Thời nay tên địa chủ lớn nhất là cái Hội lương thực phải gió gì đó. Nó xuất khẩu gạo là đủ, nó chi phối giá cả, nó cần gì tập trung đất?
Cái bọn người nó nói “nỗi lo hình thành giai cấp địa chủ mới” là cách lũ đó nó tung hỏa mù thôi. Thời nay, người ta cần lợi nhuận không cần tích tụ đất.
++
Cái bọn người nó nói “nỗi lo hình thành giai cấp địa chủ mới” là cách lũ đó nó tung hỏa mù thôi. Thời nay, người ta cần lợi nhuận không cần tích tụ đất.
| Hoàng Kim
Nhà giáo Phạm Toàn nhờ Giáo sư Huệ Chi gởi e-mail cho tôi, nội dung như sau:
“Qua bài “tự phỏng vấn” quá hay vừa rồi, tôi muốn đề nghị anh Kim bổ sung hoặc nói thêm về khái niệm địa chủ thời nay.
|
Cái
bọn người nó nói “nỗi lo hình thành giai cấp địa chủ mới” là cách lũ
đó nó tung hỏa mù thôi. Thời nay, người ta cần lợi nhuận không cần
tích tụ đất.
Thời
nay tên địa chủ lớn nhất là cái Hội lương thực phải gió gì đó. Nó
xuất khẩu gạo là đủ, nó chi phối giá cả, nó cần gì tập trung đất?”
Gợi
ý của Nhà giáo Phạm Toàn quá hay, đúng quá, nhất là lại trúng vào
trung tâm bức xúc của tôi, vì thế, tôi vội tìm hiểu để biết: Ai là địa
chủ thời nay? Địa chủ thời nay hoạt động ra sao?
Để biết địa chủ thời nay, cần phải biết địa chủ thời xưa.Ai là địa chủ thời xưa?
Lúc
mới giải phóng năm 1975, đi học, tôi được thầy cô dạy rằng: địa chủ là
những người bóc lột tá điền đến tận xương tủy, bọn địa chủ nó ác lắm.
Nghe cải lương: địa chủ là kẻ chuyên cướp vợ tá điền, cướp con tá điền để trừ nợ.
Nhớ
có lần đang nghe cải lương mẹ tôi nói: địa chủ cũng có người tốt chứ
không xấu hết. Ở huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi ngày xưa có ông Ban
Trình, ruộng đất cò bay thẳng cánh, nhưng là người rất tốt.
Theo Thông tư giải thích và bổ sung về chính sách phân định thành phần giai cấp ở nông thôn (xem phụ lục), thì năm 1957, “địa chủ” được định nghĩa như sau:
Về
diện tích: địa chủ là gia đình có bình quân chiếm hữu một nhân khẩu
trong gia đình đó gấp 3 lần bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu địa
phương, những gia đình chỉ có một hoặc hai người, số ruộng đất của mỗi
người trong gia đình quá gấp 4 số bình quân chiếm hữu của mỗi nhân
khẩu địa phương.
Về
thu nhập: địa chủ là gia đình có lao động chính nhưng chiếm hữu nhiều
ruộng đất, số bóc lột về ruộng đất trên 40 tạ và gấp 3 số tự làm ra.
(Tổng
số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008
người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66% – xin
xem tham luận Để đường lối cách mạng đúng đắn hơn: cái nhìn từ lịch sử của Ths. Ngô Vương Anh tại Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba “Việt Nam: hội nhập và phát triển” tháng 12 năm 2008, tại Hà Nội).
Địa chủ miền Bắc được định nghĩa như trên, còn địa chủ miền Nam khoảng năm 1931 thì như thế nào?
Theo cụ Vương Hồng Sển, trong cuốn Hơn nửa đời hư
(nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, trang 298) thì ngoài thế lưu
danh bốn người đại địa chủ: Nhất An, nhì Phát, tam Chanh, tứ Định.
Bà Phủ An có một sở ruộng tại làng Hòa Tú, ấp Bâng-Xa-mo, rộng đến 1121 ha.
Cũng theo Cụ Vương, thì con cháu của bốn vị đại địa chủ này cũng phải lên chợ sinh sống, chỉ hai ba đời là không còn ruộng đất.
Hỏi lại mẹ về ông địa chủ Ban Trình, mẹ tôi kể:
-
Ông Ban Trình ruộng đất cò bay thẳng cánh, thế nhưng ông rất tốt với
tá điền, khi mất mùa ông cho nợ lại chứ không đòi xiết nợ, ai bán đất
cho ông thì ông cho phép tùy ý thục mãi hoặc đoạn mãi, chứ không ép
người ta phải bán đoạn mãi ( thục mãi là bán đất nhưng khi có tiền thì
được phép chuộc đất lại, đoạn mãi là bán đứt không được chuộc), đến
ngày trưng nộp lúa ông bảo người nhà nấu cơm cho tá điền ăn.
Ông cố của con bán đất cho ông Ban Trình bằng cách thục mãi, ông ngoại con chuộc lại.
Đến thời khởi nghĩa ông bị chết chém, thế nhưng, đến nay, những người biết về ông ở Nghĩa Hành đều thương tiếc ông.
Ai là địa chủ thời nay?
Thông tư đã dẫn giải thích và bổ sung về chính sách phân định thành phần giai cấp ở nông thôn qui định:
Trong khi vạch một gia đình là địa chủ, phải căn cứ trên cả ba mặt:
1) Chiếm hữu hoặc sử dụng ruộng đất,
2) Lao động,
3) Bóc lột,
của gia đình đó, chứ không thể đơn thuần chỉ nhìn vào một mặt nào.
Chúng ta đều biết:
1) Hiện nay, đất đai thuộc sở hữu Nhà nước.
2)
Nông dân làm ra lúa gạo nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) độc
quyền trong việc mua bán lúa gạo, VFA muốn mua lúa của nông dân bao
nhiêu thì mua, muốn bán gạo của nông dân bao nhiêu thì bán.
Trong bài báo Bao giờ mới giàu?, Giáo
sư Võ Tòng Xuân chua chát hỏi: “Nếu chúng ta cứ duy trì mãi kiểu tổ
chức sản xuất lúa gạo như thế này, để cho nông dân suốt đời làm tôi mọi
cho các công ty xuất khẩu làm giàu thì liệu đến bao giờ người trồng
lúa mới giàu nổi?”
Hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong VFA là doanh nghiệp Nhà nước, tức là Nhà nước sở hữu các doanh nghiệp này.
Theo Nông Nghiệp Việt Nam online, “Tổng
công ty Lương thực miền Nam (TCty LTMN) là đơn vị chủ lực trong XK
gạo của nước ta, hàng năm XK hơn 3 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 2
tỷ USD, tức chiếm tới hơn 60% lượng gạo XK của cả nước.”
Bán
3 triệu tấn gạo phải mua khoảng 4,8 triệu tấn lúa. Một năm mỗi Ha làm
lúa 2 vụ được khoảng 11 tấn, như vậy, cần khoảng 436.363 Ha để làm
được 4,8 triệu tấn lúa (1,6 tấn lúa xay được 1 tấn gạo).
Báo điện tử của VFA
xác nhận Hiệp hội lương thực Việt Nam có số lượng gạo xuất khẩu
“chiếm trên 90% tổng số lượng gạo xuất khẩu chung của cả nước.”.
90%
của khoảng 7 triệu tấn gạo, tức khoảng 6,3 triệu tấn gạo, qui ra lúa
khoảng 10 triệu tấn, để sản xuất 1 năm 10 triệu tấn cần khoảng 909.000
ha.
Bà Phủ An đại địa chủ số 1 của Việt Nam có 1.121 ha.
VFA bắt nông dân làm đến 909.000 ha để cung cấp lúa cho VFA bán lấy lời.
3) VFA luôn dùng quỷ kế mua lúa tạm trữ để bóc lột nông dân đến tận xương tủy.
Năm
2008, bán lúa giá 6432 đồng/kg, nhưng mua lúa tạm trữ của nông dân có
4.000 đồng/kg vậy VFA lời 2.432 đồng/kg, còn nông dân hòa vốn.
Năm
2009, VFA bán lúa tạm trữ giá 6.362 đồng/kg, nhưng mua lúa tạm trữ
giá 4.000 đồng/ kg, lời 2.362 đồng/kg lúa, nông dân lại bán lúa hòa
vốn.
Năm 2010, VFA bán lúa giá 5.365 đồng/kg, mua lúa tạm trữ với giá 4.000 đồng/kg. VFA lời 1.365 đồng/kg.
Đến đây, xin Nhà giáo Phạm Toàn miễn cho tôi khỏi phải kết luận ai là địa chủ thời nay.
HOÀNG KIM ( ĐỒNG THÁP)
http://xuongduong.blogspot.com/2011/12/ai-la-ia-chu-thoi-nay.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét