Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Chuyến thăm tăng cường ảnh hưởng TQ . Thời kỳ Bắc thuộc đã bị lặp lại. -------- Nên hay không nên thành lập Học Viện Khổng Tử tại Việt Nam?


Ông Tập Cận Bình được dẫn lời kêu gọi tăng cường trao đổi ở phương diện người dân và tạo điều kiện để sớm mở các phân viện Khổng Tử ở Việt Nam...

Về biên giới trên bộ, ông Nguyễn Tấn Dũng được dẫn lời kêu gọi hai bên tích cực thảo luận nhằm sớm ký kết Hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc...

++



Chuyến thăm tăng cường ảnh hưởng TQ


Ông Tập Cận Bình phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội
Phó chủ tịch Trung Quốc đã có bài phát biểu trước cử tọa gồm thanh niên hai nước


Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm chính thức hai ngày (20/12-22/12) tới Việt Nam.

Trong ngày thứ Năm 22/12, ông đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nói chuyện với cử tọa thanh niên Việt-Trung tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội, trước khi lên đường đi Thái Lan.
Sáu nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo giải quyết vấn đề Biển Đông đã được hai bên Việt-Trung thống nhất trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc hồi tháng 10.

Ông Dũng và ông Tập được nói đã "nhất trí cho rằng cần nhanh chóng thành lập cơ chế trao đổi về việc triển khai Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển", tuy chưa rõ vào khi nào.

Về biên giới trên bộ, ông Nguyễn Tấn Dũng được dẫn lời kêu gọi hai bên tích cực thảo luận nhằm sớm ký kết Hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định về tàu thuyền đi lại tự do khu vực cửa sông Bắc Luân.

Tân Hoa Xã, khi đưa tin về chuyến thăm Hà Nội của ông Tập Cận Bình, cũng nói hai nước Việt Nam và Trung Quốc quyết tâm thực hiện đồng thuận chung nhằm duy trì an ninh và ổn định tại Biển Đông.


Chuyến thăm quan trọng



Cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Trường nhận xét rằng gần đây Trung Quốc đã thể hiện ý chí chính trị đáng chú ý trong vấn đề Biển Đông.

Ông Trường nói với BBC: "Chuyến thăm của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình rất quan trọng và có ý nghĩa lớn nhất là khi nó thể hiện ý chí chính trị của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc trong các vấn đề còn vướng mắc".

"Ý chí chính trị của phía Trung Quốc là nghiêng về giải quyết thỏa đáng các vấn đề trong tinh thần tôn trọng quan hệ chung và biến Biển Đông thành khu vực hòa bình."

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Ngọc Trường, để biến quyết tâm chính trị này thành hành động thực tế thì còn phải chờ tới khi Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc vào cuối năm 2012, "khi thành phần ban lãnh đạo Trung Quốc được định hình rõ ràng hơn".

Ông Tập Cận Bình, nhân vật tiêu biểu trong thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc, được trông đợi sẽ kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào trong vai trò tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm tới và vai trò Chủ tịch nước vào năm 2013.

Hôm thứ Tư 21/12, ông đã có một thời gian biểu dày đặc các cuộc tiếp xúc với giới lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam, từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Chủ tịch Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

Ông cũng có cuộc hội đàm với Thường trực Ban Bí thư Đảng CSVN Lê Hồng Anh và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

Tại đây, ông Tập nói Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược trên các khía cạnh từ thúc đẩy tin cậy chính trị giữa hai bên tới tăng tỷ trọng thương mại hai chiều lên 60 tỷ đôla trước năm 2015.


"Dốt về lễ tân"



Tân Hoa Xã cũng đưa tin lãnh đạo Trung Quốc mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác giữa hai đảng cộng sản, mở rộng công tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ.

Ông Tập Cận Bình được dẫn lời kêu gọi tăng cường trao đổi ở phương diện người dân và tạo điều kiện để sớm mở các phân viện Khổng Tử ở Việt Nam.

Các em bé Việt Nam cầm cờ Trung Quốc có sáu ngôi sao
Lá cờ Trung Quốc sáu ngôi sao đã khiến dư luận trong nước bức xúc


Viện Khổng tử là hình thức trung tâm quảng bá văn hóa Trung Quốc ở các nước ngoài, hiện chưa có ở Việt Nam tuy đã mở ở nhiều nước.

Dư luận trong nước Việt Nam hiện tỏ ra rất nhạy cảm trước các thông tin liên quan tới quan hệ với nước láng giềng khổng lồ, nhất là sau một thời gian dài Trung Quốc có các động thái mạnh mẽ, thậm chí là hung hăng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ.

Mới nhất, các hình ảnh mà nhiều hãng thông tấn nước ngoài ghi lại được trong lễ đón ông Tập Cận Bình tại Phủ Chủ tịch hôm 21/12 đã khiến cộng đồng cư dân mạng Việt Nam bùng lên bức xúc.

Trên ảnh, một đoàn thiếu nhi được huy động ra chào đón ông phó chủ tịch Trung Quốc đã mang trên tay các lá cờ Trung Quốc với sáu ngôi sao vàng thay vì năm ngôi sao như mẫu cờ chính thức.

Cờ Trung Quốc chỉ có một sao lớn, tượng trưng cho Đại lục, và bốn sao nhỏ, tượng trưng cho các khu tự trị Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu và Tây Tạng.

Việc có thêm một ngôi sao bị cho rằng đã ám chỉ nguyện vọng đưa Việt Nam vào hàng tự trị như trên.
Tuy nhiên, theo cựu đại sứ Nguyễn Ngọc Trường, người hoạt động ngoại giao nhiều năm, đây chỉ là sai lầm về lễ tân.

"Đây là sự dốt về lễ tân, thiếu chuẩn mực, thiếu cẩn thận, có thể gây hậu quả vô cùng xấu" ông Trường nhận định.

Sự cố "thêm sao cho cờ Trung Quốc" từng xảy ra trong quá khứ, khi kênh Truyền hình Trung ương VTV1 trong bản tin thời sự chính vào lúc 19 giờ hôm 14/10 trên phông nền cũng đã đăng hình hai lá cờ của Việt Nam và Trung Quốc, trong đó cờ Trung Quốc nổi bật một ngôi sao lớn và năm ngôi sao nhỏ.

Sau khi nhận nhiều chỉ trích, VTV đã rút bản tin video 14/10 khỏi mạng internet, nhưng không đính chính hay xin lỗi.


Bbc


++++++++++++++++++++++++



Một tín hiệu, một thông điệp thần phục mạnh mẽ nhất từ các thái thú phương Nam muốn làm đẹp lòng quan thầy phương Bắc?

http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/mot-tin-hieu-mot-thong-iep-than-phuc.html



+++++++++++++++++++++++++



Xem thêm:

Nên hay không nên thành lập Học Viện Khổng Tử tại Việt Nam?


2009-04-19
Chưa đầy hai tuần sau khi tờ báo CA TPHCM đưa tin “Thủ tướng chính phủ cho phép thí điểm thành lập một Học viện Khổng Tử tại Việt Nam” dư luận đã bàn tán nhiều về quyết định này.



Mục đích chính trị?


Một blogger ở diễn đàn X Cafe nhận định: “Sau các động thái lấn đất chiếm đảo, gần đây nhất là đưa người vào Tây Nguyên, thì lần này xây

Khổng Phu Tử
Khổng Phu Tử, minh hoạ trong cuốn Thần thoại và Truyền thuyết Trung Hoa. Photo courtesy Wikipedia




dựng cái gọi là học viện Khổng Tử... Không phải là Hán hóa VN sao? Chúng ta thấy rõ là người Trung Quốc có dã tâm muốn đồng hóa dân tộc Việt vào đất nước của họ.”.
Một blogger khác phát biểu: “Vấn đề không nằm ở cụ Khổng Tử mà là: Liệu có động cơ nào nằm phía sau việc thuần túy trao đổi văn hóa hay không?’”

Việc thành lập Khổng Học Viện trong lúc này sẽ ảnh hưởng đến nền giáo dục và ý thức hệ của người Việt Nam như thế nào? Hà Giang tìm câu trả lời qua bài phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, cựu thứ trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên thời VNCH, và là một người nghiên cứu về Nho giáo trong địa hạt giáo dục.

Hà Giang: Thưa Tiến Sĩ, ông có thể chia sẻ cảm tưởng trước quyết định gần đây của nhà cầm quyền Hà Nội cho phép thành lập một Học viện Khổng Tử tại Việt Nam?

TS Nguyễn Thanh Liêm: Có cái gì đó làm cho tôi hơi nghi ngờ, không nghĩ rằng việc đó họ làm một cách đứng đắn và có tinh thần thực sự mang ý nghĩa triết lý, mà tôi thấy nó có vẻ như là ở bề ngoài để mà cổ võ cho một tinh thần quay trở về, đi gần với Trung Quốc nhiều hơn. Tôi thấy nó có tính cách chính trị nhiều hơn là giáo dục hay là triết lý.

Hà Giang: Đạo Khổng hiện đang được Trung Quốc quảng bá khắp nơi như một trong những giá trị văn hóa nền tảng của họ, vậy thì tại sao tiến sĩ lại cho rằng việc thành lập Học Viện Khổng Tử có vẻ nhuốm màu chính trị, thưa ông?

TS Nguyễn Thanh Liêm: Khổng Tử và Nho giáo có những cái hay của nó. Nhưng mà nếu mà biết khai thác được đúng theo ý nghĩa đạo đức nhân bản thì khác, còn nếu khai thác để mà áp dụng cho một chế độ chính trị, thì cũng có thể được. Đứng ở trên phương diện chính trị, người ta có thể lợi dụng để làm lợi cho chính quyền hiện tại. Tại vì thật sự trong Nho giáo có những điều rất thích hợp cho những nhà cai trị, họ muốn khai thác để nói rằng họ vinh danh Khổng học, hay là dựa trên tư tưởng của Khổng Tử. Có thể là họ có cách lạm dụng những tư tưởng đó về chính trị.


Lạm dụng tư tưởng Khổng Tử



Hà Giang: Tiến sĩ có thể đơn cử một vài thí dụ cụ thể của những lạm dụng tư tưởng Khổng Tử cho mục đích chính trị mà theo ông có thể xẩy ra.

TS Nguyễn Thanh Liêm: Cái điểm chánh mà mình biết là tu tề trị bình, nghĩa là tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ. Đó là cái học mà người ta phải dạy những người trí thức để mà ra nắm chính quyền. 

Thì bây giờ đó, áp dụng như thế nào? Chẳng hạn như là vấn đề Tu thân. Tu thân có nghĩa là sửa mình, làm cho mình trở nên có đạo đức tốt đẹp. Nhưng mà đạo đức đó là đạo đức gì? Người ta có thể lợi dụng cái đó, người ta dùng cái tu thân bằng cách sửa đổi theo đường lối xã hội chủ nghĩa chẳng hạn. RồiTrị quốc, trị quốc bằng cách nào? Mình làm cho nước của mình tốt hơn bằng cách là mình phải trung thành với nhà vua: Trung quân ái quốc: Bây giờ người ta có thể nói là phải tuyệt đối trung thành với đảng chẳng hạn.

Hà Giang: Như vậy theo tiến sĩ, trong hoàn cảnh đất nước hiện tại, người ta phải hiểu ý nghĩa của những chữ Trung Quân Ái Quốc như thế nào mới là đúng, thưa ông?

TS Nguyễn Thanh Liêm: Chữ trung quân có một ý nghĩa là phải trung thành với nhà vua. Thí dụ như nói rằng Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Nhưng mà phải quân chánh thì thần mới trung được, có nghĩa là ông vua phải là người làm hết bổn phận của nhà vua, mà bổn phận đó là gì? Là phải thương yêu dân chúng, phải lo cho dân chúng, phải phục vụ cho dân chúng, phải làm cho dân chúng được ấm no hạnh phúc thì nhà vua mới xứng đáng là nhà vua. Người ta hỏi thầy Mạnh Tử: “Ông Châu Văn Vương là bề tôi của Trụ Vương, nhưng mà Châu Văn Vương đã nổi dậy giết chết Trụ Vương nên nhà Chu, thì tại làm sao nhà Nho lại thờ Châu Văn Vương?


Mộ Khổng Tử tại Khúc Phụ, quê hương ông.
Mộ Khổng Tử tại Khúc Phụ, quê hương ông. Khổng miếu, mộ Khổng Tử và khu nhà thờ của họ Khổng nay là một di sản thế giới do UNESCO công nhận. Photo courtesy Wikipedia


Thì thầy Mạnh Tử trả lời: “Tôi chưa nghe nói giết nhà vua bao giờ, thật sự thì chỉ nghe nói rằng có giết một kẻ thất phu tên là Trụ thôi. Có nghĩa là đối với thầy Mạnh Tử, Trụ Vương không phải là nhà vua, tại vì không làm hết bổn phận của nhà vua, chỉ coi như là một đứa thất phu. Và nếu mà có giết một người thất phu nào đó tên Trụ thì đó chỉ là một tên thất phu thôi.

Hà Giang: Thưa tiến sĩ nhìn theo khía cạnh giáo dục và triết lý, thì những cái hay nào của đạo Khổng hiện giờ vẫn còn có giá trị và vẫn có thể áp dụng được?

TS Nguyễn Thanh Liêm: Trong Khổng giáo có những cái dở mà cũng có những cái hay. Ngũ thường là năm đức tính cần có của con người mà cho đến bây giờ tôi thấy cũng vẫn thích hợp, cũng đáng để mà mình tôn trọng, chẳng hạn như là lòng nhân. Lòng nhân là cái mà mình cần phải có khi mình sống chung với nhau. Rồi cái trí chẳng hạn, mình phải phát triển cái óc, cái trí thức của mình để mà mình có những kiến thức cần thiết để mà mình sống trong cuộc đời này. Rồi chữ tín, đó là những điều mà mình phải đề cao. Tôi thấy là dù cho mình ở trong một xã hội nào đi nữa thì đó cũng vẫn là những cái cần thiết mình có thể giữ lại được.


Một điều sai lầm



Hà Giang: Theo tiến sĩ thì tại sao người dân VN lại có vẻ không tán thành dự định thành lập Học Viện Khổng Tử trong hoàn cảnh hiện tại, và theo ông thì nhà nước VN có nên tiến hành dự tính này không ạ?

TS Nguyễn Thanh Liêm: Ở trong hoàn cảnh hiện thời bây giờ, người ta sẽ nói rằng mình quá lệ thuộc ở tư tưởng Trung Quốc, mà lệ thuộc ở Trung Quốc thì liên hệ tới phương diện chính trị bây giờ, chánh thể bây giờ, hay là đám cầm quyền họ quá lệ thuộc vào chánh phủ Trung Quốc, bởi thế cho nên nó làm cho người ta có dị ứng, có cảm tưởng không tốt, và khai thác chuyện đó để cũng là phần nào xác nhận lại cái lệ thuộc của mình đối với Trung Hoa, thành ra trong lúc này thì có những bất lợi như vậy. Nếu mà những người làm ra chỉ vì hoàn cảnh bây giờ bắt buộc họ làm như vậy, thì đó là một điều rất sai lầm.

Hà Giang: Xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thanh Liêm đã dành thời gian để cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Ý kiến của Bạn



rfa



++++++++++++++++++++++++




Thác Bản Giốc, từ 1 địa danh hoàn toàn thuộc chủ quyền của VN, nay, theo thỏa thuận phân giới cắm mốc, nhượng bộ TQ gây nhiều tranh cãi vào cuối năm 2008, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ VN còn thác chính được hai nước VN và TQ cùng khai thác.

Sự chia sẻ thác Bản Giốc được thống nhất như một phần của "gói thương lượng" gồm thác này và bãi Tục Lãm ( xem tại đây http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/10/ang-lai-vi-lien-quan-en-chu-quyen-lanh.html ) trên tinh thần mà chính phủ VN nói là "hiệp thương hữu nghị thẳng thắn". 1/4 bãi Tục Lãm ở cửa sông Bắc Luân nay thuộc về TQ.
Xem toàn bài : 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét