Láng giềng gần?
Trong mọi chuyện ưu ái theo cách “Yêu nhau cau sáu chẻ ba” thì, có lẽ, cái “tình” của một số người Việt đối với chủ nghĩa Đại Hán phải viết là Yêu, cau sáu sáu (năm) để nguyên/ Sợ nhau cau sáu dâng liền cả nương!.
Quả thực, dù đã đọc không dưới vài ngàn cuốn sách, tôi vẫn không thể
hiểu nổi cái “định hướng”, cái “mềm mỏng” cái gọi là môi hở răng lạnh có
nghĩa là gì khi đất ta nó chiếm, vợ con cháu chắt ta (ngư dân) nó bắt,
biển của ta nó đòi, hàng hóa - phương kế sinh nhai của ta nó chèn ép, lẽ
sinh tồn của ta không biết trôi dạt về đâu mà cứ mãi hoài “hữu nghị”,
run rẩy cả từng bước đi, đau đớn cả từng cái bắt tay, ê chề cả từng lời
ăn, tiếng nói...?
Vì sao thiếu tướng Trung Quốc
La Viện viết bài đăng trên Thời báo Hoàn cầu đòi đánh các nước lân bang
trước khi nói đến chữ HÒA mà ta lại nhún nhường, thảm thê đến thế khi mở
cả 3 kênh truyền hình nhằm nối cầu truyền hình (hay nối cầu cho kẻ
cướp?) để bàn về cái lẽ láng giềng gần?
1.
Tuyên bố trên cuả tướng đương chức, báo đương quyền nên đừng có xổ cái
giọng xoa dịu là “không kiểm soát được” hay “ý kiến cá nhân”. Cái đó chỉ
đem ra mà lừa phỉnh trẻ con. Chỉ có lũ ngu, cố tình ngu để mưu lợi ích
riêng mới tin vào điều phỉnh phờ trên.
2. Trên
đời này có nước nào theo Liên Xô, Trung Quốc mà giàu không? Cứ nhìn vào
Bắc Triều Tiên ấy, cúc cung tận tụy, nghe lời răm rắp thiên triều mà cho
đến nay, sau khi đã hết thời ông đến thời cháu mà mỗi năm chết đói hàng
vạn người thì theo để làm gì?
3. Đừng nói đến
chuyện hữu nghị mà Bờm nó cười. Theo nguyên tắc, muốn giải quyết bất
đồng, anh phải xuống thang, nhân nhượng thì mới nói chuyện. Trung Quốc
có xuống thang trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa, Đường Lưỡi Bò hay không
mà bàn đến chuyện đòi MUA láng giềng gần? Nếu nó không xuống thang,
không nhân nhượng mà ta cam chịu có nghĩa là đang BÁN chứ chẳng có gì để
MUA.
4. Nếu Trung Quốc không chịu trả Hoàng Sa,
một phần Trường Sa, thu hồi Đường Lưỡi Bò thì mọi mưu toan nhằm “phân
hóa kẻ thù” là bằng không. Nếu không muốn nói trắng ra rằng ta đang tiến
gần hơn đến bờ vực mà cả người viết bài này cùng hàng triệu người khác
kéo nhau ngã nhào xuống hố.
5. Tình cảm làm gì
dung thứ cho chuyện bán - mua? Với lại, chẳng bao giờ người Việt (cạn
nghĩ, ngắn nhìn) có thể đủ mưu chước và tàn nhẫn để mua tình cảm (Đại
Hán chẳng có tình cảm đâu mà chỉ có phương pháp làm cho kẻ khác chết
không chết nổi mà sống cũng không xong) Trung Quốc Đại Hán, dẫu chỉ là
một cái lá bàng biển ở Hoàng Sa?
6. Nếu nghĩ đến
lợi ích dân tộc dài lâu, nếu đặt lợi ích dòng họ, gia đình xuống cái
đáy tận cùng của toan tính thì hãy tìm cách, bằng sự thành tâm có thể
nhất, bằng sự nhân nhượng hợp lý nhất, kết bạn, tìm đồng minh thực sự.
Đó là đồng minh có thể đối trọng sòng phẳng với Trung Quốc Đại Hán,
đồng minh biết giữ lời hứa – đồng minh mà, một khi đã là BẠN thì có thể
làm tất cả những gì có thể để giúp ta. Tất nhiên, đã thực sự là BẠN thì
phải có sự hết mình từ cả hai phía. Đừng mơ giấc mơ cởi truồng nằm trong
cát như đà điểu để chờ nàng công chúa đến từ phương bắc. Có một bài học
nhãn tiền từ Gadhafi: Ông ta thực thi đường lối “ngoại giao cave” để
làm bạn với “tất cả mọi nơi” và, thế là, cái lúc sự cố xảy ra, hàng chục
nước bỏ của chạy lấy người không còn chút tăm hơi (riêng Trung Quốc vừa
“ru” vừa bỏ chạy)!
7. Nên nhớ rằng chúng ta
chẳng còn đường lùi trước mọi mưu toan hiểm ác: Lưỡi bò tham lam bít hết
đường ra biển; tàu cá nghênh ngang làm cho ngư dân ngắc ngoải khó
lường; sử ta nuôi đỉa để ta tự hút máu ta; lừa ta trồng khoai để phá thế
mạnh gạo lúa; bao chiếm những vùng xung địa để khi cần có thể lật trở
thế cờ; thực hiện những dự án vừa tốn kém vừa cà rịch cà tang để kiểm
soát nguồn năng lượng, khiến kêu trời chẳng thấu... Không kể hết những
tai ương và chẳng thể nào đếm hết, lường hết những tai họa.
8.
Tại sao người ta suốt ngày đòi đánh mình mà mình thì cứ như chi chi?
Truyền thống Việt, tinh thần và linh hồn Việt không chấp nhận bất kỳ một
sự khuất lụy nào theo cách nói, họ cắt cable của mình là “yêu con cho
đòn cho vọt” (!). Ta làm con Đại Hán từ bao giờ? Nói như thế mà vẫn
nghênh ngang thì chỉ có thời nay, chứ thời xưa chưa hề thấy.
Viết
và đau, và xót xa đến trào cả nước mắt. Lênin dạy rằng: Nếu có lợi cho
cách mạng thì có thể đi với kẻ thù dẫu chỉ trong một phút. Nhưng, Lênin
còn nhấn mạnh rằng, không được vi phạm tính NGUYÊN TẮC. Chừng nào còn
Đường Lưỡi Bò, chừng nào không bàn về Hoàng Sa, Trường Sa (bàn công khai cho báo chí viết, đưa tin chứ không phải ỡm ờ, tù mù) thì chừng đó vẫn thiếu cái nguyên tắc căn bản của láng giềng gần.
Có đời thuở nào, với mối quan hệ nào mà chủ nhà chuẩn bị sang thăm, lũ
vệ sĩ (tướng quân đội) lại mang dao dọa giết người hay không? Đó là cái
luận lý láng giềng gần của lũ kẻ cướp! Chẳng lẽ, đến mức này mà không
nghĩ rằng mọi chuyện đang giống lăm lắm với hồi cuối năm 1978?
Huế, 13.12.2011
Hà Văn Thịnh
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
+++++++++++++++
Việt-Trung làm cầu truyền hình
Cầu truyền hình quy mô giữa
Việt Nam và Trung Quốc mang tên 'Láng giềng gần' diễn ra trong
hai tiếng đồng hồ tối thứ Tư 14/12.
Cầu truyền hình là hình thức làm chương trình long trọng và tốn kém, mới được Việt Nam áp dụng nhân các ngày lễ lớn như dịp Tết Nguyên đán hay các dịp kỷ niệm của quốc gia.Đây là cầu truyền hình trực tiếp đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Bắt đầu lúc 8 giờ tối, chương trình kéo dài hai tiếng đồng hồ, phát sóng trực tiếp trên các kênh VTV1, VTV4 và VTV6.
VTV1 là kênh thời sự trung ương.
VTV không thông báo chính thức thời điểm thực hiện cầu truyền hình là nhằm sự kiện gì, nhưng nhiều người cho rằng nó được phát sóng nhân chuyến thăm chính thức sắp tới của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chương trình nhiều 'sao'
Nội dung chuyến thăm không được thông báo trước.
Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người được trông đợi sẽ thay thế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong tương lai, là nhân vật cao cấp nhất của Trung Quốc thăm Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam có ban lãnh đạo mới vào tháng 1/2011.
VTV nói cầu truyền hình 'Láng giềng gần' "mang đến nhiều câu chuyện ý nghĩa về mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng có truyền thống văn hóa lâu đời Việt Nam - Trung Quốc".
Trong chương trình, VTV và Đài Truyền hình Quảng Tây chiếu một loạt các phóng sự phản ánh quan hệ đã trải qua nhiều cuộc chiến giữa hai nước.
Dẫn chương trình là một dàn 'sao' của cả hai bên, với phía Việt Nam là bà Diễm Quỳnh và ông Hữu Bằng.
Các ca sỹ nổi tiếng ở trong nước như Thanh Lam, Tùng Dương và một số người khác cũng góp giọng qua nhiều ca khúc.
Báo Việt Nam mô tả cầu truyền hình đã diễn ra 'trong không khí thắm tình hữu nghị'.
Tuy nhiên, dường như các tường thuật trên báo chí trong nước đều khá ngắn gọn và thiếu nồng nhiệt, không tương xứng với quy mô hoành tráng và sự dàn dựng công phu của chương trình.
Các bài liên quan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét