Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Một giáo viên khẳng định đó là bệnh thành tích đã làm ngành giáo dục đi thụt lùi trong gần 40 năm qua tại miền Nam Việt Nam. “Bệnh thành tích nhan nhản cả nước chứ không phải riêng tại Ðồng Tháp.” Theo bà, thầy giáo sẽ bị trừng phạt nếu để học sinh ở lại lớp và họ bị thúc ép phải làm mọi cách để 100% học sinh được lên lớp, mặc dù không đủ sức để theo học lớp cao hơn. Bà cũng cho biết, mỗi lớp có từ hai học sinh có sức học dưới mức trung bình thì giáo viên đó bị tước danh hiệu “lao động tiên tiến” nghĩa là bị cắt tiền thưởng quý, tiền thưởng năm.


Hậu quả 'bệnh thành tích giáo dục' ở Việt Nam


ÐỒNG THÁP (NV) - Một số thầy cô giáo trường tiểu học An Bình B ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp gây chấn động dư luận khi tiết lộ tin đang dạy nhiều học sinh... không biết chữ.

Không có học sinh mù chữ dù vẫn đến lớp mỗi ngày mới là chuyện lạ tại Việt Nam hiện nay. (Hình: Internet)

Ðây là vụ “lùm sùm” thứ hai sau vụ một học sinh lớp 7 được khám phá tại Qui Nhơn: vẫn đến lớp đều đặn mà không biết đọc và không biết viết.

Một giáo viên Ðồng Tháp xin được giấu tên tiết lộ sự thật phũ phàng: “Lớp tôi có khoảng năm, sáu em đang học lớp 3 nhưng hoàn toàn mù chữ. Tại một lớp 5 khác có học sinh không làm được bài toán chia. Thế nhưng chúng tôi được lệnh của thầy hiệu trưởng vẫn phải chấm điểm 10 bài thi cuối kỳ của các em.”

Tình trạng này, theo nhiều thầy cô giáo trường tiểu học An Bình B, kéo dài hàng chục năm nay. Có người biết nhưng hiểu rằng không thể nào làm khác được nên không dám hé môi.

Báo Tuổi Trẻ xác nhận tình trạng này và cho biết đã đích thân gặp một học sinh lớp 3/1 trường tiểu học An Bình B. Em tên Nguyễn Thị Kim Chi, ngụ tại xã An Bình chỉ đọc được vài chữ trong bảng 26 chữ cái tiếng Việt. Bé Chi cười trừ khi nhìn vào chữ cái “m,” hoặc “n,” hoặc “h.”

Một em khác của trường tên Mai Phước Thiện đang học lớp 5/1 không làm được toán chia. Dù vậy, bài kiểm tra môn toán làm ở lớp ngày 7 tháng 12 vừa qua gồm rất nhiều bài toán chia lại được thầy chấm điểm...10. Em Thiện thú nhận chép “nguyên xi” bài giải trong sách hướng dẫn chứ không hề biết làm toán. Khi được yêu cầu làm thử bài tính 5.24 chia cho 4 thì em này cắn bút chịu thua.

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, ông hiệu trưởng trường tiểu học An Bình B, Vương Thành Chia xác nhận “có nghe tin của các giáo viên ở trường phản ảnh sức học yếu của học sinh” và cam kết sẽ “coi lại xem sao.”

Nguồn tin này đã gây chấn động dư luận tỉnh Ðồng Tháp mặc dù không lạ đối với một số thầy cô giáo tỉnh này. Một nhà giáo cho biết đang có một học sinh lớp 2 của ông bị mù chữ. Ông yêu cầu ban giám hiệu đưa em này xuống lớp 1 để học lại nhưng họ không đồng ý vì sợ mất điểm thi đua.

Một giáo viên khác khẳng định đó là bệnh thành tích đã làm ngành giáo dục đi thụt lùi trong gần 40 năm qua tại miền Nam Việt Nam.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời của nhà giáo này nói rằng “bệnh thành tích nhan nhản cả nước chứ không phải riêng tại Ðồng Tháp.” Theo bà, thầy giáo sẽ bị trừng phạt nếu để học sinh ở lại lớp và họ bị thúc ép phải làm mọi cách để 100% học sinh được lên lớp, mặc dù không đủ sức để theo học lớp cao hơn. Bà cũng cho biết, mỗi lớp có từ hai học sinh có sức học dưới mức trung bình thì giáo viên đó bị tước danh hiệu “lao động tiên tiến” nghĩa là bị cắt tiền thưởng quý, tiền thưởng năm.

Bà thú nhận: “Tôi nghĩ rằng vì sức ép của cuộc sống, hầu như không có nhà giáo nào đứng trên bục giảng vì lợi ích của học sinh mình.”

Một giáo viên khác xác nhận thực tế phũ phàng của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Bà nói: “Học sinh lớp 3 không đọc được chữ cái thì không lạ bằng chuyện học sinh lớp 7 mù chữ và học lớp 9 mà không thuộc cửu chương. Nếu không có những chuyện lạ kỳ đó thì đó mới là... lạ trong nền giáo dục Việt Nam nước ta hiện nay.”

Chỉ vài tuần trước đây thôi, người ta đã khám phá trường hợp cậu bé 15 tuổi đến lớp học mỗi ngày mà không biết đọc, không biết viết. Cậu bé này tên Nguyễn Văn Nhất, cư dân thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh, học sinh lớp 7A5 trường trung học Ðống Ða, Qui Nhơn.

Ngày 17 tháng 7, 2011, báo Tuổi Trẻ tường thuật một hội nghị “Tổng kết 4 năm thực hiện chỉ thị của thủ tướng về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” tổ chức ở ngay tỉnh Ðồng Tháp (cái tỉnh đang có nhiều học sinh lới 3, lớp 5 mà vẫn mù chữ). Trong bản tin này, tờ báo thuật lời ông Phạm Vũ Luận, thứ trưởng Giáo Dục, nhìn nhận bệnh thành tích trong giáo dục “vẫn chưa xóa sạch được.”

Ðến ngày 10 tháng 12, 2011, báo Dân Trí có bài viết nói học sinh “ngồi nhầm lớp” vẫn còn là vấn nạn.

Năm 2007, báo chí ở Việt Nam đua nhau đưa tin phần lớn các tỉnh ở Việt Nam đều có tình trạng học sinh “ngồi nhầm lớp” rất trầm trọng. Tức là có tình trạng học sinh học trung học mà không biết làm các phép tính căn bản. Không biết chữ vẫn có bằng tốt nghiệp trung học. Số lượng học sinh “ngồi nhầm lớp” trên cả nước thời gian đó có thể nói vô cùng phổ biến vì các quan chức sợ “mất điểm thi đua.” Các học sinh yếu kém đều cho lên lớp, cho dù không học được gì. Năm này, tỉ lệ học sinh bỏ học cũng vô cùng kinh hoàng.

Bây giờ, một chút tin tức hé ra cho thấy những hô hào chấn chỉnh “bệnh thành tích” trong ngành giáo dục tại Việt Nam vẫn không có bao nhiêu thay đổi trong thực tế. (PL & TN)

Bài : Học sinh lớp 5, lớp 7 vẫn mù chữ 





++++++++++++++





Vì sao giới trẻ Việt Nam thích du học Mỹ?


2011-12-15 Ngày càng có nhiều du học sinh Việt Nam đến Mỹ để học tập. Đây có thể được xem như một trào lưu của giới trẻ Việt Nam. 


AFP photo

Một sinh viên Việt Nam (P) tìm hiểu thông tin về du học qua một tư vấn viên từ Washington State University tại Hội chợ Giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội vào ngày 08 Tháng 4 năm 2011.


Nền giáo dục tiên tiến


Vụ Văn Hóa và Giáo Dục thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra số liệu hiện có 15.000 du học sinh VN đang học tập tại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ trong năm 2011. Con số đó cho thấy mức tăng 14% so với năm trước. Và VN xếp hạng thứ 8 trong nhóm nước có du học sinh nhiều nhất ở Hoa Kỳ. 

Lý do trước hết khiến Hoa Kỳ thu hút được nhiều du học sinh khắp nơi đến vì đây là nơi được đánh giá có nền giáo dục tiên tiến và ưu việt hơn so với nhiều nơi khác. Một vị phụ huynh xác nhận về điều này:


“Phần đông người ta nghĩ Mỹ là một cường quốc mạnh, có tiếng trên thế giới mà ai cũng muốn đặt chân tới.

Cô cũng có tìm hiểu thông tin của những nước khác, nhưng mình thấy là nền giáo dục của Mỹ nào giờ cũng có tiếng, thành ra nếu mình có khả năng cho con đi học ở Mỹ, mình sẽ yên tâm hơn, con mình sẽ tiếp thu được tinh hoa của nền giáo dục này và con mình sẽ thành đạt hơn.

Người ta chọn Mỹ cũng khá đông, mình cũng tìm hiểu qua số đông và mình thấy là ok với điều kiện của mình, với hoàn cảnh mình, cho phép mình có thể lo cho con mình đi học bên đó được, thành ra mình và ông xã quyết định cho cháu đi học bên đó.”


Một lý do khác cũng được các bạn sinh viên đưa ra vì ở Mỹ có hơn 1 triệu việt kiều định cư. Trong số này có nhiều người là thân nhân của các du học sinh. Đó là một nguồn giúp đỡ đáng kể cho những du học sinh xa nhà. 

Nhiều thanh thiếu niên trong nước thích ra nước ngoài học tập để có điều kiện trau dồi ngoại ngữ và tiếp cận dễ dàng hơn với những kỹ thuật hiện đại.


Bạn Hiền, một du học sinh đang học ở tiểu bang California chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong việc đến với nước Mỹ như sau: 

“Em chọn Hoa Kỳ. Em tìm hiểu thêm thông tin từ bạn bè học ở bên đây, rồi trên mạng nữa, rồi một phần cũng từ những trung tâm chuyên về du học. Đầu tiên em chọn Hoa Kỳ vì em muốn học ngành điện ảnh. Ngành điện ảnh ở Hoa Kỳ là mạnh nhất rồi. Học ở Mỹ thì thú vị hơn. Nói về vấn đề cơ sở vật chất thì chắc chắn hơn ở VN nhiều, với lại phương pháp giảng dạy nữa."

Khuyến khích sáng tạo


000_Hkg4777306-250.jpg
 
Sinh viên Việt Nam tại Hội chợ Giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội vào ngày 08/04/2011. AFP

Bạn Đình Hòa, tốt nghiệp đại học Ngoại Thương ở Việt Nam, từng du học thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đan Mạch và hiện tại đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ về quản trị học, vừa làm vừa học ở Quận Cam, tiểu bang California trình bày về việc học tại Mỹ mà anh trải qua:


“Mình từng có kinh nghiệm học ở Châu Âu- Đan Mạch và Mỹ thì mình có thấy được nền giáo dục của Mỹ khuyến khích sáng tạo và tự tin cho sinh viên, khác hẳn với nền giáo dục Á Đông và cụ thể là Việt Nam. Giáo án thì do trường hoặc giáo sư quyết định, không có đề án mở. Và sinh viên Việt Nam khi ra nước ngoài, đa số bị động và ít phát biểu. Đó là kinh nghiệm của mình. Ngay cả sinh viên Trung Quốc cũng vậy.


Nền giáo dục của Mỹ cho những sinh viên năm đầu từ năm 18 tuổi đã tạo ra sự tự tin. Và những sáng tạo trong những bài vở kiểm tra hay bài ở nhà là động cơ cho những sinh viên tự tìm hiểu qua thư viện điện tử, hoặc là trên internet, hoặc là qua những sermina tranh luận trực tiếp với bạn bè và giáo sư. Giáo dục của Hoa Kỳ vẫn là số một thế giới.


Nếu như coi những xếp hạng những trường hàng đầu thế giới thì 10 trường hay 20 trường đầu tiên thì có đến 90% là trường của Hoa Kỳ. Bởi vậy mình ủng hộ và khuyến khích các bạn nếu có điều kiện thì nên sang Hoa Kỳ học. Vì đây là nền giáo dục để khuyến khích sự sáng tạo và tiếp thu văn minh của mọi sắc dân, mọi nhà khoa học trên thế giới. Giáo trình của Mỹ lúc nào cũng mở, và những quản lý, cũng như quan tâm đến sinh viên trường đại học là hàng đầu.” 

Theo du học sinh Hiền thì còn một lý do mà Hoa Kỳ rất hấp dẫn các bạn trẻ Việt Nam hiện nay:

“Hầu hết ai cũng thích phim ảnh. Mà phim điện ảnh của Mỹ rất là hay và nhiều nữa. Cho nên hầu hết có được thông tin về nước Mỹ qua phim ảnh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Phim Mỹ thì nhiều và hay, giới trẻ ai cũng mê điện ảnh, khi xem phim rồi chắc ai cũng muốn tới Mỹ. Điện ảnh của Mỹ giống như công cụ marketing tốt ở nhiều lãnh vực khác nhau. Cho nên họ có nhiều thông tin về Mỹ hơn là mấy nước khác.”


Theo các bạn du học sinh thì kinh nghiệm sống và làm việc trong một môi trường giáo dục năng động, đa dạng, chất lượng sẽ tạo điều kiện thực hiện những ước mơ của các bạn trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Hòa Ái, phóng viên RFA 


rfa





++++++++++++++

CẦN CÁC BẠN GIÚP MỘT TAY


Tiếp tục gởi thư ra quốc tế về sự bắt giữ trái pháp luật chị Minh Hằng tại trại tù trá hình.
-----> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/thu-goi-quoc-te-ve-su-bat-giu-trai-phap.html

+++++

Người phụ nữ yêu nước Bùi Thị Minh Hằng hiện đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ trái pháp luật tại trại tù trá hình, Cơ sở giáo dục Thanh Hà (Phân Khu 3 ), xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Chúng ta hãy treo avatar của chị Bùi Hằng, đăng ở blog câu : " HÃY TRẢ TỰ DO CHO BÙI HẰNG" và thay phiên gọi vào CSGD Thanh Hà để thăm chị Hằng, số phone là 0211-3832-033
-----> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/nguoi-phu-nu-yeu-nuoc-bui-thi-minh-hang.html


+++++

Hãy chung tay hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần để giúp gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn sống sót trước sự đàn áp tàn nhẫn, đánh đập, cướp bóc, cô lập, khủng bố tinh thần, ... của nhà cầm quyền CSVN. Liên lạc gia đình nhà văn theo thông tin như sau ---> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/nha-van-huynh-ngoc-tuan-csvn-se-khung.html

+++++

Các bạn hãy ký vào thỉnh nguyện thư gửi TT Hoa Kỳ , xin can thiệp dùm trường hợp vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn hiện nay. ---> http://www.change.org/petitions/the-president-of-the-united-states-of-america-and-the-us-representatives-to-urge-the-vietnamese-government-to-cease-their-harassment




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét