“Sĩ phu Bắc Hà”, một danh xưng được quần chúng dành cho một tầng lớp, một giới người, với đầy kính trọng. Danh xưng đó không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng chắc từ lâu lắm, cùng với sự hình thành Thủ đô Bắc Hà Ngàn Năm Văn Vật. Nhưng trong nhiều thập niên qua, giới trí thức Việt nói chung và giới “Sĩ phu Bắc Hà” nói riêng đã vì hoàn cảnh “không sống xứng đáng với niềm kính trọng” đó của dân chúng. Tình trạng đó đang giảm bớt và cần phải được thúc đẩy chấm dứt càng sớm càng tốt.
“Sĩ phu Bắc Hà”, một danh xưng được quần chúng dành cho một tầng lớp, một giới người, với đầy kính trọng. Danh xưng đó không biết xuất hiện từ bao giờ, nhưng chắc từ lâu lắm, cùng với sự hình thành Thủ đô Bắc Hà Ngàn Năm Văn Vật. Nhưng trong nhiều thập niên qua, giới trí thức Việt nói chung và giới “Sĩ phu Bắc Hà” nói riêng đã vì hoàn cảnh “không sống xứng đáng với niềm kính trọng” đó của dân chúng. Tình trạng đó đang giảm bớt và cần phải được thúc đẩy chấm dứt càng sớm càng tốt.
Trong nhiều thập niên qua, giới “Sĩ Phu Bắc Hà” đã bị đàn áp mãnh liệt làm cho họ khiếp sợ và trở nên sống một cách hèn hạ. Nỗi khiếp sợ đó đã được nhiều nhân vật nổi tiếng thú nhận như Tiến sĩ Trần Đức Thảo, như Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Tường v…v Nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã nổi tiếng với lời thú nhận, “Tôi sống sót là vì tôi biết sợ”. Nhạc sĩ Tô Hải, người từng nhiều năm ở trong giới lãnh đạo giới trí thức văn nghệ sĩ cũng mới đây tự nhận mình là một “Thằng Hèn”. Ngay cả Bác Tôn, bậc cách mạng lão thành, cựu Phó Chủ Tịch nước, chỉ đứng sau Bác Hồ, mà cũng phải thốt lên một cách “dân dã Nam Kỳ”: “Đ.M. tao cũng sợ!” (Nguyễn Văn Trấn, “Gửi Mẹ và Quốc Hội”).
Liệu rằng nỗi khiếp sợ đó ngày nay có còn đè bẹp được giới trí thức Việt Nam nói chung, hay giới “Sĩ Phu Bắc Hà” nói riêng không? Chắc chắn là không! Bao nhiêu kiến nghị yêu cầu đảng thực hiện những chính sách cải tiến đất nước, bảo vệ tổ quốc, xây dựng đời sống nhân dân tốt đẹp hơn cho thấy giới trí thức Việt Nam ngày nay đã lột bỏ được nỗi khiếp sợ đeo đẳng hàng mấy thập kỷ qua và dũng cảm đem kiến thức của mình vào đời sống.
Giới trí thức Việt Nam ngày nay đã lớn mạnh và đã ý thức được vai trò của mình đối với dân tộc, với đất nước. Trong mấy tuần qua, những cuộc lãnh đạo biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng biển đảo mặc cho sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền, mặc cho công an tới nhà đe dọa, mặc cho công an đón đường cản trở, mặc cho những tên công an mất dậy hành động như bọn côn đồ đạp vào mặt v…v nhưng người trí thức cũng không sờn lòng. Đó là những nét đẹp mới nở hoa của người trí thức Việt nói chung, của “Kẻ Sĩ Bắc Hà” nói riêng.
Nét đẹp đó cần được duy trì. Xã hội chẳng bao giờ là hoàn hảo. Lịch sử nhân loại đã chứng tỏ như vậy. Và vì thế người trí thức luôn luôn là cần thiết và có vai trò quan trọng trong sự cải tiến xã hội. Điều kiện căn bản của mọi cải tiến xã hội là quyền tự do phát biểu, bởi vì không có tự do phát biểu người trí thức cũng sẽ chẳng làm được gì. Không có tự do phát biểu, xã hội sẽ đi vào bế tắc như xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa hơn 60 năm qua trên đất nước ta đã chứng tỏ.
Quyền tự do phát biểu được thể hiện qua nhiều phương cách trong đó có quyền tự do ngôn luận và quyền tự do biểu tình. Hai quyền căn bản này được coi là những quyền tự nhiên, không phải là một sự ban phát của chính quyền. Hai quyền này cũng có tính cách phổ quát, nghĩa là của mọi người và mọi người có quyền xử dụng mọi phương tiện khoa học kỹ thuật của thời đại để thực hiện quyền đó ở mọi nơi, mọi lúc.
Không ai có thể quyết định chỉ một số người nào đó mới được có quyền này và vì thế chính quyền không thể hạn chế, dành quyền tự do phát biểu cho một số người lãnh đạo đảng và đòi hỏi mọi người dân muốn phát biểu ý kiến phải qua một thủ tục nào đó, phải qua một hệ thống nào đó và chỉ được gửi các kiến nghị của mình tới một người hay một nhóm người nào đó. Không! Dứt khoát là không! Thời kỳ “chuyên chính vô sản” đã hoàn toàn chấm dứt.
Quyền tự do phát biểu là tuyệt đối. Người dân muốn nói gì thì nói, miễn không xúc phạm nhân phẩm và đời tư của công dân khác. Đối với những nhân vật nổi tiếng, những người của công chúng, nhất là những vị lãnh đạo quốc gia, thì việc phải chấp nhận mọi chỉ trích không cần dẫn chứng của công chúng là đương nhiên. Trong lần lễ nhậm chức nhiệm kỳ 1 của tổng thống “Bush con” tại thủ đô Washington D.C. người viết có dịp len lỏi giữa đám đông được chính thức loan báo là ba trăm ngàn người. Đại đa số thì vui mừng, vì đó là những người ủng hộ ông. Nhưng cũng có những nhóm nhỏ chống đối ông và người viết đã đứng giữa một nhóm dương cao biểu ngữ có nội dung, “BUSH LÀ THẰNG ĂN CẮP!” (ý nói là ăn cắp phiếu của ứng cử viên đối thủ Al Gore). Phải đứng trong khung cảnh đó mới cảm nhận được tính tuyệt đối của quyền “tự do ngôn luận”. Không sách vở nào có thể truyền đạt cho công chúng tính tuyệt đối của quyền tự do ngôn luận rõ ràng và mạnh mẽ hơn trải nghiệm thực tế như vậy. Và chính quyền tự do ngôn luận tuyệt đối đó đã là động lực khiến Hoa Kỳ, cường quốc số 1 thế giới, không ngừng “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, không ngừng “THAY ĐỔI TỪ BÊN TRONG”, không ngừng “TỰ DIỄN BIẾN” để trở nên mỗi ngày một tốt đẹp hơn (Nhật nhật tân, hựu nhật tân / Khổng Tử).
Người dân ngày nay có quyền xử dụng tất cả mọi phương tiện khoa học kỹ thuật thông tin của thời đại để phổ biến tư tưởng, ý kiến của mình. Thời phục hưng Âu châu (Renaissance) nhờ sự phát minh của máy in, những tư tưởng tiến bộ của nhân loại được phổ biến rộng rãi và nhanh chóng đã mang lại những cải tiến tốt đẹp cho xã hội mà dấu mốc đầu tiên là cuộc cách mạng dân quyền Pháp 1789. Ngày nay, mọi người dân trên thế giới văn minh, đều có quyền xử dụng mọi phát minh kỹ thuật mới nhất như là internet, facebook, websites v…v để phổ biến tư tưởng của mình mà không một nhà cầm quyền nào có thể soi mói hay cấm cản. Những chính trị gia hàng đầu trên thế giới như tổng thống Obama Hoa Kỳ, hay bà tân Thủ tướng Thailand cũng đã dùng những phương tiện thông tin đại chúng tối tân này để phổ biến đường lối của mình mà thu được nhiều sự ủng hộ của dân chúng. Việt Nam không thể là một ngoại lệ. Nhà cầm quyền không thể ngăn cấm hay gây trở ngại cho việc người dân xử dụng các phương tiên truyền thông đại chúng đã phổ quát trên thế giới như thế.
Quyền tự do phát biểu tuyệt đối của người dân cũng cần được chính quyền bảo vệ, giúp đỡ để họ thực hiện quyền đó ở mọi nơi, mọi lúc. Người dân không cần phải tự hạn chế việc xử dụng quyền tự do biểu tình chỉ trong ngày Chủ Nhật hay chỉ ở một vài địa điểm, một vài con đường, ở một vài thành phố. Người dân có quyền và chính quyền phải bảo vệ họ, tạo điều kiện để họ xử dụng quyền biểu tình, quyền tự do phát biểu bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi nào họ muốn, miễn là họ không làm cản trở các quyền khác của những người khác, đó là quyền tự do đi lại. Trong ngày lễ nhậm chức lần đầu của tổng thống “Bush con”, ngay trước mắt người viết, một người biểu tình đột nhiên từ đám đông nhảy ra lăn xả vào đầu xe chở tổng thống đang trên đường từ trụ sở Quốc Hội về Tòa Bạch Ốc.
Các công an mật vụ nhẩy vội ra lôi người đó trở lại với đoàn người đông đảo đang đứng đón chào tổng thống. Xe của tổng thống vẫn tiếp tục đi; không nhanh hơn, không chậm lại. Chẳng có ai bị bắt hay bị đánh đập. Chưa đầy một phút sau, chỗ đám đông đó lại yên tĩnh, như chưa có chuyện “động trời” mới xảy ra. Tại thành phố San Jose, tiểu bang California Hoa Kỳ, nơi người viết đang cư ngụ, từ cách nay 5 năm cho tới cách nay hơn 1 năm, cộng đồng người Việt đã biểu tình hàng chục lần mà không phải nạp đơn xin phép ai cả. Thậm chí nhiều cuộc biểu tình xảy ra ở ngay khuôn viên trước cửa tòa nhà Thị Xã có khi tới ba ngàn người. Lại có lần có người tuyệt thực phản đối chính quyền thị xã kéo dài tới hơn hai tuần. Người biểu tình tuyệt thực đó chính là phi công Ó Đen Lý Tống mà chắc nhiều người trong nước cũng đã nghe tên. Trong thời gian đó chính quyền phải cho cảnh sát túc trực bảo vệ an ninh ngày đêm 24/24 và lại có cả xe cứu thương ứng trực phòng khi người tuyệt thực bị xỉu thì đưa họ cấp cứu. Bảo vệ an ninh cho người biểu tình tuyệt thực đó nhưng không được gây khó chịu cho người đó hoặc cho những người đến thăm anh. Lại còn có cả máy quay phim gắn bí mật theo dõi người tuyệt thực; không phải vì nghi ngờ anh ta mà vì bảo vệ an toàn cho anh ta, nhất là vào ban đêm vắng người, chính quyền sợ có thể có kẻ nào ám hại anh thì chính quyền mang tiếng (bởi vì anh ta đang tuyệt thực phản đối chính quyền).
Chính quyền phải có khả năng vừa bảo vệ quyền tự do đi lại của tất cả mọi người dân không tham gia biểu tình nhưng cũng phải bảo vệ quyền của những người biểu tình. Bảo vệ trật tự bằng cách nào là nhiệm vụ của công an, của chính quyền, người dân không cần biết. Nhưng chính quyền, công an, không thể lấy cớ bảo vệ trật tự một cách vô lý để cản trở quyền biểu tình, đàn áp thô bạo người người biểu tình. Hình ảnh công an Việt Nam cầm “bảng cấm tụ tập” và giây căng để lùa người biểu tình bất kể họ đang tụ tập ở chỗ không có bảng cấm là một hình động vi phạm nghiêm trọng quyền biểu tình, quyền tự do phát biểu của người dân.
Không thực hiện được nhiệm vụ vừa bảo vệ trật tự công cộng vừa bảo vệ quyền biểu tình của người dân thì là chính quyền bất lực. Chính quyền thu thuế, và công an lãnh lương bằng tiền thuế của người dân chỉ để thực hiện tốt đẹp nhiệm vụ đó. Cách nay gần 70 năm, Bác Hồ đã xác định “tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ Dân chủ cộng hoà”. Nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời, cần phải xem xét, kiểm soát những cuộc biểu tình, đề tránh những sự bất trắc có thể có ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao; Bác Hồ đã ban hành sắc lệnh số 31 ngày 13/9/1945 qui định “Những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ”. Ngày nay nước nhà đã yên bình, người dân không cần phải xin phép 24 tiếng đồng hồ trước khi biểu tình nữa. Người dân chỉ cần thông báo ngày giờ và địa điểm biểu tình để chính quyền chuẩn bị mọi phương tiện nhân vật lực bảo vệ quyền biểu tình của người dân và bảo vệ trật tư giao thông. Tại các quốc gia văn minh ngày nay như Hoa Kỳ quyền biểu tình của người dân cũng được thực thi một cách tự do như vậy.
Người dân muốn biểu tình là biểu tình, không cần xin phép cảnh sát, chẳng cần xin phép ai cả. Người dân mỗi khi tụ tập biểu tình chỉ có một nghĩa vụ là “Không đi xuống lòng đường” để xe cộ lưu thông và “phải dành một lối đi vừa phải trên lề đường” cho “người không biểu tình” đi bộ. Việt Nam tự hào là “Dân chủ gấp triệu lần đế quốc Mỹ” vậy nhà nước hãy thể hiện bản chất “dân chủ gấp triệu lần đế quốc Mỹ” của Việt Nam trong thực tế.
Dịp thử thách bản chất của “nền dân chủ gấp triệu lần dân chủ của đế quốc Mỹ” sẽ là ngày mùng 2/8 trong phiên phúc thẩm Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ. Đó cũng là dịp thử thách tư cách kẻ sĩ của tầng lớp “Sĩ Phu Bắc Hà” ngày nay.
Nguyễn Tường Tâm
Tác giả gửi đến Dân Luận
+++++++++++++++++++++++++++
Ngày nào một tấc đất, một tấc biển của tổ quốc còn bị lấn chiếm chúng ta vẫn phải tranh đấu bằng nhiều hình thức. Đó là ưu tiên hàng đầu. Ngày nào những người con yêu của Tổ quốc như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Phạm Thanh Nghiên, Cù Huy Hà Vũ còn bị tù đày vì thể hiện nghĩa vụ công dân, phản đối quân xâm lược ngày ấy chúng ta vẫn còn tranh đấu. Đó là yêu cầu khẩn cấp nhất của dân tộc.
http://bietkichxaxu.multiply.com/journal/item/567/567
Hãy bỏ ít thời gian làm việc này vì blogger Điếu Cày . Thanks,
http://bietkichxaxu.multiply.com/journal/item/531/531
KÊU GỌI ĐẶC BIỆT CHO SỰ TỰ DO CỦA TIẾN SĨ LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ
http://bietkichxaxu.multiply.com/journal/item/534/534
GỬI EMAIL ĐẾN TỔ CHỨC QUỐC TẾ VÌ CÁC BLOGGERS VÀ CÁC NHÀ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN ÔN HÒA ĐANG BỊ BẮT GIAM, ĐÀN ÁP Ở VIỆT NAM
http://bietkichxaxu.multiply.com/journal/item/381/381