Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

SOS : Quá côn đồ và mất dạy, ỷ có chút quyền hành trong tay rồi không coi người dân ra cái gì cả ----> " Phường bảo đập! Có đại diện của phường ở đây, có cảnh sát khu vực ở đây, cứ đập tiếp đi " - Ông Ngọc Anh, cựu đại tá công an V26 hét ầm lên. Phải chăng UBND và cảnh sát khu vực phường Định Công, cùng lũ côn đồ dám đập bảng tin và bức tường do tiến sĩ Nguyễn Văn Khải xây, chỉ vì lý do ông đã đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và bắn giết chiến sĩ ta, cướp bóc tài sản của ngư dân Việt Nam?





Chinh Pham :

Phuong Dang Bich :


Làng ơi, bác Khải ozon nhờ tui đánh máy câu chuyện này để gửi lên đây. Cả nhà ta đọc đi nhé. Hư hư, bác ý bảo đưa cho anh Diện đấy.


Vào khoảng 14 giờ ngày 26/9/2011, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cùng các học trò đang sản xuất nước anolyt để chữa bệnh chân tay miệng cho trẻ em, thì nghe thấy có tiếng động lớn ở cửa sau. Ông mở cửa đi ra, thấy một lũ côn đồ lạ mặt với 2 búa tạ 5 kg, cùng với cuốc xẻng đang đập phá bức tường, ngăn giữa hẻm 175/5/165 với phần đất của 1 hộ còn bỏ trống của khu tập thể ga Giáp Bát. Tiến sĩ Khải nói to:


- Tại sao các anh làm điều này? Đây là bức tường xây cách đây hơn 50 năm, ngăn trại giam với ga Giáp Bát. Tường bị lở, tôi đã phải xây lại. Và ông Lê Nam, năm 2002 là tổ phó tổ tự quản, đã dùng bức tường này làm bảng tin.


Ông Ngọc Anh, cựu đại tá công an V26 - mặc quần đùi, áo may ô và Tiến sĩ Khải đã quay được cảnh này.- hét ầm lên:


- Phường bảo đập! Có đại diện của phường ở đây, có cảnh sát khu vực ở đây, cứ đập tiếp đi


Xin lưu ý ông Ngọc Anh vốn là người của tổ dân phố khác. Từ nhà ông ta đến đây phải mất 15 phút đi bộ.
Tiến sĩ Khải chạy dọc theo hẻm 167 tới vách ngăn để vòng sang hẻm 165 thì gặp ngay trung tá cảnh sát khu vực Nguyễn Ngọc Hồng. Ông Hồng xua tay đuổi ông Khải và lấy tay che máy ảnh không cho chụp. Ông Hồng nói”


- Bác thắc mắc gì thì lên phường


Ông Khải chạy đến chắn lấy bức tường và nói lớn


- Các anh ở đâu đến đây? Không ai được đập bức tường này cả.


Một tên côn đồ chỉ một người mặc áo kẻ sọc xanh, đội mũ bảo hiểm nói:


- Đây là đại diện của phường, chỉ huy đập bức tường này.


Tiến sĩ Khải đến trước mặt anh ta và hỏi:


- Anh là ai? Cho tôi xem quyết định của phường cho đập bức tường này.


Khi anh ta còn đang lúng búng nói: …tôi ở phường… thì tất cả lũ côn đồ ào ào xông tới, chửi rủa: Thằng tiến sĩ tham lam, ngu dốt, thằng tiến sĩ già phản động đi biểu tình chống Trung Quốc đây… và chúng lao lên đập tường.


Tiến sĩ Khải vội quay về. Từ 14 giờ 20 phút cho đến 16 giờ 20 phút, tiến sĩ Khải liên tục gọi điện cho cảnh sát 113. Hai lần đầu, họ hứa sẽ đến. Không thấy cảnh sát tới, tiến sĩ Khải vẫn tiếp tục kiên trì gọi điện. Hai lần sau họ không bắt máy. Đến lần thứ 5, mới nghe tiến sĩ Khải xưng tên là lập tức họ dập máy luôn.


Ông Lê Nam ở hẻm 175/5/067 cũng 2 lần gọi điện cho cảnh sát 113 vào lúc hơn 17 giờ, nhưng vẫn không có ai đến cả.


Khoảng 17 giờ 30, có mấy người ăn mặc lịch sự đi đến. Ông Hồng cảnh sát khu vực và 1 người nói: đây là lối mọi người thường đi.


Ông Khải đứng trong nhà nghe thấy bèn nói lớn:


- Các anh nói như vậy là sai. Vì bức tường này được ngăn giữa khu ruộng của trại giam với bãi trống của ga Giáp Bát. Sau này trại giam chuyển đi, thì đây mới thành kghu đất ở.


Ông Hồng nói: không, không! Là chúng tôi chỉ nói chuyện thôi – rồi bỏ đi


Sau đó bà Hồng Thu, vợ ông Lê Nam có kể lại cho tiến sĩ Khải là bà thấy ông Tuyến, chủ tịch phường Định Công có mặt trong tốp người này. Bà có gọi ông ta, nhưng ông ta chỉ nhìn bà rồi không nói gì, rồi bỏ đi theo hẻm 165.


Trên thực tế, vào ngày 27/1/2001, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đã từng bị 2 cựu đại tá cùng một số người giữ chân tay, để 1 cựu đảng viên đấm vào mặt. Đầu đuôi sự việc, sau này tiến sĩ Khải sẽ kể lại.


Còn hiện tại, chỗ bức tường bị đập giờ đây đã được bịt bằng 1 tấm cửa sắt kiến cố.


Phải chăng UBND và cảnh sát khu vực phường Định Công, cùng lũ côn đồ dám đập bảng tin và bức tường do tiến sĩ Nguyễn Văn Khải xây, chỉ vì lý do ông đã đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và bắn giết chiến sĩ ta, cướp bóc tài sản của ngư dân Việt Nam?



Ông Dũng cũng có thể đề nghị cho một số thành viên quốc hội trung thành với ông để soạn luật biểu tình và tránh tai tiếng nhưng ông đã không làm chuyện đó. Giao cho công an vừa thể hiện tính ngạo mạn, thánh đố dư luận và tự tin rằng ông đã thu tóm được quyền lực tuyệt đối; nhưng quan trọng hơn, giao cho công an là một món quà, một thông điệp gửi đến bộ phận này: công an sẽ là bộ phận được ưu ái và từ đó sẽ là bộ phận trung thành nhất với chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng . Vậy là: Thời kỳ công an trị đã chính thức bắt đầu.



Với tập đoàn tư bản đỏ đứng đằng sau Nguyễn Tấn Dũng vì tất cả dự án to lớn nằm trong tay và quyền hạn của người đứng đầu chính phủ, với sự gắn bó chặt chẽ mang tính sống còn với Trung Quốc khi tới 80% dự án lớn do Trung Quốc chủ thầu, và với phe cánh đàn em là những người nắm vị trí quan trọng trong Bộ Công an như Lê Hồng Anh, Trần Đại Quang đã được nâng cấp trong vai trò cai trị mới, ông Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành một nhà độc tài nguy hiểm và tồi tệ nhất trong lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam.




++++++++++++++++++++++




Kể từ ngày thành lập nước "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" - ngồi trên đầu - "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc", guồng máy công an là phương tiện cai trị của đảng. Quan hệ hữu cơ gắn bó giữa sự tồn tại của đảng và bộ phận công an đã lên tới đỉnh điểm với khẩu hiệu "còn đảng còn mình". Tuy nhiên, đến cuối tháng 9 năm 2011, khi ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao cho Bộ công an soạn thảo luật biểu tình thì có thể kết luận rằng: thời kỳ công an trị mới CHÍNH THỨC bắt đầu tại Việt Nam.



Hiến pháp hiện hành do chính đảng CSVN làm ra và áp đặt lên 90 triệu người dân Việt Nam quy định: Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp (điều 83), là bộ phận làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (điều 84).


Việc ông Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu của lực lượng Hành pháp, giao cho Bộ công an soạn luật biểu tình chỉ ra sự đúng đắn trong câu nói được truyền miệng bất hủ: "luật là ta, ta là luật" đã chính thức trở thành hiện thực.


Công an đã trở thành kẻ vừa viết luật vừa thi hành luật.


Không cần phải viết lại tình trạng công an đàn áp những người biểu tình yêu nước trong thời gian vừa qua. Cũng không cần phải phân tích khi công an soạn luật thì luật biểu tình sẽ là luật cản trở / giới hạn / cấm biểu tình và dùng nghị định pháp luật để ngồi lên đầu hiến pháp, đánh đổ hoặc trói buộc những lý luận về quyền biểu tình đã được dư luận quần chúng đưa ra trong thời gian qua.


Điều cần phải bàn, phải đặt câu hỏi là tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng lại giao cho Công an vai trò soạn luật biểu tình?


Chắc hẳn ông Dũng, một người leo được tới chức thủ tướng không thể không biết đây là một hành động mở đường cho những chỉ trích. Tuy nhiên ông không đề nghị Quốc hội soạn luật biểu tình mà giao cho Bộ Công an.


Ông Nguyễn Tấn Dũng không tin tưởng Quốc hội sẽ soạn thảo luật biểu tình theo đúng ý của ông. Bởi bài học Đường sắt cao tốc và giai đoạn đầu tứ bề thọ địch khi Vinashin vỡ nợ vẫn chưa quên. Ông Dũng biết rõ sự sụp đổ của mọi thể chế và những gì xảy ra ở Tunisia, Ai Cập, Lybia mới đây đều là kết quả của những cuộc biểu tình quần chúng mà chính phủ không còn kiểm soát được. Sự tồn vong của một thể chế nằm ở khả năng kiểm soát và ngăn chận biểu tình.


Luật biểu tình do đó là bộ luật quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự sống còn của guồng máy cai trị do ông Dũng khuynh loát ngày hôm nay. 12 cuộc biểu tình xuống đường chống Trung Quốc cho thấy mặc dù công an có ngăn chận và kiểm soát được nhưng vẫn còn nhiều mầm mống đe dọa và vẫn có xác xuất bùng nổ vì vẫn còn một số "khoảng trống" về "luật" nhằm giải thích những hành động ngăn cấm biểu tình. Vì vậy ông Dũng đề nghị phải có luật biểu tình và luật đó đương nhiên phải "đứng" về phía ông ta. Muốn "đứng" về phía ông ta, không gì tốt hơn là giao cho bộ phận đã và đang đàn áp những cuộc biểu tình yêu nước.


Ông Dũng cũng có thể đề nghị cho một số thành viên quốc hội trung thành với ông để soạn luật biểu tình và tránh tai tiếng nhưng ông đã không làm chuyện đó. Giao cho công an vừa thể hiện tính ngạo mạn, thánh đố dư luận và tự tin rằng ông đã thu tóm được quyền lực tuyệt đối; nhưng quan trọng hơn, giao cho công an là một món quà, một thông điệp gửi đến bộ phận này: công an sẽ là bộ phận được ưu ái và từ đó sẽ là bộ phận trung thành nhất với chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng.


Vậy là: Thời kỳ công an trị đã chính thức bắt đầu. Với tập đoàn tư bản đỏ đứng đằng sau Nguyễn Tấn Dũng vì tất cả dự án to lớn nằm trong tay và quyền hạn của người đứng đầu chính phủ, với sự gắn bó chặt chẽ mang tính sống còn với Trung Quốc khi tới 80% dự án lớn do Trung Quốc chủ thầu, và với phe cánh đàn em là những người nắm vị trí quan trọng trong Bộ Công an như Lê Hồng Anh, Trần Đại Quang đã được nâng cấp trong vai trò cai trị mới, ông Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành một nhà độc tài nguy hiểm và tồi tệ nhất trong lịch sử của đảng Cộng sản Việt Nam.



Bài : Thời kỳ "Công An Trị" đã CHÍNH THỨC bắt đầu






Vũ Đông Hà (danlambao)
danlambaovn.blogspot.com
http://danlambaovn.blogspot.com/2011/09/thoi-ky-cong-tri-chinh-thuc-bat-au.html#more


1 Tổ chức quốc tế ra thông cáo yêu cầu Việt Nam chấm dứt việc đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo và trả tự do cho 15 người vừa bị bắt gần đây . Họ cho rằng "Hành động của chính quyền đối với những nhà vận động tự do tôn giáo một cách ôn hòa nói trên là một chỉ dấu khá rõ về tình trạng vi phạm nhân quyền đang gia tăng ở Việt Nam".



Và lá thư của 1 bạn trẻ gửi Chủ tịch của Ủy ban Công lý & Hòa bình, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp : “Tại sao Cha lại im lặng?” . Những ngày này, người giáo dân nhớ lắm hình ảnh người mục tử can trường Giuse Ngô Quang Kiệt trong những ngày khó khăn nhất tại Khâm sứ – Thái Hà, đã không quản ngài tới thăm các gia đình có người thân bị bắt, đồng thời an ủi họ bằng câu nói nổi tiếng: “Nếu có ai bị bắt vì cầu nguyện, tôi sẽ đi tù thay họ”.



+++++++++++++



Reuters
Thanh Phương

Hôm nay, 30/9/2011, tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch ra thông cáo yêu cầu Việt Nam chấm dứt việc đàn áp các nhà hoạt động tôn giáo và trả tự do cho 15 người vừa bị bắt gần đây. Theo Human Rights Watch, các vụ bắt bớ, chủ yếu nhắm vào các tín đồ Công giáo có quan hệ với Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, là một vết đen nữa về mặt tự do tôn giáo của Việt Nam.



Đợt bắt bớ này bắt đầu từ ngày 30/7/2001, với việc công an bắt 3 nhà hoạt động Công giáo tại sân bay Tân Sơn Nhất khi họ vừa từ nước ngoài trở về. Trong 7 tuần tiếp theo, chính quyền đã bắt thêm 12 người. Cho đến thời điểm này, 10 người trong số họ đã bị khởi tố về tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền », chiếu theo điều 79 bộ Luật Hình sự Việt Nam.



Trong số những người đang bị giam, có anh Lê Văn Sơn, tức blogger Paulus Lê Sơn, bị bắt tại Hà Nội một ngày sau vụ xử phúc thẩm tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ ngày 2/8, sự kiện mà anh đã đến tận nơi theo dõi và đã tường thuật trên trang blog của mình. Một blogger nổi tiếng khác là bà Tạ Phong Tần thì bị bắt ngày 5/9 sau khi đăng bài phân tích tính chất tuỳ tiện và trái pháp luật của việc bắt giữ anh Lê Văn Sơn. Người cuối cùng bị bắt là anh Trần Vũ Anh Bình, bị bắt ngày 19/9 ở Sài Gòn và cho tới giờ vẫn chưa biết lý do của vụ bắt giữ này.



Theo lời ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, cho rằng : "Hành động của chính quyền đối với những nhà vận động tự do tôn giáo một cách ôn hòa nói trên là một chỉ dấu khá rõ về tình trạng vi phạm nhân quyền đang gia tăng ở Việt Nam".


Trong bản thông cáo, Human Rights Watch cũng đã nhắc lại vụ Linh mục Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, ngày 10/7 vừa qua đã bị cấm xuất cảnh khi ông đến sân bay Tân Sơn Nhất để đi dự một hội nghị tôn giáo ở Singapore, nhưng công an không giải thích lý do vì sao vị linh mục này lại bị xếp vào diện « chưa được xuất cảnh ». Hai ngày sau đó, một lãnh đạo khác của Dòng Chúa Cứu Thế là Linh mục Đinh Hữu Thoại cũng bị cấm xuất cảnh ở cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh.


Tổ chức nhân quyền của Mỹ nhắc lại « tự do đi lại là quyền cơ bản của con người, được ghi rõ trong Hiến pháp Việt Nam và được bảo đảm bằng các công ươc quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ».


Logo của tổ chức Human Rights Watch



Bài : HRW yêu cầu Việt Nam trả tự do cho các nhà hoạt động tôn giáo

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110930-hrw-yeu-cau-viet-nam-tra-tu-do-cho-cac-nha-hoat-dong-ton-giao



+++++++++++++++




Thư của một bạn trẻ tân tòng gửi Đức cha Nguyễn Thái Hợp





LTS: Vừa đầy hai tháng kể từ ngày các bạn trẻ thanh niên Công giáo, đa số là giáo dân thuộc giáo phận Vinh, bị bắt, trong số đó, một số bị kết tội “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ luật Hình sự”, số khác hiện nay vẫn bặt vô âm tín.



Những ngọn nến được một số giáo xứ thuộc giáo phận Vinh thắp lên hiệp thông với các nạn nhân không biết vì lý do gì đã ngừng cháy. Lời cầu nguyện mời gọi “viếng kẻ tù rạc” của đức tin bỗng nhiên trở nên xa lạ.


Những ngày này, người giáo dân nhớ lắm hình ảnh người mục tử can trường Giuse Ngô Quang Kiệt trong những ngày khó khăn nhất tại Khâm sứ – Thái Hà, đã không quản ngài tới thăm các gia đình có người thân bị bắt, đồng thời an ủi họ bằng câu nói nổi tiếng: “Nếu có ai bị bắt vì cầu nguyện, tôi sẽ đi tù thay họ”.


Những thanh niên công giáo bị bắt vừa qua, đa số thuộc giáo phận Vinh, có xứng đáng được sự lưu tâm chăm sóc, quan tâm của Giáo hội hay không? Câu hỏi của một bạn trẻ Bùi chu hôm nào gửi Đức Tổng Girelli: “Thưa Đức Tổng chúng con phải làm gì?” nghe đắng đót trong lòng.


Tâm sự ấy hôm nay lại một lần nữa được nói lên bởi một bạn trẻ tân tòng: “tại sao Cha lại im lặng?”, nghe còn chua xót hơn bội phần.


Xin gửi tới quý độc giả lá thư này để cùng hiệp thông chia sẻ với gia đình các nạn nhân và nhất là để cùng nguyện cho các vị lãnh đạo Giáo hội Việt Nam can đảm đối diện với sự thật hầu tìm ra một hướng đi cho Giáo hội Việt Nam hôm nay.


Kính thưa Đức Cha,


Trong lời đầu tiên của bức thư này, con kính gửi đến Cha lời chúc sức khỏe và bình an, thánh thiện trong hồng ân Thiên Chúa.


Trọng kính Đức Cha,


Con là một người tân tòng chưa đầy 1 năm tuổi, nhưng con đã rất tự hào vì mình được trở thành người Công giáo. Chúa đã cho mời gọi con và ban thần khí để con dám sống với sự thật và đối diện với chính mình.


Con cũng mới biết đến Cha từ lúc hay tin những anh em công giáo ở Vinh bị bắt. Con thật sự rất ngạc nhiên và thậm chí là hơi buồn khi thấy rằng: với vị trí Chủ tịch của Ủy ban Công lý & Hòa bình như hiện nay tại sao Cha lại im lặng? Có thể bằng nhiều hình thức thông tin và nguồn tin đến với Cha, có nhiều người cho rằng những người bị bắt giam đã “vi phạm pháp luật” (pháp luật của nhà nước ta hiện nay phục vụ lợi ích cho ai, cho nhóm người nào thì con nghĩ, ai cũng thấy cũng hiểu). Nhưng trong tinh thần hiệp thông của người Công giáo con nghĩ rằng: cho dù những người anh em này đã sai theo cách phán xét của chế độ này nhưng đã rất đúng tinh thần Kitô hữu là sống công chính là dấn thân cho sự thật!


Kính thưa Cha,


Có đêm nào trước khi ngủ ngài nghĩ đến những con chiên của ngài đang chịu đựng gian khổ nơi chốn lao tù? Thưa Cha, nếu giáo hội sơ khai cũng bỏ rơi những người anh em của chúng con khi bị giam cầm, tù tội bằng thái độ im lặng và dửng dưng của nhiều vị chủ chăn như hiện nay. Thì hôm nay, làm gì có một hệ thống giáo hội giàu có, sang trọng, quyền thế… để các Ngài rao giảng tình huynh đệ của Chúa Jesus chân đất?


Con đã từng hy vọng rằng biết đâu đó Cha đang âm thầm giải quyết việc bách hại những người công chính này thông qua con đường đối thoại trong những lần gặp gỡ thường xuyên với an ninh. Kết quả của việc này đi đến đâu con chưa được biết, nhưng trước mắt là việc lên tiếng hội thảo về biển đông vừa rồi của câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình phải bị hủy bỏ. Tại sao chúng ta phải im lặng trước những bất công của xã hội, trước những vấn nạn của quốc gia thưa Cha?


Kính thưa Cha,


Có rất nhiều băn khoăn quanh sự im lặng của Cha trước sự bách hại những người công chính hiện nay. Có người đã đặt ra câu hỏi rằng: sự hiệp thông trong giáo hội Việt Nam chưa có, bởi có nhiều người đang đặt lợi ích và cái tôi của cá nhân mình hơn là mục tiêu vì công lý, hòa bình và sự thật.


Trọng kính Cha,


Giáo hội Việt Nam đã được soi sáng bởi tình yêu và lòng công chính, mà tồn tại đến hôm nay. Lẽ nào chúng ta lại bỏ rơi những tín hữu Công giáo rơi vào vòng lao lý vì niềm tin vào công lý nhiệt thành?


Con kính chúc Cha luôn bình an và nhiệt huyết trong hồng ân Chúa Jesus và Chúa Thánh Thần.



Sài Gòn, 28.9.2011


Phaolo Nguyễn Hồ Nhật Thành

Nguồn: Paul Nguyen’s Facebook

http://www.nuvuongcongly.net/cong-ly/th%C6%B0-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%99t-b%E1%BA%A1n-tr%E1%BA%BB-tan-tong-g%E1%BB%ADi-d%E1%BB%A9c-cha-nguy%E1%BB%85n-thai-h%E1%BB%A3p/

Ngay sau khi xảy ra vụ đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm, cho thấy phía Mỹ đánh giá hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam như côn đồ . Hàng trăm công an, côn đồ đã phá sập Thánh giá ở giáo xứ Ðồng Chiêm, giáo phận Hà Nội, dùng lựu đạn cay để giải tán giáo dân, dẫn đến 12 người bị thương. Và cuộc vận động đưa VN trở lại danh sách CPC đã được tiếp tục, để làm áp lực buộc Việt Nam phải tôn trọng tự do tôn giáo một cách đúng đắn để cho người dân trong nước được hưởng quyền tự do tôn giáo thực sự và những quyền tự do căn bản khác.





+++++++++++++




WESTMINSTER (NV) -Ba bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ năm 2010, ngay sau khi xảy ra vụ đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm, cho thấy phía Mỹ đánh giá hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam như côn đồ.






Giáo dân Ðồng Chiêm dựng một Thánh giá bằng tre để thay thế Thánh giá bị nhà cầm quyền triệt hạ. (Hình: Vietcatholic.net)


Vụ Ðồng Chiêm được xem là quan trọng tới mức đại diện Bộ Ngoại Giao Mỹ qua Việt Nam đã tiếp tục nhắc lại.


Bản công điện của Tòa Ðại Sứ Mỹ ngày 12 tháng 1, 2010 và bị Wikileaks tiết lộ, cho thấy Tòa Ðại Sứ Mỹ bày tỏ sự quan ngại về hành động đàn áp Công Giáo ở Ðồng Chiêm.


Hàng trăm công an và côn đồ phá sập Thánh giá ở giáo xứ Ðồng Chiêm, giáo phận Hà Nội, ngày 6 tháng 1, 2010. Các nguồn tin Công Giáo đáng tin cậy nói người ta đã dùng lựu đạn cay để giải tán giáo dân và đến 12 người bị thương. Giáo phận ở Hà Nội gọi việc triệt phá Thánh giá là “phạm thánh” và mô tả hành động đàn áp giáo dân là “hành động man rợ và bất nhân.” Nhà cầm quyền địa phương và Bộ Công An thì nói giáo xứ Ðồng Chiêm đã vi phạm pháp luật khi dựng Thánh giá trên đất công nên họ có quyền thi hành pháp luật cũng như chối không có dùng bạo lực đàn áp giáo dân.


Bức công điện nói tham tán chính trị của Tòa Ðại Sứ Mỹ nói với cầm quyền Việt Nam là họ có tin tức đáng tin cậy là công an đã dùng bạo lực và khuyến cáo nhà cầm quyền Hà Nội đừng nên làm phức tạp thêm cho các nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước. Ðại sứ Mỹ lập lại điều này khi ăn trưa với thứ trưởng Bộ Công An ngày 13 tháng 1, 2010. “Theo nguồn tin trong Giáo hội Công Giáo,” bức công điện viết, “vào khoảng 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1, 2010, từ 600 đến 1,000 công an, an ninh, và 'côn đồ' địa phương, một số võ trang với súng, gậy, lựu đạn cay, chó của cảnh sát, vây các giáo xứ Nghĩa Ái, Túy Hiền và Ðồng Chiêm.” Công điện cho biết:


“Họ chận đường lên Núi Thờ (gần xã An Phú thuộc huyện Mỹ Ðức, Hà Nội) và bắt đầu triệt hạ Thánh Giá. Giáo dân Ðồng Chiêm yêu cầu lực lượng công an ngừng lại nhưng không được.”


Nhóm người này, được công điện gọi chung là “công an/an ninh/cá nhân có vũ trang,” quây quanh chân núi và bắn lựu đạn cay vào một số giáo dân. “Khoảng 12 giáo dân bị đánh trong đó 2 người bị thương nặng phải đi bệnh viện,” công điện cho biết. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội ra bản tuyên bố xác định là chủ ngọn núi và gọi hành vi triệt hạ Thánh Giá là một hành động “phạm thánh.” Ngày 8 tháng 1, công điện nói: “10 giám mục ở miền Bắc ra bản tuyên bố gọi việc triệt hạ Thánh giá và đàn áp giáo dân là 'hai cách của chính sách mà nhà cầm quyền sử dụng để giải quyết các tranh chấp tôn giáo.'”


Cũng ngày hôm đó, Ủy Ban Nhân Dân huyện Mỹ Ðức phản bác lại là Thánh giá đã được xây dựng bất hợp pháp từ tháng 3 năm 2009. Bộ Công An gọi điện thoại mời Tham Tán Chính Trị Tòa Ðại Sứ Mỹ gặp Ðại Tá Châu, công điện nói. Cuộc gặp mặt diễn ra ngày 10 tháng 1, 4 ngày sau vụ Ðồng Chiêm.


Ðại Tá Châu muốn “đính chính” các tin tức loan truyền tại Việt Nam và hải ngoại qua các nguồn thông tin nhằm “vu cáo” nhà cầm quyền và thành tích cải thiện tự do tôn giáo ở Việt Nam.


Ðại Tá Châu không tự nói, mà đọc một tờ giấy mà ông nói đã được lãnh đạo Bộ Công An thông qua, để cung cấp quan điểm “chính thức”: Ông nói giáo xứ Ðồng Chiêm đã dựng Thánh giá hồi tháng 3, 2009 với sự yểm trợ của Giáo Hội Công Giáo trên đất thuộc thẩm quyền địa phương. “Hành vi trái phép” này vi phạm các luật lệ của Việt Nam. Ông này nói cha xứ địa phương đã cầm đầu hàng trăm tu sĩ, nữ tu, giáo dân chống nhà cầm quyền địa phương và nhà cầm quyền không dùng bạo lực để giải tán. Chỉ có 2 người bị thương nhẹ mà lại là hậu quả của sự xô xát giữa những người đó và người đứng xem.


Tham tán chính trị Tòa Ðại Sứ Mỹ trả lời là có các tin đáng tin cậy cho biết công an dùng bạo lực nhưng Ðại Tá Châu phủ nhận. Tham tán nói chính phủ Việt Nam có quyền bảo vệ pháp luật. Ðại diện tòa đại sứ lưu ý là thái độ của Hoa Thịnh Ðốn rất buồn khi thấy nhân quyền ở Việt Nam xấu đi thời gian gần đây, đặc biệt hai vụ Ðồng Chiêm và tu viện Bát Nhã ở Lâm Ðồng xảy ra gần với nhau.


Bản công điện kết luận là không tin những lời Ðại Tá Châu nói công an không dùng bạo lực cũng như không gây thương tích cho giáo dân.


Tuy nhiên, bản công điện nói rằng ở lúc này còn sớm để biết chắc vụ việc Ðồng Chiêm là tôn giáo hay tranh chấp đất đai. Bản công điện ký tên Ðại Sứ Michalak nói nghi ngờ vụ việc trộn lẫn cả hai. Dù sao, cách thức giải quyết vụ việc của nhà cầm quyền, từ Bát Nhã đến Ðồng Chiêm đều có tính cách “côn đồ,” đe dọa làm lu mờ các tiến bộ đã đạt được ở những lãnh vực tự do tôn giáo quốc tế khác, ông viết.


Hai tuần sau vụ Ðồng Chiêm, bức công điện ngày 20 tháng 1, 2010 của Ðại Sứ Michalak gửi về Washington nhận định vụ đàn áp Bát Nhã (cuối năm 2009) và vụ Ðồng Chiêm có dấu hiệu như nằm trong chiến dịch đàn áp nhân quyền khi gần đến dịp chuẩn bị cho Ðại Hội Ðảng vào đầu năm 2011. Tuy nhiên, công điện này nhận định rằng cả hai vụ việc căn bản là tranh chấp đất đai nên không hội đủ tiêu chuẩn được qui định bởi đạo luật có từ năm 1998 (International Religious Freedom Act).


Vụ Ðồng Chiêm được nhắc lại trong phiên họp giữa Nguyễn Bá Hùng, vụ trưởng Vụ Mỹ Châu của Bộ Ngoại Giao CSVN với ông Scot Marciel, phụ tá thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ, theo công điện 10 tháng 2, 2010. Ông Marciel tái xác nhận sự cam kết về bang giao với Việt Nam nhưng lưu ý ông Hùng là những vụ bỏ tù các người bất đồng chính kiến, sự giải quyết các vụ Bát Nhã và Ðồng Chiêm kém cỏi, có thể dẫn đến các nghi ngờ về sự cam kết cải cách của Việt Nam về một nhà nước pháp quyền.



Ðón đọc ngày mai: Bí thư Thanh xử Thiếu tướng Thanh




Liên lạc tác giả:
NamPhuong@nguoi-viet.com


....

TríchBài : Ở Ðồng Chiêm, nhà nước hành xử như côn đồ

Nam Phương/Người Việt



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137786&z=321

VIDEO : http://www.youtube.com/watch?v=e1Mr6GbWluI&feature=player_embedded






++++++++++++




Cuộc vận động đưa VN trở lại danh sách CPC




Theo công luận quốc tế và giới truyền thông hải ngoại thì quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo tại Việt Nam bị hạn chế, bị kiểm soát gắt gao, chỉ những tôn giáo do nhà nước dựng lên và quản lý mới được hoạt động.



Photo courtesy of wordpress.com

Ông Nguyễn Tấn Lạc tại buổi lễ ra mắt Ủy Ban Vận Động CPC


Vậy tại sao Hà Nội không bị Hoa Kỳ đưa tên vào danh sách CPC, tức là những quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo? Đỗ Hiếu trao đổi với ông Nguyễn Tấn Lạc, Điều Hợp Viên Ủy Ban Vận Động Đưa CSVN Trở Lại Danh Sách CPC, từ California.


  • Lý do


Đỗ Hiếu: Xin ông cho biết về mục đích, thành phần nhân sự và hoạt động của Ủy Ban Vận Động CPC?


Ông Nguyễn Tấn Lạc: Ủy Ban Vận Động CPC được thành lập với mục đích chính là tranh đấu cho tự do tôn giáo. Ủy ban vận động đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC vì đây là một mục tiêu tranh đấu gần cận nhất có thể đạt được, để vận động Bộ Ngoại Giao hay quốc hội Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở vào danh sách CPC, làm áp lực với Việt Nam phải tôn trọng tự do tôn giáo. Về thành phần nhân sự thì chúng tôi có rất nhiều các vị cố vấn tại Vùng Hoa Thịnh Đốn cũng như các nơi khác, rất quen thuộc, là những vị nhân sĩ, giáo sư trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi bắt đầu chính thức hoạt động ngày 12 tháng 12, 2010, ngày ra mắt Ủy Ban tại Nam California. Xin nhắc lại mục đích chính của chúng tôi là để vận động và tranh đấu cho tự do tôn giáo ở Việt Nam.


Đỗ Hiếu: Theo ông vì sao Hà Nội không bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa tên vào danh sách CPC?


Ông Nguyễn Tấn Lạc: Sở dĩ kỳ này Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chưa đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC, là không ngoài quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ, vì Hoa Kỳ muốn duy trì mới quan hệ gần cận với Việt Nam, khuyến khích, giúp Việt Nam đẩy mạnh sự thay đổi trong nước. Đó là điều không có gì ngạc nhiên, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, mặc dù Bộ Ngoại Giao Mỹ nhìn nhận là còn rất nhiều vấn đề vi phạm tự do tôn giáo cũng như về nhân quyền ở Việt Nam.



Hoa Kỳ chưa đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC, điều đó dễ hiểu, nhưng chúng tôi nhìn thấy rằng, đúng ra Bộ Ngoại Giao hay chính phủ Hoa Kỳ thấy quyền lợi của Hoa Kỳ cũng là quyền lợi của nhân dân Việt Nam, mà người dân Việt Nam đã bị cộng sản cai trị dưới một chế độ độc tài suốt ba phần tư thế kỷ qua, người dân không hề được hưởng quyền tự do căn bản, mà trong đó tự do tôn giáo là cái quyền cao nhất, thiêng liêng nhất thì đáng lẽ ra Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại CPC.


Sau khi đã cho ra khỏi danh sách này mấy năm, sự vi phạm tự do tôn giáo vẫn còn và rất trầm trọng, mỗi ngày một nhiều hơn. Quan niệm của Hoa Kỳ không sai, nhưng cũng nên cân nhắc rằng quyền lợi của nhân dân Việt Nam là quan trọng, trong mối bang giao giữa hai nước, chứ không phải là quyền lợi của đảng cộng sản Việt Nam, hay là nhà cầm quyền Việt Nam.”


  • Kết quả


Đỗ Hiếu: Như vậy, công cuộc vận động của cộng đồng Người Việt hải ngoại và của Ủy Ban vận Động CPC có hy vọng đạt được kết quả như mong muốn hay không?


Cuộc đi bộ vì tự do tôn giáo Việt Nam tại California sáng 24/01/2010. Photo courtesy of danviet.de


Ông Nguyễn Tấn Lạc: Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, dù Bộ Ngoại Giao Mỹ không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, nay chúng tôi vẫn còn tiếp tục vận động Bộ Ngoại Giao để xét lại việc này. Chúng tôi rất đồng ý với ông Chủ Tịch Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, cũng như dân biểu Ed Royce, dân biểu Sanchez và nhiều dân biểu khác đều nhìn nhận rằng quyết định vừa rồi của Bộ Ngoại Giao là một sai lầm, vì thế chúng tôi phải đẩy mạnh công cuộc vận động một lần nữa, mong rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ sẽ xét lại, hay ít ra cũng có một số biện pháp làm áp lực buộc Việt Nam phải tôn trọng tự do tôn giáo một cách đúng đắn để cho người dân trong nước được hưởng quyền tự do tôn giáo thực sự và những quyền tự do căn bản khác.


Đỗ Hiếu: Nếu không bị Washington đưa vào lại danh sách CPC thì có cách nào khuyến cáo nhà cầm quyền Việt Nam, để yêu cầu họ cho các tôn giáo chân chính được sinh hoạt thật sự tự do?


Ông Nguyễn Tấn Lạc: Nếu Hoa Kỳ không đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tôi nghĩ là Bộ Ngoại Giao vẫn có thể áp dụng những biện pháp khác, trong đó có những khuyến cáo hay những đòi hỏi, vẫn có thể làm được, yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng, cải thiện quyền tự do tôn giáo, bằng nhiều cách khác nhau.


Đó là tùy theo sự khéo léo về ngoại giao qua vị đại sứ mới, có những khuyến cáo hay biện pháp đòi hỏi Việt Nam phải cho các tôn giáo thực sự đã có ở Việt Nam, hàng mấy nghìn năm qua, trước khi có đảng cộng sản, được tự do hoạt động. Những tôn giáo đã có từ lâu đời ấy, trước khi hoạt động đều phải xin phép nhà cầm quyền Việt Nam, là điều rất phi lý.



Hoa Kỳ vẫn có thể áp dụng một số biện pháp nếu như chưa muốn đưa Việt Nam vào lại CPC, đã có dự trù từ những khuyến cáo này đến khuyến cáo khác, và cần nhấn mạnh rằng quyền lợi của Hoa Kỳ và quyền lợi của người dân Việt Nam là tối thượng và chính phủ Việt Nam cần phải lắng nghe tiếng nói của người dân trong nước, cũng như những khuyến cáo từ chính phủ Hoa Kỳ mà chấm dứt những hành vi đàn áp tôn giáo trong nước.


Dù được che đậy dưới bất cứ hình thức khéo léo gì, như các vụ lấy đất của Nhà Thờ để dùng vào những mục đích khác, hay ngăn cản sinh hoạt tôn giáo, bắt các tôn giáo lúc nào cũng phải xin phép, trình báo nội dung những buổi lễ cầu nguyện. Tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ cần lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa, điều đó sẽ buộc Việt Nam phải thi hành chính sách tự do tôn giáo một cách đúng đắn.


Đỗ Hiếu: Xin cám ơn ông Nguyễn Tấn Lạc, Điều Hợp Viên, Ủy Ban Vận Động Đưa Cộng Sản Việt Nam Trở Lại Danh Sách CPC đã dành thời giờ cho đài chúng tôi.

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/campaign-put-vn-back-cpc-list-dh-09282011162549.html



Mỹ tạm ngừng khoản chi 1 triệu đôla cho chương trình giúp tìm lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh sau khi chính phủ ở Hà Nội từ chối tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa. Ông cho biết chương trình bị ngừng "cho đến khi chúng tôi có sự bảo đảm vững chắc rằng chương trình sẽ áp dụng bình đẳng cho những người từng chiến đấu cho mọi bên".







Ông Webb phản đối việc phân biệt đối xử giữa lính 'Việt Cộng' và Việt Nam Cộng hòa


Bộ Ngoại giao Mỹ tạm ngừng khoản chi 1 triệu đôla cho chương trình giúp tìm lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh sau khi chính phủ ở Hà Nội từ chối tìm hài cốt lính Việt Nam Cộng Hòa.


Tin này được Thượng Nghị sỹ Jim Webb loan báo hôm 29/09 - ông từng là Thủy quân Lục chiến ở Việt Nam và thường xuyên thăm Việt Nam từ 1991.



Ông nói chương trình bị ngừng "cho đến khi chúng tôi có sự bảo đảm vững chắc rằng chương trình sẽ áp dụng bình đẳng cho những người từng chiến đấu cho mọi bên".


Hồi tuần trước, Thượng Nghị sỹ Jim Webb đã kêu gọi cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - ngừng chương trình.


  • 'Mục tiêu hòa giải'



Vị chủ tịch Ủy ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Mỹ nói trong một thông báo hôm 22/9:


"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc."


"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."


Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang
"trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".




Ông Webb nói Nghĩa trang Biên Hòa, nay là Bình An, đang ở trong tình trạng "cực kỳ hoang tàn và đổ nát"


Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.


Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."


Các chuyên gia nói Bấm Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.


Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Bấm quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.


Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có Bấm bình luận về quyết định này.


Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.


Bấm Trở về đầu trang
Facebook
Twitter
Chia sẻ
Gửi cho bạn bè
In trang này


Thêm về tin này

Các bài liên quan

'VN cần công bằng trong hòa giải'

23.09.11
Mỹ giúp VN tìm quân nhân mất tích

19.11.10,

QUAN HỆ VIỆT - MỸ
Mỹ tìm kiếm quân nhân mất tích ngoài khơi VN

20.06.11,

CUỘC CHIẾN VIỆT NAM
Cựu quân nhân Mỹ giúp VN tìm hài cốt bộ đội

20.01.11,

CUỘC CHIẾN VIỆT NAM
Trao trả hài cốt lính Mỹ

09.04.11,

CUỘC CHIẾN VIỆT NAM
Ông Jim Webb gặp chuyên gia về Biển Đông

24.08.11
Thượng nghị sỹ Jim Webb thăm Việt Nam

18.04.11
Mỹ 'cần có bước tiếp cận mới' về buôn người

08.04.11
Ông nghị lên tiếng

28.01.10
Thượng nghị sỹ Mỹ chỉ trích phiên xử

28.01.10


Bài : Mỹ ngừng khoản tiền tìm hài cốt tử sĩ


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/09/110930_viet_mia_funding_frozen.shtml



Sau những chuyến thăm đầy quan tâm thì điều mà các em nhận được cũng chỉ là những … lời hứa. -----> Hàng chục học sinh vẫn ngày ngày vô tư đến trường bằng chiếc bè tạm bợ mà không biết nguy hiểm đang rình rập.



Từ hôm bị lật bè, rớt xuống nước, Điểu Uyên (7 tuổi, học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, xã Đăk RMoan) lúc nào cũng nơm nớp lo sợ mỗi khi đến trường. Uyên kể, bữa đó em và các bạn đang trên đường về nhà, ra đến giữa hồ trời bỗng nổi gió to, đẩy bè nghiêng một bên, em cùng các bạn bị xô về một phía.


Đêm trước mưa to, chiếc bè ván trở nên trơn trượt, vậy nên dù đã cố sức trụ lại song cuối cùng tất cả người trên bè đều trôi tuột xuống nước. Cả đám trẻ kêu cứu thất thanh nhưng đáp lại chỉ là tiếng vọng của chúng, bốn bề vắng ngắt chẳng một bóng người…



++++++++++++++




"Nhắm mắt" liều mình xuống bè... đến trường



Hàng chục học sinh bon Đăk RMoan vẫn ngày ngày vô tư đến trường bằng chiếc bè tạm bợ mà không biết nguy hiểm đang rình rập.



Quyền tới trường của trẻ em là thế này đây:


- Để nuôi chữ, người lớn ở bon đã “sáng chế” ra một chiếc bè chứa đầy hiểm nguy cho con em họ vượt lòng hồ Thủy điện Đăk RTih đi học.



Con đường đến trường của học sinh bon Đăk RMoan (xã Đăk RMoan, thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông) “bỗng dưng” xa lắc, gập ghềnh, lầy lội khiến không ít em toan bỏ trường.



  • “Nhắm mắt” xuống bè



Từ hôm bị lật bè, rớt xuống nước, Điểu Uyên (7 tuổi, học sinh lớp 2, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, xã Đăk RMoan) lúc nào cũng nơm nớp lo sợ mỗi khi đến trường. Uyên kể, bữa đó em và các bạn đang trên đường về nhà, ra đến giữa hồ trời bỗng nổi gió to, đẩy bè nghiêng một bên, em cùng các bạn bị xô về một phía.
Đêm trước mưa to, chiếc bè ván trở nên trơn trượt, vậy nên dù đã cố sức trụ lại song cuối cùng tất cả người trên bè đều trôi tuột xuống nước. Cả đám trẻ kêu cứu thất thanh nhưng đáp lại chỉ là tiếng vọng của chúng, bốn bề vắng ngắt chẳng một bóng người…


“Cũng may có mấy anh lớp lớn biết bơi, kéo chúng em lại bè rồi cứ thế bám vào nhau dìu dần vào bờ”- giọng Uyên chưa hết bàng hoàng.


Sau lần thoát chết ấy, chỉ cần đến gần bờ hồ, chân Uyên như có tảng đá to buộc vào nhấc không nổi nữa. Đã đôi lần Uyên muốn vứt sách theo bố mẹ lên rẫy. Nhưng rồi Uyên đắn đo, bao nhiêu bạn vẫn đi đó có sao đâu? Mà phía bên kia, chỉ còn cách một hơi chạy nữa thôi, có rất nhiều điều mới mẻ đang đón chờ…
Thế là Uyên lại “nhắm mắt” xuống bè. “Sợ lắm, nhưng em muốn đến trường”- Uyên nói.


Hồi học lớp 1, từ nhà Uyên đến trường chỉ bằng thời gian ăn hết bữa cơm. Từ bữa bị lòng hồ Thủy điện Đăk RTih chặn đường, Uyên phải dậy từ 4 giờ sáng để đi học nhưng hôm nào cũng muộn. Mấy bữa đầu, lũ trẻ còn cố, nhưng rồi đôi chân cứ mỗi ngày nặng hơn, cuối cùng Uyên cùng nhiều bạn trong bon nghỉ học. Nếu bố mẹ không “sản xuất” chiếc bè có lẽ Uyên cũng như nhiều học sinh khác trong bon phải vĩnh viễn từ bỏ giấc mơ đến trường.


Chiếc bè mà Uyên cùng các bạn đang dùng để đến trường, do chính bố mẹ các em “sáng chế” ra. Bè rộng chừng 10m2, được ghép bằng ván, bên dưới là 6 chiếc thùng phuy.


Để “chạy” được, người ta buộc một đầu sợi dây cước nhỏ hơn chiếc đũa vào dưới đáy bè. Sau đó, sợi dây này mắc vào 2 chiếc ròng rọc cố định buộc vào 2 bụi cây ở hai bên bờ hồ, rồi buộc đầu còn lại vào bè tạo thành một vòng khép kín. Muốn bè chạy, các em chỉ cần nắm sợi dây cước kéo ngược hướng muốn đến.
Có điều, do bên dưới là 6 cái phuy, lực cản quá lớn, nên những đứa trẻ như Uyên phải dùng hết sức mới “khởi động” được bè. Chỗ các em đi qua, tuy ngắn (khoảng 500m) nhưng mực nước có nơi sâu hơn 50m. Vất vả và vô cùng nguy hiểm nhưng dù sao vẫn đỡ hơn là phải vật lộn với 10km đường đèo dốc, lầy lội để đến trường.


Hôm chúng tôi ghé thăm, trên chiếc bè có khoảng gần 20 em đang chuẩn bị “vượt” hồ về nhà. Xung quanh lòng hồ, ngoài các em ra tuyệt nhiên không có một bóng người lớn. Thị An (lớp 3) kể: “Hôm nào cháu cũng kéo bè phồng rộp cả tay. Nó nặng lắm, chúng cháu phải cố hết sức mới đưa nó đi được.“Cháu không biết bơi, nhưng nếu có bị rớt xuống nước, cháu sẽ… bơi. Cháu rất sợ, nhưng bố mẹ bận lên rẫy không đưa cháu đi được”.


Cũng như Thị An, gần một nửa học sinh (lớn nhất mới học lớp 4) trên chiếc bè hôm ấy đều không biết bơi. Hỏi: “Các cháu có sợ không?”. Lũ trẻ nhao nhao: “Có ạ!”. “Sợ sao vẫn đi?”, “Vì chúng cháu rất muốn đến trường…”. Liền sau đó là tiếng nô đùa của bọn trẻ trên chiếc bè nhỏ xíu. Cái cách vô tư của chúng không khỏi làm người lớn đau lòng. Chúng đâu biết rằng mình đang đối diện với hiểm nguy đến mức nào.
Chỉ nhận được... lời hứa


Ở bon Đăk RMoan có hơn 80 học sinh theo học tại Trường Tiểu học Bế Văn Đàn. Ngoài một số em học cấp 2 được bố mẹ “đặc cách” cho đi xe máy, số còn lại đều phải đến trường bằng bè. Trước đây, nhà em nào xa lắm cũng chỉ cách trường khoảng 3km. Nhưng từ khi lòng hồ Thủy điện Đăk Rtih tích nước, lối đi này bị ngập, nên các em phải đi đường vòng xa hơn gấp 3-4 lần. Bởi thế mà phụ huynh các em đã nghĩ ra việc đóng bè cho các em đi học. Và chuyện này chính quyền cũng như nhà trường sẽ không biết nếu không xảy ra vụ “đắm bè” hồi cuối tháng 8 vừa rồi.


Sau tai nạn ấy, phụ huynh các em đã đến trường phản ánh. Lúc này, ông Bùi Ngọc Đương - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, mới “tá hỏa”. Ngay sau khi “thị sát” các em kéo bè đến trường, một mặt ông Đương cho giáo viên trong trường đến từng nhà các em, căn dặn phụ huynh không được để các em đến trường trong những ngày mưa gió, vận động phụ huynh cử người giám sát việc các em đi- về. Mặt khác, ông Đương cấp tốc báo cáo tình hình lên cấp trên tìm hướng giải quyết, đồng thời, tổ chức ngay một cuộc họp với các giáo viên thống nhất phương án sẽ dạy bù cho học sinh.


Theo ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đăk Nông, Phó ban Phòng, chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đăk Nông, việc phòng ngừa bảo đảm an toàn cho các em không nằm ngoài khả năng nếu các đơn vị liên quan có “tâm”. Lẽ ra, khi thực hiện dự án Công ty cổ phần Thủy điện Đăk RTih nên đề xuất, lập và thực hiện thêm hạng mục nội dung đi lại an toàn trên hồ.


Sau động thái tích cực này của nhà trường, UBND thị xã Gia Nghĩa đã có một vài chuyến vào thăm trường. Sự quan tâm ấy phần nào là nguồn động viên đối với học sinh cũng như nhà trường. Có điều sau những chuyến thăm ấy, điều mà các em nhận được cũng chỉ là những… lời hứa.


Phía lãnh đạo xã, ông Trần Đăng Tùng - Chủ tịch UBND xã Đăk RMoan, sau khi biết việc, cũng tỏ ra rất lo lắng. Song lực bất tòng tâm, ông Tùng ngỏ ý với Công ty cổ phần Thủy điện Đăk RTih (chủ đầu tư Công trình Thủy điện Đăk RTih) xin hỗ trợ áo phao, gia cố bè cho các em, đồng thời cũng nhiều lần báo cáo sự việc lên cấp trên.


Hôm chúng tôi đến làm việc, ông Tùng cho biết, phía thị xã vẫn chưa thấy có trả lời cụ thể. Còn phía Công ty cổ phần Thủy điện Đăk RTih cũng chỉ mới… hứa. Mãi cách đây vài hôm, ông Tùng mới gọi điện cho tôi, vui mừng thông báo: “Các em đã được cấp áo phao”. Nhưng đó vẫn chỉ là giải pháp tình thế.


Ông Tùng cho biết, người ta đang tính làm một chiếc cầu phao cho các em. Song “cách này không hiệu quả vì mực nước lòng hồ lên xuống thất thường, chẳng mấy chốc mà cầu phao đứt gãy. Một chiếc cầu treo xem ra đỡ tốn kém nhưng khá hiệu quả. Nó không chỉ dùng cho các em đến trường mà cũng rất cần thiết cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào MNông tại đây. “Vài tỷ đồng để cả ngàn con người có cuộc sống ổn định thì quá rẻ”- ông Tùng tính.


Duy Hậu


"Nhắm mắt" liều mình xuống bè... đến trường






+++++++++++++++



Hình ảnh BMVN ---> Hơn 410 tỉ đồng để xây 1 ... "cục đá" hoành tráng trong khi những bà mẹ Việt Nam thì ...


http://bietkichxaxu.multiply.com/photos/album/9/9




Stand By Me | Playing For Change | Song Around the World


Playing for Change is a multimedia music project created by the American producer and sound engineer Mark Johnson with his Timeless Media Group, that seeks to bring together musicians from around the world. Playing For Change also created a separate non-profit organization called the Playing For Change Foundation which builds music schools for children around the world.


http://www.youtube.com/watch?v=Us-TVg40ExM




Song: "Extreme Ways - Bourne's Ultimatum" by Moby.



Footage taken from the movies:
-- The Bourne Identity
-- The Bourne Supremacy
-- The Bourne Ultimatum









Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

“Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.


“Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.

Chuyện “Mẹ hy sinh cứu con” làm Internet nóng ran



Một phụ nữ trẻ đã hy sinh thân mình để che chở và bảo vệ đứa con nhỏ của cô trong trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản hồi tháng 3. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.





Câu chuyện xúc động này đang lan truyền khắp thế giới mạng, khiến nhiều người phải thán phục trước tình mẫu tử thiêng liêng và tinh thần dũng cảm của người Nhật.


Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn. Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.


Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.


Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao, viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: “Một đứa bé! Có một đứa bé!”.


Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.


Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.


Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt: “Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con”.


Theo Thanh Hảo (VNN / T.H)



Khai trương Trung Tâm Văn Hóa Mỹ tại Sài Gòn ( ở lầu 8 cao ốc Diamond Plaza, cạnh nhà thờ Ðức Bà ) lần đầu tiên từ sau năm 1975 . Trung tâm có đầy đủ các tài liệu, sách báo mọi ngành từ văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế, thương mại, ngoại giao, văn học-nghệ thuật... dành cho mọi công dân đến để nghiên cứu hoàn toàn miễn phí.



Khai trương Trung Tâm Văn Hóa Mỹ tại Sài Gòn




SÀI GÒN (PL) - Lần đầu tiên tại Sài Gòn từ sau năm 1975, chính phủ Hoa Kỳ mở lại Trung Tâm Văn Hóa để đón công chúng, sau Hà Nội và Ðà Nẵng.





Sinh viên theo dõi kết quả bầu cử Tổng Thống Mỹ hồi năm 2008 tại Tòa Ðại Sứ Mỹ ở Hà Nội. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images)


Trung tâm này đặt tại lầu 8 cao ốc Diamond Plaza giữa phố Sài Gòn thị tứ, cạnh nhà thờ Ðức Bà và cách Dinh Ðộc Lập cũ không xa.


Theo các viên chức lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, Trung Tâm Văn Hóa Mỹ mở cửa vào các buổi chiều từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần.


Buổi khai trương Trung Tâm Văn Hóa Mỹ ở Sài Gòn hôm 28 tháng 9 có sự hiện diện của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, David Shear. Ông Shear cho rằng Trung Tâm Văn Hóa này là nơi “tạo ra cơ hội trao đổi hoạt động văn hóa, tăng cường sự hiểu biết và là chiếc cầu nối giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để mở rộng các mối quan hệ trực tiếp giữa nhân dân hai nước.”


Ðại Sứ Davida Shear cũng hứa hẹn biến Trung Tâm Văn Hóa Mỹ thành nơi nghiên cứu, học hỏi nền văn hóa Hoa Kỳ dành cho người dân Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi. Người Sài Gòn nay có thể đến Trung Tâm Văn Hóa Mỹ xem phim để luyện tiếng Anh, tham dự trò chơi có tính chất giáo dục...





Khu thương xá Diamond Plaza tại Sài Gòn nơi có trụ sở Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ. (Hình: Internet)


Trung Tâm Văn Hóa Mỹ có đầy đủ các tài liệu, sách báo mọi ngành từ văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế, thương mại, ngoại giao, văn học-nghệ thuật... dành cho mọi công dân đến để nghiên cứu hoàn toàn miễn phí.


Trước năm 1975 tại Sài Gòn, Trung Tâm Văn Hóa Mỹ đặt tại đường Lê Quí Ðôn, quận 3 hoạt động song song với Hội Việt Mỹ ở đường Mạc Ðỉnh Chi, quận 1 góp phần nâng cao kiến thức cũng như trình độ tiếng Anh của người Sài Gòn thời đó.(PL)



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137745&z=2

“Luật Biểu Tình” do “Bộ Công An” “chuẩn bị” thì chắc chắn phải đưa ra những điều cột buộc chặt chẽ “xin-cho” để ai muốn xin phép biểu tình không có lợi cho nhà cầm quyền sẽ không thể nào có giấy phép. Luật chỉ là nhằm bảo vệ lợi ích cai trị của nhà cầm quyền độc tài đảng trị, không phải để dân hành sử quyền tự do phát biểu như Hiến Pháp công nhận.




+++++++++++++



HÀ NỘI (TH) - Không phải Quốc Hội soạn thảo luật mà chính ông thủ tướng ra lệnh cho Bộ Công An soạn thảo “Luật Biểu Tình” để dễ bắt và bỏ tù những ai đi biểu tình mà không có xin phép nhà nước?





Người dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc ngày 14 tháng 8, 2011. (Hình: Ba Sam Blog)



Khác với các nước tự do dân chủ mà luật thường do các dân biểu, nghị sĩ soạn thảo với một ban chuyên viên cố vấn về luật, ở Việt Nam, báo điện tử Bee.net ngày Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011 cho hay “Dự án Luật Biểu Tình không bộ nào đề xuất mà chính thủ tướng chính phủ đưa ra và giao cho Bộ Công An chuẩn bị.”



Hầu như các đạo luật đều là những văn bản luật pháp do các cơ quan, bộ ngành của nhà nước soạn thảo nhằm bảo vệ lợi ích của bộ hay ngành, hay nhà nước, không phải bảo vệ quyền lợi quần chúng. Chính vì vậy luật lệ của Việt Nam thường bị đả kích là tròng tréo lẫn nhau, phản hiến pháp, phản nghịch với các điều luật và công ước quốc tế mà Việt Nam ký cam kết tuân thủ.



Báo bee.net vừa nói thuật theo lời Bộ Trưởng Tư Pháp Hà Hùng Cường trong một phiên họp của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội chiều ngày 28 tháng 9, 2011 “khi cho ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ QH khóa XIII.”



Quốc Hội CSVN khóa XIII dự trù chỉ hơn một tháng, từ ngày 20 tháng 10, 2011 và bế mạc ngày 26 tháng 11, 2011 thường được gọi là cơ chế dấu cao su (rubber stamp) theo cách viết của báo chí quốc tế. Gọi là “cơ quan quyền lực cao nhất nước” nhưng Quốc Hội lại cũng là những người cầm đầu đảng và nhà nước nên những gì được đưa ra biểu quyết hiếm khi bị bác bỏ.




“Luật Biểu Tình” lại do “Bộ Công An” “chuẩn bị” thì chắc chắn phải đưa ra những điều cột buộc chặt chẽ “xin-cho” để ai muốn xin phép biểu tình không có lợi cho nhà cầm quyền sẽ không thể nào có giấy phép. Luật chỉ là nhằm bảo vệ lợi ích cai trị của nhà cầm quyền độc tài đảng trị, không phải để dân hành sử quyền tự do phát biểu như Hiến Pháp công nhận.



Bản tin của Bee.net có tính cách vu cáo cho người dân ở trong nước thiếu ý thức khi viết rằng luật biểu tình “luật này cần chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thời điểm xem xét, thông qua, điều kiện tổ chức thực hiện để tránh việc lợi dụng kích động quần chúng biểu tình gây rối trật tự an ninh.”



Bản tin Bee.net nói thêm: “Nhưng ý kiến đề nghị chưa ban hành luật này cho rằng nếu ban hành sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội, tạo điều kiện cho các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng biểu tình chống phá chế độ.”



Có vẻ như “Luật Biểu Tình” đang được vội vã soạn thảo để đối phó với các cuộc biểu tình tự phát của người dân, có thể sẽ dẫn tới sự sụp đổ của chế độ.



Từ đầu tháng 6 đến tháng 8, 2011, đã có 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra ở Hà Nội. Lần biểu tình cuối cùng là ngày Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011, công an đã bắt khoảng hơn 40 người tham gia khi họ vừa mới tập trung ở gần bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Một ít người đã bị giam giữ 4 hay 5 ngày sau mới thả sau nhiều cuộc thẩm vấn, đe nẹt. Một số người tham dự biểu tình về sau cho hay họ đã mất việc làm vì áp lực của công an.





Ðại úy công an tên Minh đạp vào mặt Nguyễn Chí Ðức, thanh niên đi biểu tình chống Trung Quốc ngày 17 tháng 7, 2011 ở Hà Nội. (Hình: Dân Làm Báo)



Ngày 17 tháng 7, 2011, đại úy công an tên Minh là đội phó an ninh của quận Hoàn Kiếm đạp vào mặt thanh niên biểu tình tên Nguyễn Chí Ðức khi anh đang bị khiêng ném lên xe buýt. Tấm hình này và cả đoạn video quay cảnh đạp mặt đã được phổ biến rộng rãi trên youtube gây phẫn nộ khắp nơi. Tuy nhiên, Tướng Nguyễn Ðức Nhanh, thứ trưởng Bộ Công An kiêm giám đốc Sở Công An Hà Nội, họp báo chối rằng không có việc người biểu tình bị đạp vào mặt dù có bằng chứng hiển nhiên.



Ngày 18 tháng 8, 2011, một bản thông báo của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội được phổ biến rộng rãi trên hệ thống báo đài của nhà nước “yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát.” Văn bản không có chữ ký đã bị 25 người dân gồm nhiều nhà trí thức nổi tiếng đả kích là không có hiệu lực pháp lý và cũng là ngược với Hiến Pháp. Dù vậy, đến ngày Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011 thì tất cả những người tham dự biểu tình vừa mới tập trung đã bị bắt tất cả.



Theo ý kiến của Luật Sư Nguyễn Văn Ðài qua một bài viết phổ biến trên trang mạng BBC ngày 16 tháng 8, 2011: “Bởi ý nghĩa to lớn của quyền biểu tình và quyền biểu tình là quyền hiến định nên nó không bị hạn chế bởi qui định của các văn bản dưới luật.” (PL)





  • Mới cập nhật

Lãnh sự Mỹ ở Thành Ðô thăm Hà Khẩu
Bắt 2,900 tội phạm cư trú bất hợp pháp
Mỹ vẫn không công bố hình bin Laden bị giết
Công nhân vệ sinh tuần hành toàn quốc
DUI gây tai nạn tại Westminster phải trả mọi chi phí



  • Đọc thêm »
DUI gây tai nạn tại Westminster phải trả mọi chi phí
Mỹ vẫn không công bố hình bin Laden bị giết
Bắc Kinh cảnh cáo láng giềng đừng núp sau dù của Mỹ
Ðích thân thủ tướng CSVN chỉ thị soạn thảo 'Luật Biểu Tình'



Bài: Ðích thân thủ tướng CSVN chỉ thị soạn thảo 'Luật Biểu Tình'


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137754&z=1


VIDEO : http://www.youtube.com/watch?v=SH9biTXcVzc&feature=player_embedded

Cảnh bị đọa đày khắc nghiệt dài lâu của tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu hiện giờ tiếp tục là nỗi bất an và cảm thông của công luận, nhất là sau sự ra đi vĩnh viễn mới đây của những tù nhân đồng cảnh ngộ Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại khi đang trong vòng lao lý – tình cảnh phát xuất từ hành động bị cáo giác là độc đoán, vô cảm của giới cầm quyền VN. Luật sư Nguyễn Bắc Truyển : "Anh Nguyễn Hữu Cầu đã viết gần 500 lá đơn để kêu oan, nhưng cho tới nay cũng không đựợc cứu xét. Hiện nay đối với gia đình, thì họ cố gắng làm sao để có khả năng thuê một luật sư, để có thể tiếp cận với anh Nguyễn Hữu Cầu trong tù." Nhân dịp này, cô Nguyễn Thị Anh Thư cũng ngỏ lời cảm ơn ân nhân khắp nơi từng quan tâm cứu giúp cha cô, để nhờ đó mà hy vọng người cha bị đoạ đày của cô sớm thoát khỏi cảnh lao lý.







Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều tù nhân lương tâm bỏ thân trong trại giam, từ người tù bất khuất Trương Văn Sương ở trại Ba Sao, Nam Hà cho tới người tù chính trị Nguyễn Văn Trại ở nhà tù Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.


Tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu. Hình: Gia đình cung cấp



Những cái chết này làm người ta lo ngại cho số phận của 1 tù nhân thế kỷ khác là ông Nguyễn Hữu Cầu ở trại giam Xuân Lộc. Thanh Quang tìm hiểu về hoàn cảnh hiện giờ của ông Nguyễn Hữu Cầu như sau:



  • Trên 30 năm âm thầm chịu đựng



Vào lúc tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục thọ án tù từ tử hình giảm xuống chung thân hiện được hơn 29 năm, cộng thêm 5 năm bị cưỡng bức gọi là“cải tạo” trước đó, thì cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển, 1 trong số 8 nhà dân chủ VN vừa được giải Hellman/Hammett của Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch, bày tỏ quan ngại như sau:


Nguyễn Bắc Truyển: Trước sự qua đời của tù nhân bất khuất Trương Văn Sương, thì hoàn cảnh của tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu hiện nay không có gì sáng sủa. Có thể nói anh Nguyễn Hữu Cầu là người tù hiện bị giam giữ lâu nhất VN. Và theo tôi được biết thì trên thế giới này, anh Cầu cũng là người bị giam giữ lâu nhất.


Trước sự qua đời của tù nhân bất khuất Trương Văn Sương, thì hoàn cảnh của tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu hiện nay không có gì sáng sủa. Có thể nói anh Nguyễn Hữu Cầu là người tù hiện bị giam giữ lâu nhất VN.


Ông Nguyễn Bắc TruyểnNgười con gái của ông Nguyễn Hữu Cầu, là Nguyễn Thị Anh Thư, không ngăn được nỗi khổ đau sâu đậm này:


Anh Thư: Cháu buồn đã lâu rồi, chứ không phải chỉ có hiện giờ. Bây giờ nuốt nước mắt vào trong chứ nước mắt không còn chảy ra ngoài được nữa. Cháu buồn lâu lắm rồi khi thấy tình cảnh của ba cháu như vậy đó.


Những gì cháu làm được thì cháu đã làm hết rồi, nhưng cũng không thấy câu trả lời. Nói chung cháu thất vọng rất nhiều.


Con trai của ông Nguyễn Hữu Cầu nhưng lấy họ cha dượng sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, là Trần Ngọc Bích, cũng không tránh khỏi ngậm ngùi:


Ngọc Bích: Lúc này ba yếu và ốm lắm. Bởi vì ba bị giam trong đó không có người nào hết, không có ai tiếp xúc, trò chuyện nên ba buồn, ba bệnh và giờ ốm lắm.



  • Đừng để xảy ra một Trần Văn Sương thứ 2



Sức khỏe suy sụp Sức khoẻ của tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu cũng là mối lo âu dai dẳng của con gái ông:


Anh Thư: Chuyến thăm kỳ nầy, cháu thấy ba cháu bi bệnh, bị máu không lên não được nó làm chóng mặt, xay xẩm, té hoài. Ba cháu hiện ốm lắm. Mấy cô chú bên đó có gởi thuốc về nên đôi mắt ba cháu không mờ thêm nữa, dù đôi mắt ba gần mù rồi.


Cách nay khoảng 7 tháng, ông Nguyễn Hữu Cầu bị chuyển vào sâu hơn 6 km từ phân trại K2 tới K3 của nhà tù Xuân Lộc - trong tình trạng bị biệt giam. Câu hỏi được nêu lên là ở K2 đã khắc nghiệt thì bị biệt giam ở K3 hiện giờ, tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu ra sao ? Nguyễn Thị Anh Thư cho biết:



Chị Nguyễn Thị Anh Thư, con gái của ông Nguyễn Hữu Cầu. RFA file



Anh Thư: Cháu thấy trong đó giờ ba buồn hơn khi ở K2. Lúc ba còn ở K2, khi cháu đi thăm thì thấy ba nói rất nhiều. Còn bây giờ ba không nói nhiều nữa, không muốn nói nữa. Có gì cần lắm thì ba mới nói thôi.Vô trong đó thì nhà trại cho ba cái nhà nhỏ nhỏ để ba ở một mình thôi. Mỗi sáng ba ra tự trồng hoa, trồng rau ba ăn. Ba kêu mua hoa để ba trồng. Cháu nghĩ vì không có ai nói chuyện, tâm sự nên ba trồng rau, trồng hoa để giết bớt thời gian.


Cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển lo lắng cho hoàn cảnh hiện giờ của bạn tù Nguyễn Hữu Cầu, và mong sao ông sớm được giải oan:


Nguyễn Bắc Truyển: Anh Nguyễn Hữu Cầu hiện nay bị giam riêng. Trước đây khi còn ở tù thì tôi có ở chung với anh Nguyễn Hữu Cầu tại phân trại số 2, trại giam Xuân Lộc. Nhưng sau đó, khi tôi về được vài tháng thì được biết anh bị giam riêng tại phân trại 3. Đối với anh Cầu thì chuyện bị biệt giam là rất bình thường.


Suốt đời bị đi tù chắc anh Cầu bị giam riêng mà thôi. Vì những phản kháng của anh về vấn đề chính sách trại giam cũng như vấn đề liên quan cái án của anh ấy.


Anh Nguyễn Hữu Cầu đã viết gần 500 lá đơn để kêu oan, nhưng cho tới nay cũng không đựợc cứu xét. Hiện nay đối với gia đình, thì họ cố gắng làm sao để có khả năng thuê một luật sư, để có thể tiếp cận với anh Nguyễn Hữu Cầu trong tù.


Vì vừa qua, sau khi có đơn khiếu nại của cháu Anh Thư là con của anh Cầu để yêu cầu xét lại vụ án, thì tòa án tối cao có yêu cầu gia đình bổ túc án văn sơ thẩm và phúc thẩm của anh Cầu. Những cái án văn này anh Cầu đang giữ trong nhà tù. Nhưng chắc chắn trại giam không giúp anh chuyển những bản sao 2 án văn này tới toà án tối cao.


Chỉ có cách duy nhất là làm sao thuê 1 luật sư để tiếp cận với anh trong tù. Cũng như sao lục các giấy tờ



Đám tang vội vã đơn sơ trong khu vực trại tù Nam Hà, Bắc Việt Nam của anh Trương Văn Sương người tù bị giam hơn 30 năm. Hình: Gia đình cung cấp



tại toà án sơ thẩm Kiên Giang và toà án phúc thẩm tại Saigòn để mong có chính sách nào xem xét lại vụ án của anh Cầu không.



  • Ngàn lời cảm ơn gởi đến quý bác



Nhân dịp này, Nguyễn Thị Anh Thư ngỏ lời cảm ơn ân nhân khắp nơi từng quan tâm cứu giúp cha cô, để nhờ đó mà hy vọng người cha bị đoạ đày của cô sớm thoát khỏi cảnh lao lý:


Anh Thư: Cháu không biết nói gì hơn. Bây giờ nếu được ước một điều hay cho cháu nói một lời thì cháu chỉ van xin những người, những cô, những bác, những chú nào còn quan tâm tới ba thì lên tiếng cho ba cháu về, là cháu mãn nguyện lắm rồi. Chứ cháu không cần gì hơn nữa. Nhân đây cháu xin thay mặt ba cháu kính gởi ngàn lời cảm ơn đến quý bác, chú, cô đã lắng nghe cháu nói. Cháu xin cảm ơn.


Trần Ngọc Bích cũng lo cho số phận của cha khi liên tưởng tới sự ra đi vĩnh viễn trong cảnh tù đầy vưà rồi của tù nhân thế kỷ khác, ông Trương Văn Sương:



Ngọc Bích: Tình hình vưà qua chú Trương Văn Sương cũng vưà mất trong tù. Con nghĩ đến thì thấy hoàn cảnh của ba con cũng y như chú Sương thôi. Con cũng không biết nói gì hơn là nhờ quý bác, quý chú cùng các tổ chức nhân quyền can thiệp để cho ba con được về. Chứ vụ chú Sương làm cho con sợ quá, sợ mai này ba con cũng giống như chú Sương nữa !


Cảnh bị đọa đày khắc nghiệt dài lâu của tù nhân bất khuất Nguyễn Hữu Cầu hiện giờ tiếp tục là nỗi bất an và cảm thông của công luận, nhất là sau sự ra đi vĩnh viễn mới đây của những tù nhân đồng cảnh ngộ Trương Văn Sương, Nguyễn Văn Trại khi đang trong vòng lao lý – tình cảnh phát xuất từ hành động bị cáo giác là độc đoán, vô cảm của giới cầm quyền VN.



Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

In bản tin này Email bản tin này

Bài: Đừng quên tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu

Thanh Quang, phóng viên RFA


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/century-prison-nguyen-huu-cau-09282011082221.html



Yiruma - River Flows in You & Remix

http://www.youtube.com/watch?v=rhN7SG-H-3k





Cool RnB remix








Đề nghị ban quản lý dự án tổ hợp bôxít – nhôm Lâm Đồng bồi thường thiệt hại sự cố tràn hoá chất ra môi trường.



Chiều ngày 27.9, ông Bùi Công Liên, phó giám đốc công ty TNHH trà giống Cao Nguyên (thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) xác nhận đã gửi đơn đến ban quản lý dự án tổ hợp bôxít – nhôm Lâm Đồng yêu cầu đơn vị này phải bồi thường thiệt hại do để sự cố tràn hoá chất ra môi trường.



“Hiện công ty chưa đưa ra mức bồi thường cụ thể, nhưng yêu cầu ban quản lý dự án phải khẩn trương xác minh để bồi thường thiệt hại cho chúng tôi”, ông Liên nói.



Trước đó, vào cuối tháng 7, nguồn nước từ nhà máy alumin Tân Rai thuộc dự án trên thải ra có mùi hắc, sủi bọt, có độ nhờn và được thanh tra sở Tài nguyên và môi tường Lâm Đồng kết luận có nồng độ pH vượt ngưỡng cho phép (pH = 10,53). Nước thải này chảy vào hồ nước rộng khoảng 20ha của công ty, làm cá chết nổi trắng hồ và không thể dùng nước để tưới cho hơn 100ha trà cũng như càphê. Hiện mỗi ngày công ty này phải dùng xe máy cày chở nước máy để tưới trà.



Quang Hà


- Đề nghị ban quản lý dự án tổ hợp bôxít – nhôm bồi thường thiệt hại



http://ttngbt.blogspot.com/2011/09/cong-trinh-boxit-tan-rai-ro-ri-hoa-chat.html



++++++++++++++++

  • GÂY CHẤN ĐỘNG DƯ LUẬN VÌ ĐỂ HÓA CHẤT RÒ RĨ CHỈ SAU VÀI THÁNG HOẠT ĐỘNG . Và sẽ chi gần 200 triệu đô làm một con đường dài 227 cây số để vận chuyển bauxite từ quặng đến nhà máy !!


http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/09/gay-chan-ong-du-luan-vi-e-hoa-chat-ro.html
  • TÂN RAI: NHÀ MÁY KHAI THÁC BAUXITE HAY CĂN CỨ QUÂN SỰ ?


http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/09/theo-tien-o-cham-nhu-rua-nay-thi-co-le.html
  • Lời cuối cho Bauxite


http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/09/loi-ra-re-nhat-va-cung-la-co-loi-nhat.html



Tiếp theo chị Phượng, chị Bùi Thị Minh Hằng đã gửi đơn yêu cầu Khởi tố hình sự Trưởng công an quận Hoàn Kiếm, Hoàng Quốc Định và Giám thị trại giam số 1 Tp Hà Nội, Bùi Ngọc Bình, với hy vọng và niềm tin vào PHÁP LUẬT THƯỢNG TÔN cũng như 1 sự thay đổi kỳ diệu trong những hành xử của những vị mang danh "công bộc Nhân Dân". Chị Hằng : "Tôi không vi phạm pháp luật. Tôi thực hiện quyền công dân của mình là quyền biểu tình được quy định tại Điều 69 của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, nhưng tôi lại bị các cơ quan công an quận Hoàn Kiếm và Giám thị trại tạm giam số 1 Hà Nội đối xử với tôi như một bị can, một tù nhân trong khi tôi chưa bị khởi tố, chưa có bản án phải thi hành."




+++++++++






Thưa chư vị,

Tiếp theo bà Đặng Bích Phượng (Phương Bích) gửi đơn Yêu cầu Khởi tố hình sự:


1- Trưởng công an quận Hoàn Kiếm Hoàng Quốc Định;
2- Giám thị trại giam số 1 Tp Hà Nội Bùi Ngọc Bình.


Lúc 10h02 sáng nay, 29.09.2011, bà Bùi Thị Minh Hằng cũng đã gửi đơn Yêu cầu Khởi tố hình sự đối với hai ông Hoàng Quốc Định và Bùi Ngọc Bình.


Trong lá thư gửi Nguyễn Xuân Diện, bà Bùi Thị Minh Hằng viết:


Thưa tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện!


Sau hơn 1 tháng bị bắt bớ giam cầm trái pháp luật chỉ vì muốn thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng và tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược;


Hôm nay Minh Hằng mới quyết định gởi lá đơn đề nghị này với hy vọng và niềm tin vào PHÁP LUẬT THƯỢNG TÔN cũng như 1 sự thay đổi kỳ diệu trong những hành xử của những vị mang danh "công bộc ND".


Kính nhờ Blogger Nguyễn Xuân Diện cho đăng tải để rộng đường công luận.


Luôn hy vọng và đặt niềm tin vào chính nghĩa và SỰ THẬT.


Kính chúc tiến sĩ cùng gia đình: Sức khoẻ và tinh thần vì Dân tộc- Nhân dân.


Thân kính!

Minh Hằng


Được biết, bà Bùi Thị Minh Hằng vừa rời khỏi Bưu điện Bờ Hồ cách đây ít phút.


  • Toàn văn bản Yêu cầu Khởi tố dưới đây:



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2011


YÊU CẦU KHỞI TỐ HÌNH SỰ

Kính gửi: Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh


  • I. Người bị hại:

Tôi, Bùi Thị Minh Hằng sinh ngày 20 tháng 7 năm 1964. CMND số 273278857 do công an TP Vũng Tầu cấp ngày 25/11/2004. Hộ khẩu thường trú: 106 Lê Hồng Phong, phường 4 TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Hiện trú tại 92 Hoàng Diệu, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội


  • II. Người bị yêu cầu khởi tố:


1. Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm, Hoàng Quốc Định.

- Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật;
- Điều 296. Tội ra quyết định trái pháp luật;
- Điều 303. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật;
- Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân;
- Điều 125. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác;
- Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản.


2. Giám thị trại tạm giam số 01 thành phố Hà Nội, Bùi Ngọc Bình

– Điều 121. Tội làm nhục người khác.



  • III. Tóm tắt vụ việc:


Sáng ngày 21/8/2011, tôi ra Bờ Hồ để tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn giết hại ngư dân và xâm phạm lãnh hải, phá hoại tàu khảo sát địa chấn trong vùng biển Việt Nam. Khoảng 8 giờ 15 phút, khi tôi đi taxi ra tới gần tượng đài Lý Thái Tổ, thì đoàn biểu tình đã sang đường phía Bờ Hồ. Mọi người vừa đi về hướng Tràng Tiền vừa hô khẩu hiệu với nội dung phản đối Trung Quốc xâm lược và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo...Tôi sang đường cùng nhập vào đoàn biểu tình, vừa đi vừa hô khẩu hiệu với mọi người. Nhưng đoàn biểu tình chỉ đi được một đoạn ngắn, thì một nhóm thanh niên đeo băng đỏ lao vào túm lấy những người biểu tình, lôi kéo một cách thô bạo và cưỡng bức họ lên xe buýt, trong đó có tôi. Quá trình bắt giữ người trái phép này, đều đã được chứng minh bằng các clip video đăng tải rộng rãi trên mạng internet vào thời điểm đó. Ngay cả khi xe đang chạy, những thanh niên đeo băng đỏ vẫn tiếp tục dùng vũ lực, giằng giật thô bạo những băng rôn, khẩu hiệu của người biểu tình rồi quăng xuống đường, khiến tất cả những người biểu tình chúng tôi hết sức phẫn nộ. Trong quá trình giằng co với nhóm người này, tôi đã bị họ kéo tuột mất 1 chiếc ví xách tay nhỏ, trong đó có hơn 3 triệu đồng, 1 dây chuyền bạch kim, 1 bằng lái xe 2 bánh mang tên Bùi Thị Minh Hằng,1 phô tô CMND mang số 273278857 do công an Bà Rịa- Vũng Tàu cấp mang tên tôi, và một số vật dụng khác.



Sau đó tôi và những người biểu tình bị đưa về đồn công an Mỹ Đình. Tại đây, họ tách riêng tôi ra 1 chỗ. Khi tôi phản đối thì bị một số công an mặc cảnh phục nhưng không hề đeo bảng hiệu tên tuổi đứng xung quanh, tỏ thái độ rất côn đồ với những lời lẽ thô tục như: “mày không có quyền yêu cầu...”, “đây không phải là chỗ cho mày yêu cầu này nọ...”.



Tôi bị đưa vào phòng riêng. Một số người không hề đeo phù hiệu ghi tên tuổi, chức danh thay phiên nhau làm việc với tôi. Nhưng vì tôi quá phẫn nộ trước việc bị bắt giữ vô cớ và thô bạo nên nhất định không trả lời những câu hỏi của họ. Thậm chí quá bức xúc tôi đã lớn tiếng quát: Các anh là ai? Là công an tay sai của Trung Quốc hay sao mà lại bắt nhưng người đi biểu tình chống TQ? Chúng tôi đã làm gì sai?



Khoảng hơn 10 giờ, tôi bị đưa lên xe ô tô đưa về trụ sở công an quận Hoàn Kiếm. Tại đây, khi họ muốn lập biên bản ghi lời khai thì tôi vẫn một mực khẳng định, tôi không làm điều gì vi phạm pháp luật, mà chỉ thể hiện lòng yêu nước và căm thù Trung Quốc xâm lược, nên họ không thể lập được biên bản với tôi.



Đến gần 23 giờ tối ngày 21/8, công an quận Hoàn Kiếm thả 1 trong số 8 người biểu tình bị bắt giữ đưa về đây. Sau đó, họ gọi tôi ra yêu cầu tôi ký nhận quyết định tạm giữ tôi 03 ngày với tội danh gây rối trật tự công cộng. Tôi không ký vào quyết định đó vì không chấp nhận việc bắt giữ tôi vô cớ và trái pháp luật. Sau đó họ định đưa tôi vào khu vực giam giữ tội phạm, nhưng tôi đã phản đối quyết liệt nên họ phải để tôi ở lại khu vực thẩm vấn.



Tôi bị giữ tại trụ sở công an quận Hoàn Kiếm đến chiều ngày 22/8. Trong thời gian này, tôi đã bị công an quận Hoàn Kiếm dùng vũ lực cưỡng ép lăn tay như tội phạm.


Khoảng hơn 16 giờ ngày 22/8, công an quận Hoàn Kiếm còng tay tôi và buộc tôi lên xe chuyên dụng chở tù, đưa tôi vào trại giam số 1 Hỏa Lò.


Tại Hỏa Lò, họ đưa cho tôi số hiệu tù là 4399 và giam tôi chung phòng với các phạm nhân phạm tội mại dâm.


Tôi tiếp tục bị giam giữ đến hơn 22 giờ ngày 24/8 (lúc đó mọi người trong phòng giam đã ngủ), thì tôi được gọi ra để ký nhận quyết định gia hạn tạm giữ tôi lần 1 thêm 03 ngày. Tôi đã không chấp nhận ký vào quyết định này.


Sang ngày 25/8, khoảng hơn 9 giờ sáng, tôi và chị Đặng Bích Phượng, anh Nguyễn Việt Dũng – là những người biểu tình cùng bị bắt với tôi - được gọi ra gặp điều tra viên. Cả 3 chúng tôi đều bị buộc phải mặc áo tù. Chúng tôi đợi cả buổi sáng nhưng không ai làm việc với chúng tôi. Buổi chiều, tôi không rõ là mấy giờ, tôi và chị Phượng, anh Dũng lại được đưa đi gặp điều tra viên. Họ vẫn hỏi xoay quanh chuyện đi biểu tình của ngày 21-8 và tôi hoàn toàn bảo lưu quan điểm thể hiện lòng yêu nước của chúng tôi là đúng, việc công an chính quyền ngăn trở người dân nói lên tiếng nói yêu nước là hoàn toàn trái pháp luật và vi hiến....Sau đó tôi vẫn yêu cầu họ phải ghi làm 2 bản thì chữ ký mới có giá trị và tất nhiên họ không “dám” làm những điều đúng đắn đó(?)


…......


Khoảng gần 17 giờ 30 ngày 25/8/2011, tôi được gọi ra lần nữa và nhận được 01 Quyết định số 33/KSHK ngày 25/8/2011 do bà Đào Thị Thành – Viện trưởng viện kiểm sát quận Hoàn Kiếm ký về việc hủy bỏ Quyết định gia hạn tạm giữ số 287 ngày 24/8/2011, của cơ quan cảnh sát điều tra công an quận Hoàn Kiếm. Đến nay trong tay tôi chỉ có duy nhất 01 Quyết định số 33/KSHK ngày 25/8/2011, hủy bỏ quyết định gia hạn tạm giam trên.



Như vậy, tôi đã bị tạm giam tổng cộng hơn 105 giờ gồm 05 ngày, 04 đêm. Từ 8 giờ 30 ngày 21/8/2011 đến hơn 17 giờ 30 ngày 25/8 (theo những người đi đón là tôi ra khỏi cổng Hỏa Lò lúc 18 giờ 25 phút)
Trong suốt thời gian bị giam giữ, do tôi không có người thân nên tôi đã nhiều lần đề nghị cho tôi mời luật sư, để biết về việc tôi bị giam giữ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho tôi, nhưng không hề được đáp ứng.
Ngoài ra, tôi được biết trong khi tôi bị giam giữ tại trại giam Hỏa Lò, công an quận Hoàn Kiếm đã đến nhà mợ tôi ở 92 Hoàng Diệu, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội (là nơi tôi đăng ký tạm trú) để tiến hành khám nhà. Thậm chí đến cả nhà em dâu mợ tôi ở Tây Hồ đòi khám xét (trong khi người này không hề liên quan đến việc đi biểu tình chống Trung Quốc, mà chỉ là người tố giác tội phạm ở thị xã Sơn Tây?)



Ngoài ra, tôi có gửi chị Đặng Bích Phượng giữ hộ 01 máy ghi âm hiêu sony (trong đó có hơn 20 cuộc ghi âm là chứng cứ về những vụ việc tố cáo tội phạm), cùng một số đơn tố cáo những vụ việc tham nhũng, tố cáo tội phạm ở thị xã Sơn Tây gửi ông Lê Hồng Anh và ông Nguyễn Đức Nhanh, cùng tất cả các phiếu báo đã chuyển đơn. Nhưng những thứ này cũng đã bị công an quận Hoàn Kiếm thu giữ khi khám xét nhà chị Phượng.



  • Kết luận: Tôi không vi phạm pháp luật. Tôi thực hiện quyền công dân của mình là quyền biểu tình được quy định tại Điều 69 của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, nhưng tôi lại bị các cơ quan công an quận Hoàn Kiếm và Giám thị trại tạm giam số 1 Hà Nội đối xử với tôi như một bị can, một tù nhân trong khi tôi chưa bị khởi tố, chưa có bản án phải thi hành.



  • IV. YÊU CẦU:



1- Yêu cầu Giám đốc Công an thành phố Hà Nội ra quyết định hủy Quyết định tạm giữ ngày 21/8/2011 của công an quận Hoàn Kiếm đối với tôi;


2- Buộc Cơ quan Công an quận Hoàn Kiếm ra thông báo xin lỗi tôi về các hành vi bắt giữ, khám xét, thu giữa tài sản trái pháp luật đối với tôi;


3- Buộc Cơ quan Công an quận Hoàn Kiếm phải trả lại các tài sản thu giữ của tôi và bồi thường thiệt hại về tinh thần cho tôi 10 tháng lương tối thiểu tương đương 20 triệu đồng do việc bắt giữ, tạm giam tôi trái pháp luật;


4- Khởi tố trách nhiệm hình sự đối với người ký quyết định tạm giữ tôi về tội theo các Điều 123, 296, 303, 124, 125, 141 của Bộ luật hình sự năm 1999;


5- Khởi tố trách nhiệm hình sự đối với Giám thị trại tạm giam số 01 thành phố Hà Nội Bùi Ngọc Bình về tội theo Điều 121 của Bộ luật hình sự năm 1999.


Trân trọng,


  • Tài liệu kèm theo:


1- CMND Bùi Thị Minh Hằng (photo);
2 - Quyết định số …./KSHK ngày 25/8/2011 (photo);


Nơi nhận: Người làm đơn
- Như trên
- Lưu.



Bùi Thị Minh Hằng

























Bài : BÀ BÙI THỊ MINH HẰNG YÊU CẦU KHỞI TỐ HÌNH SỰ
http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/09/ba-bui-thi-minh-hang-yeu-cau-khoi-to.html



++++++++++++++++




Hãy Giúp Chúng Tôi --->


Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện : Tôi muốn tổ chức một buổi thuyết trình về Chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ghi chép trong thư tịch Hán Nôm. Nhưng tôi biết, hiện nay đã và đang có những ngăn trở các hoạt động như thế này (cụ thể cuộc thuyết trình của TS Nguyễn Nhã với chủ đề tương tự, được tổ chức tại một nơi khuất nẻo ở quận Hà Đông, HN đã bị phía công an yêu cầu cắt điện và bãi bỏ).


Song nhu cầu chia sẻ và hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa (đã mất hoàn toàn vào tay Trung Quốc) và Trường Sa (một phần đã bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) là một nhu cầu thiêng liêng, cấp thiết và liên tục.


Tôi vẫn muốn tự đứng ra tổ chức cuộc thuyết trình này, và có thể nhiều cuộc khác nữa, song điều kiện kinh tế không cho phép, nên muốn kêu gọi các cá nhân, tổ chức (kể cả các cơ sở tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam) ...


---> Xem toàn bài : http://nhuhoacomay.multiply.com/journal/item/398