* |
Jul 14, '11 4:22 AM
for everyone
|
Vậy thì vì vấn đề gì mà VN ta còn nghèo lại dám chơi sang và ngông như thế? Rõ ràng khi một quốc gia độc tài đảng trị thì mọi chuyện đều do đảng tự quyết. Bất chấp những ý kiến phản đối của người dân. Biết đâu việc thỏa thuân chấp nhận dự án tồi tệ này các nhóm lợi ích tham nhũng hưởng một khoản lợi dưới gầm bàn béo bở, kếch xù nào đó, nên ngậm bồ hòn làm ngọt? Và hậu quả, qua dự án này những chú chuột nhỏ Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả sộ khám vì tham nhũng. Riêng con chuột bự đằng sau vụ ăn bẩn này thì vẫn chưa lộ hàng.
Quản lý đất nước cứ theo cái đà này sẽ còn dài dài những dự án vô bổ, các công trình làm nghèo đất nước, làm giàu cho cấp quản lý như hầm Thủ Thiêm, Vinasink, ALCII, vụ in tiền polyme, Nexus technology,...
+++++
Hầm Thủ Thiêm - dự án đáng nguyền rủa!
Mỗi ngày tôi đều có dịp đều đặn ngày hai lần qua lại cầu Khánh Hội, chứng kiến cái hầm Thủ Thiêm chết tiệt xây dựng hồi nẫm đến giờ vẫn chưa xong. Hầm Thủ Thiêm được khởi công vào ngày 16 tháng 2 năm 2005 đến nay đã hơn sáu năm nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng.
Đây
là dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA của Nhật. Trong đó gói thầu lớn nhất
là xây dựng đường hầm được nhà thầu Obayashi thực hiện với giá trị gói
thầu ước tính gần 2100 tỉ đồng. Gói thầu thứ hai cung cấp thiết bị lắp
đặt cơ điện đường hầm do công ty Kawasaki Heavy Industry và Gtec "Hồng
Kông" hay TQ? trị giá gần 500 tỉ VNĐ.
Dự
án đường hầm này có tổng chiều dài 1,5 km trong đó đoạn vượt sông Sài
Gòn là 350 m. Đây là đoạn phức tạp nhất của toàn bộ dự án do các đốt
hầm, bao gồm bốn đốt được đúc ở bễ đúc Nhơn Trạch, Đồng Nai sau khi hoàn
thành sẽ được tàu lai (tug) Thái Lan lai dắt từ bễ đúc về dìm theo vị
trí định trước. Quá trình đúc đốt hầm này cũng để lại nhiều dư luận lo
âu không kém vì người ta phát hiện các đốt hầm bị nứt ở bản nóc, vách
hầm khiến nước mưa dễ dàng thấm vào trong, tạo nhiều vết ố loang lổ.
Việc khắc phục kéo dài cũng làm cho chí phí giá thành đội lên rất cao và
đồng thời kéo dài thời gian thi công, do phải chờ kiểm định độc lập và
đưa ra phương án khắc phục sự cố. Đó là chưa nói để nhận được khoản viện
trợ ODA về dự án đáng nguyền rủa này, Việt Nam phải đi toong một số
"nhân tài" mà theo bác Nguyễn Sinh Hùng là bắt hết lấy ai làm! Và kèm
với sự cố này đã làm tan vỡ một chuyện tình Ngưu Lan Chức Nữ giữa hai
dòng họ đẳng cấp trong giới quí tộc thống trị Lê - Huỳnh. Khiến cho đôi
trẻ chia xa hơn cả nhịp cầu ô thước thuở nào, thay vì nếu như hai gia
đình Huỳnh - Lê xây cầu ô Thước Thủ Thiêm thì biết đâu mối tình như mơ
này không phải tan vỡ và xã hội chúng ta không chừng sẽ đón nhận một
thiên tài ra đời từ mối tình trai tài gái sắc quí sờ tộc. Biết đâu! hic.
Ở
đời ai cũng thừa hiểu chẳng có gì là cho không cả. Miếng pho mát cho
không chỉ có ở chiếc bẫy chuột. Vốn ODA cũng thế, mặc dù về danh nghĩa
nguồn vốn cho vay này có lãi suất cực kỳ thấp và có thời gian ân hạn ưu
đãi cực dài 30-40 chục năm. Nhưng đổi lại để nhận được đồng vốn này các
nước nghèo thường phải chịu một số nhượng bộ nhất định. Có thể về cởi mở
hơn rào cản mậu dịch thương mại, tiếp nhận một số công nghệ chỉ định từ
nước tài trợ vốn ODA, trả lương cho nhân viên tư vấn của nước tài trợ
ODA cao hơn gấp nhiều lần tự thuê mướn,... Và cụ thể ở đây là tư vấn từ
Nhật cho vay ODA này đã đề nghị VN tiếp nhận công nghệ làm đường hầm
vựơt sông Sài Gòn thay vì xây cầu Thủ Thiêm vượt sông giá rẻ ...
Đảng
ta thường có câu nói hay khoe bất hủ " luôn sáng suốt lãnh đạo thực
hiện mọi thắng lợi". Thế nhưng qua việc chấp nhận dự án ODA xây đường
hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn thì chúng ta thấy hoàn toàn ngược lại.
Sở dĩ nó ngược lại hoàn toàn nếu không muốn nói đây là dự án của thằng
nhà nghèo nhưng chơi sang, bán lúa thơm mua gạo hẩm để ăn. Nước ta thì
nghèo thay vì chắt chiu từng đồng vốn để xây dựng đất nước, lo cho giáo
dục, ý tế, giúp người nông dân cải thiện mức thu nhập, cải thiện môi
trường sống ngày càng ô nhiễm,...nhà nước lại "mạnh dạn" bỏ bét lắm cũng
cỡ 4000 tỉ (tiền vay bạc hỏi) để xây đường hầm Thủ Thiêm với chiều dài
tính luôn cả đường dẫn 1,5 km. Bao gồm luôn các chi phí vô hình phát
sinh quá dài trong quá trình xây hầm như phân luồng giao thông gây kẹt
xe khủng khiếp và từng là nỗi ám ảnh cho bất cứ ai qua lại khu vực này,
ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đời sống của người dân khu vực có liên
quan.
Trong
khi đó cầu Thủ Thiêm gần đó được xây dựng nối từ quận Bình Thạnh sang
quận Hai chỉ tốn1099,6 tỉ đồng, chiều dài cầu là 1,25 km có 6 làn xe.
Nếu đấu thầu nghiêm ngặt, minh bạch, thời gian thi công rút ngắn biết
đâu còn tiết kiệm hơn nhiều? Vị chi nhà nước bỏ ra số tiền tương đương
bốn cây cầu chỉ để xây mỗi hầm!
Việc
xây cầu đòi hỏi kỹ thuật đơn giản, tạo mỹ quan độ thị đẹp hơn nhiều. Đó
là chưa nói khi hoàn thành xây cầu ta không phải tốn phí vận hành, phí
bảo trì cũng nhẹ hơn. không cần lập ra bộ máy cồng kềnh để vận hành và
tốn hao một chi phì vô ích khổng lồ hàng năm.
Trong
khi đó với hầm vượt sông thì hoàn toàn khác. Bạn cứ thử tưởng tượng hệ
thống chiếu sáng 24 trên 24 suốt chiều dài của hầm(1,5 km) sẽ tốn hao
một lượng điện năng khổng lồ hàng năm với cả ngàn bóng đèn cao áp. Hệ
thống thông gió cực kỳ phức tạp đòi hỏi một lượng lớn những công nhân
lành nghề được đào tạo để vận hành liên tục. Hệ thống bơm nước chắc là
cũng hoành tráng không kém. Hệ thống máy phát điện dự phòng do đặc điểm
cúp điện không báo trước, thường xuyên xảy ra ở VN hẳn sẽ to cỡ một nhà
máy phát điện cỡ vừa? Đội ngũ cứu hộ chuyên phải được đào tạo bài bản,
túc trực 24 trên 24. Chi phí vệ sinh hầm hàng tháng, bảo trì các thiết
bị cơ điện, thay thế hỏng hóc. Bộ máy nhân sự quản lý, bảo vệ cả trăm
con người,... và còn trăm thứ linh tinh khác ắt hẳn tất tần tật mỗi năm
đường hầm này ngốn chi phí không nhỏ, gì cũng cỡ vài chục tỉ mỗi năm,
thậm chí cả trăm tỉ như chơi. Và hẳn nhiên những chi phí vô ích này
người dân vốn nghèo sẽ gánh chịu. Đó là chưa nói những sự cố tai nạn
trong đường hầm bao giờ cũng nguy hiểm gấp trăm lần các sự cố trên đường
hay cầu, hậu quả của nó có thể khiến đóng cửa cả đường hầm nếu như xảy
ra sự cố nghiêm trọng!
Trên
thế giới trong thời hiện đại có lẽ VN là quốc gia duy nhất xây hầm vượt
sông trong đô thị? và là quốc gia duy nhất ở ĐNA xây hầm vượt sông tốn
tiền nhất. Một số quốc gia có đường hầm như Anh với đường hầm vượt sông
Thames. Do đây là tuyến đường sông bận rộn nhất Châu Âu. Đưòng hầm đầu
tiên trên thế xây dựng vượt sông Thames do Isambard Kingdom Brunel thiết
kế và xây vào thế kỷ 18.
Vào
Google gõ từ đường hầm vượt sông thì hầu như không thấy tài liệu nào đề
cập, ngoại trừ đường hầm Thủ Thiêm hiện đại bậc nhất ĐNA và tài liệu đề
cập xây đường hầm vượt sông Hồng. Điều này chứng tỏ chẳng ai dại gì làm
đường hầm tốn kém như VN!
Vậy
thì vì vấn đề gì mà VN ta còn nghèo lại dám chơi sang và ngông như thế?
Rõ ràng khi một quốc gia độc tài đảng trị thì mọi chuyện đều do đảng tự
quyết. Bất chấp những ý kiến phản đối của người dân. Biết đâu việc thỏa
thuân chấp nhận dự án tồi tệ này các nhóm lợi ích tham nhũng hưởng một
khoản lợi dưới gầm bàn béo bở, kếch xù nào đó, nên ngậm bồ hòn làm ngọt?
Và hậu quả, qua dự án này những chú chuột nhỏ Huỳnh Ngọc Sĩ và Lê Quả
sộ khám vì tham nhũng. Riêng con chuột bự đằng sau vụ ăn bẩn này thì vẫn
chưa lộ hàng.
Quản
lý đất nước cứ theo cái đà này sẽ còn dài dài những dự án vô bổ, các
công trình làm nghèo đất nước, làm giàu cho cấp quản lý như hầm Thủ
Thiêm, Vinasink, ALCII, vụ in tiền polyme, Nexus technology,...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét