Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Đối lập Nhật Bản kêu gọi lập tiền đồn trên đảo tranh chấp với Trung Quốc. Ông nêu bật các hành động của Trung Quốc trong các vụ tranh chấp trên biển với Philippines, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Ông nhấn mạnh là chủ trương ‘‘vươn lên một cách hoà bình’’ như Trung Quốc thường rêu rao, rất xa với thực tế.


Đối lập Nhật Bản kêu gọi lập tiền đồn trên đảo tranh chấp với Trung Quốc

Tổng thư ký đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản, Nobuteru Ishihara. Ảnh chụp năm 2008.
Tổng thư ký đảng Tự do Dân chủ Nhật Bản, Nobuteru Ishihara. Ảnh chụp năm 2008.
AFP

Mai Vân

Phát biểu tại viện Hudson Institute vào hôm qua, 12/12/2011, nhân chuyến viếng thăm Washington, dân biểu Nobuteru Ishihara, Tổng thư ký đảng Tự do Dân chủ thuộc phe đối lập tại Nhật Bản, đã khuyến cáo chính phủ như trên. Theo nhân vật này, Nhật Bản cũng phải biết nhìn xa, và gia tăng chi phí quốc phòng để đối phó với Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ.


Về quần đảo đang có tranh chấp với Bắc Kinh là vùng Senkaku/Điếu Ngư, ông Ishihara cho là chính quyền Tokyo phải ‘nhanh chóng’ đặt các đảo này dưới quyền kiểm soát của Nhà nước. Hiện nay, chính quyền Nhật Bản vẫn xem phần lớn khu vực này là thuộc quyền sở hữu tư nhân của công dân Nhật.


Theo lãnh đạo nhóm dân biểu đối lập Nhật Bản, khi thay đổi quy chế quần đảo, chính quyền có thể xây dựng một hải cảng để các tàu đánh cá có thể trú ẩn. Ông cũng nghĩ là Nhật phải dự kiến một cách nghiêm túc việc thiết lập đặt một tiền đồn quân sự thường trực trong khu vực.


Đối với ông Ishihara, Trung Quốc càng lúc càng tỏ thái độ ‘‘quyết đoán’’, nếu không muốn nói ‘‘hung hăng’’, trong những năm gần đây. Ông nêu bật các hành động của Trung Quốc trong các vụ tranh chấp trên biển với Philippines, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Ông nhấn mạnh là chủ trương ‘‘vươn lên một cách hoà bình’’ như Trung Quốc thường rêu rao, rất xa với thực tế.


Ông Nobuteru Ishihara, 54 tuổi, thường được nhắc đến như người có triển vọng làm thủ tướng Nhật Bản một khi đảng Tự do Dân chủ trở lại lãnh đạo. Đảng này từng cầm quyền tại Nhật Bản trong hơn nửa thế kỷ, trước khi bị đánh bại trong cuộc bầu cử năm 2008.


Theo AFP, ông Nobuteru Ishihara dẫn đầu một phái đoàn đến Washington, một phần là để nêu lên quan điểm đảng của ông về Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương - mà thủ tướng Nhật Noda đã thông báo là Tokyo sẽ tham gia - nhân hội nghị Apec tháng qua.


Theo ông, nếu Nhật Bản và Hoa Kỳ thật sự có lợi, thì ông rất ủng hộ, còn nếu lợi ích không rõ ràng, thì có lẽ sẽ chọn một con đường khác để xây dựng vùng tự do mậu dịch.




Tokyo sẽ mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ ?


Cũng về quốc phòng Nhật Bản, hãng AFP trích dẫn báo Yomiuri hôm nay, tiết lộ là Tokyo đang thiên về việc chọn chiến đấu cơ F-35 của Mỹ để trang bị cho không quân của mình.


Theo tờ báo, để thay thế các chiến đấu cơ cũ F-4 của mình, chính quyền Nhật đã do dự rất lâu giữa 3 loại phi cơ : F-35 Lightning II của tập đoàn Mỹ Lockheed Martin, F/A-18 của Boeing, và Typhoon của tập đoàn châu Âu Eurofighter.


Gần đây, bộ Quốc phòng Nhật đã ‘đồng ý trên nguyên tắc’ về việc chọn chiếc F-35 của Lockheed Martin, là chiếc đắt nhất.
 Thế nhưng quyết định dứt khoát sẽ được Hội đồng An ninh Nhật, dưới sự chủ trì của thủ tướng Noda, thông báo vào thứ sáu này.


Tuy nhiên AFP cũng cho biết là phát ngôn viên bộ Quốc phòng Nhật chưa xác nhận các tiết lộ trên.


rfi




++++++++++++




Đối lập Nhật Bản cứng rắn với TQ





Ông Nobuteru Ishihara (bìa phải) có cơ hội làm thủ tướng Nhật nếu đảng của ông thắng cử

Lãnh đạo phe đối lập tại Nhật Bản nói nước ông nên cân nhắc việc xây căn cứ quân sự ở vùng đảo tranh chấp với Trung Quốc.

Nobuteru Ishihara, đôi khi được xem là thủ tướng tương lai nếu đảng Dân chủ Tự do trở lại nắm quyền, nói khi đi thăm Mỹ hôm thứ Hai rằng Nhật Bản cần "nhanh chóng" đặt các hòn đảo dưới sự quản lý của nhà nước.


Hiện nay, Tokyo xem phần lớn khu vực tranh chấp là tài sản riêng của công dân Nhật.


Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở đảo mà phía Nhật gọi là Senkaku - Trung Quốc gọi là Điếu Ngư - nằm ở biển Hoa Đông.


Các vụ va chạm ngoài biển gần vùng đảo này những năm qua làm tăng căng thẳng quan hệ Trung - Nhật.


Ông Ishihara nói tại Viện Hudson ở Washington: "Cần phát triển một cảng nơi tàu cá có thể lánh nạn."


"Tôi tin rằng chúng tôi cần nghiêm túc suy nghĩ việc thành lập một vị trí chính thức cho Lực lượng Phòng vệ ở vùng này," ông nói về tên gọi chính thức của quân đội Nhật Bản hiện nay.


Tuyên bố của ông Ishihara được đưa ra trong lúc có tin Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda (đảng Dân chủ) phải hoãn chuyến thăm Trung Quốc vì trùng vào thời gian kỷ niệm vụ Bấm thảm sát Nam Kinh năm 1937.




Trỗi dậy 'không hòa bình'




Hồi năm 2008, Nhật Bản từng nói rằng đã có thỏa thuận khai thác khí đốt chung với Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.


Nhưng nó đã chẳng đi tới đâu, trong khi Trung Quốc nói lập trường nước này không thay đổi.


Ông Ishihara nói Trung Quốc đã trở nên "cứng rắn, thậm chí có thể nói là hung hăng" trong những năm gần đây, nhắc đến hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp với Philippines, Việt Nam.


"Tôi tin rằng chúng tôi cần nghiêm túc suy nghĩ việc thành lập một vị trí chính thức cho Lực lượng Tự vệ ở vùng này."


"Tuyên bố của Trung Quốc về 'sự trỗi dậy hòa bình' có vẻ ngày càng trái với thực tế," ông Ishihara nói.


Năm nay 54 tuổi, ông Ishihara là con trai Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara, một nhân vật gây tranh cãi khi từng thúc giục Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân và bớt phụ thuộc vào Mỹ.


Người con trai đã cố gắng tách mình ra khỏi người cha, kêu gọi có quan hệ thân cận với Washington và nói đảng của ông hiện nay không bàn về việc có vũ khí hạt nhân.


Nhưng ông cho rằng Nhật Bản cần tăng ngân sách quốc phòng mà hiện chiếm khoảng 1% ngân sách.


Ông hiện có mặt ở Washington với mục đích giải tỏa lo ngại về lập trường của phe đối lập quanh TPP - Hiệp định Tự do Thương mại xuyên Thái Bình Dương.


Nobuteru Ishihara
Ông Nobuteru Ishihara đưa ra tuyên bố nhân chuyến thăm Mỹ


Tổng thống Barack Obama hy vọng TPP sẽ là nền tảng của một khu vực thương mại tự do toàn APEC.


Thủ tướng hiện nay của Nhật, Yoshihiko Noda, nói Nhật Bản sẽ tham gia đàm phán nhưng ông gặp phản đối từ người nông dân lo ngại về cạnh tranh từ nước ngoài.


Đảng Dân chủ Tự do cũng đe dọa không thông qua vì họ xem nông thôn là cứ địa chính trị chủ chốt.


Tại Washington, ông Ishihara tuyên bố chính phủ Nhật phải đáp ứng lo ngại của công chúng và bảo đảm an toàn lương thực.


"Chúng tôi muốn tìm hiểu Mỹ muốn gì từ TPP."


"Nếu chúng tôi không xác định được lợi ích cho Nhật và Mỹ, thì có thể chúng tôi tìm cách khác cho khu vực thương mại tự do," ông nói.




Các bài liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét