phải sống một quốc gia bị bóp nghẹt về tự do tư tưởng, tự do sáng tác, tự do xuất bản.

Tuy thế, vẫn có người như Bùi Chát vượt qua nỗi sợ hãi để dấn thân đấu tranh cho những quyền mà họ phải có vì nó được ghi trong Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Trong diễn từ đọc hôm nhận giải thưởng, nhà thơ Bùi Chát nói: “Ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lý và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viển vông này chúng tôi đã chọn xuất bản.

Cũng như những anh em đang bị tù đày, quản thúc và tất cả những người đang đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp ở Việt Nam, chúng tôi luôn tin tưởng vào lương tri. Thông qua việc xuất bản một cách tự do những điều cần thiết, chúng tôi biết rằng nhiều độc giả của chúng tôi sẽ tìm thấy lại lương tri của mình.”

_________________

Bài viết tham khảo:

-Diễn từ nhà thơ Bùi Chát đọc khi nhận giải thưởng Vì Tự Do Xuất Bản do Hiệp Hội Xuất Bản Quốc Tế trao tặng. http://damau.org/archives/19628
-Tờ trình của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch gửi lên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng http://www.cinet.gov.vn/Documentdetail.aspx?sitepageid=40&documentid=2526
-Bài báo nói về chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng đến Argentina trong đó có nhắc đến chuyện chủ trì lễ đặt móng xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh
Trên trang web của Ðại Sứ Quán Việt Nam tại Argentinahttp://vietnamembassy.org.ar/vsqvn_news.php?group=TRANG%20TH%C3%94NG%20TIN%20ARGENTINA&file=2n1.0647.htm
Trên trang web của Thông Tấn Xã Việt Nam http://www.vietnamplus.vn/Home/Quoc-hoi-Viet-NamArgentina-tang-cuong-hop-tac/20104/41807.vnplus
Trên báo Nhân Dân http://www.baomoi.com/Argentina-xa-ma-gan/122/4148669.epi

Nguoi-Viet


++++++++++++++++++++++++++++
Thư gởi quốc tế về sự bắt giữ trái pháp luật những người yêu nước tại Sài Gònhttp://xuongduong.blogspot.com/2011/11/thu-goi-quoc-te-ve-su-bat-giu-trai-phap.html

+++++
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH GIAM GIỮ NGƯỜI YÊU NƯỚC TRÁI PHÁP LUẬT VÀ TƯỜNG THUẬT BIỂU TÌNH NGÀY 27/11/2011 .
http://xuongduong.blogspot.com/2011/11/tin-nong-bieu-tinh.html

(S)