Phản biện là một hình thức góp phần hoàn thiện xã hội và không hề xa lạ với các nước dân chủ. Tuy nhiên, văn hóa phản biện chưa được đánh giá và thực hiện đúng mức tại Việt Nam. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau
Phản biện nhân tố của phát triển
Tuy nhiên, từ “phản” đi kèm dễ làm phản biện bị hiểu nhầm là phản bác, phủ nhận hay bài bác nên từ này ít được đánh giá đúng. Vì thế, những phát biểu ngược chiều hay bị né tránh, dè dặt và thậm chí không được công khai. Giáo sư Tương Lai, từng công tác tại viện Nghiên cứu phát triển IDS - nơi từng giữ vai trò phản biện lớn tại Việt Nam, cho biết:
“Phản biện là một đòi hỏi của sự phát triển. Không có phản biện sẽ dẫn đến việc độc tài, toàn trị. Chỉ áp đặt mà không nghe ý kiến phản bác thì xã hội khó phát triển”.
Thực chất, phản biện có thể bao gồm cả ý kiến đối lập nhưng không nhất thiết phải phản bác hết những cái đã có. Đó là một cách nhìn toàn diện về hai từ “phản biện”. TS Nguyễn Quang A, từng là viện trưởng viện IDS, nói về sự phản bác trong phản biện như sau:
Một điều không thể phủ nhận là người phản biện phải am tường những điều mình đang nói. Bởi một người phản biện tốt, phải đưa ra được những chứng cứ, lập luận để bảo vệ cho chủ trương của mình.
Nói như thế không có
nghĩa là kết quả của một cuộc phản biện luôn là một bên sai và một bên
đúng.
Phản biện còn nhằm lấy ý kiến chung. Chính vì tính chất này, một
chính sách, chủ trương đã qua phản biện sẽ có nhiều cơ hội phù hợp với
đại đa số dân chúng.
Một chính sách cho đất nước quan trọng không kém sự tồn tại của đất nước ấy. Bất kể chính sách ấy liên quan đến văn hoá, kinh tế, giáo dục, khoa học hay chính trị, nó chi phối và định hướng trực tiếp đến sự phát triển quốc gia và con người. Chính vì thế, chính sách quan trọng nhất thiết phải lấy ý kiến nhiều người, bao gồm cả những thành phần “think tank” – những người có đủ kiến thức khoa học để đánh giá và không chịu áp lực của một đảng phái hay nhân tố nào. Rất thường thấy ở các nước dân chủ, quá trình hình thành một chính sách trước khi đến Chính phủ và Quốc hội, phải được công luận phản biện.
Vai trò của sự phản biện là một sự cần thiết không thể chối cãi và cũng được ghi trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch
Cho nên, không một lý do nào vai trò phản biện lại bị cản trở trong xã hội, nhất là trong những đảng viên. Nói về vai trò của phản biện, GS Tương Lai cho biết:
“Người không muốn nghe phản biện sẽ đi ngược với tư duy hiện đại và quá trình tiến hóa. Những người ưa độc thoại theo nguyên lý loại trừ cho rằng “Ai không theo ta là chống lại ta”. Còn nguyên lý bổ sung thì có thái độ lắng nghe, nhằm làm cho tin tức của mình mới hơn để theo kịp sự phát triển.”
Hậu quả khôn lường của sự thiếu phản biện
Hậu quả dễ thấy nhất của việc thiếu vai trò phản biện trong xã hội là
những chính sách sai lệch và không phù hợp với đại đa số tầng lớp nhân
dân. Điển hình là những điều luật không phù hợp ra đời đi ngược lại Hiến
pháp; hoặc vụ thua lỗ gần 90 tỷ đồng của tập đoàn Vinashin; hay việc ô
nhiễm hóa chất ở khu khai thác bauxite Tân Rai. Nhìn chung, thiếu phản
biện ngăn cản sự đi lên của một đất nước vì những cái bất cập
không được phản bác. TS Nguyễn Quang A cho biết:
“Hậu quả của sự thiếu phản biện là sự phát triển “méo mó” hoặc dẫn đến tai họa vì những người cầm quyền nghĩ rằng họ làm như thế là đúng và có thể dẫn cả một dân tộc đến tai họa”.
Ngoài ra, hệ lụy kéo theo của các chính sách không được người dân phản biện là sự mất lòng tin vào tầng lớp lãnh đạo. Thêm vào đó, khi không được phản biện, người muốn phản biện sẽ tìm đến những phương tiện khác để nói lên ý kiến của mình và cũng dần xa rời chính phủ.
Phản biện theo đúng nghĩa của nó, chính là quá trình nêu ra, đào thải những khuyết điểm và giữ lại những ưu điểm. Quá trình phản biện bao giờ cũng gồm người nói, người nghe và quá trình suy xét, đánh giá. Một sự việc khi được gạn lọc nhiều lần, ắt sẽ loại được nhiều hạt sạn.
Theo TS Nguyễn Quang A, để đảm bảo phản biện được thực thi, phải có hai
yếu tố: tự do ngôn luận và dân chủ. Theo ông, một khi xã hội có dân chủ,
có nhiều tiếng nói đối lập và có sự cạnh tranh chính trị, thì sẽ bắt
buộc đẩy đến việc lắng nghe để tồn tại. Đồng ý kiến với TS Nguyễn Quang
A, GS Tương Lai cho biết:
“Muốn có phản biện thì phải có dân chủ. Từ dân chủ trong gốc Hy Lạp đã mang ý nghĩa đối thọai. Thêm vào đó, người nói cũng như người nghe phải thật tâm nghe cả cái đúng và cái sai. Đúng thì giữ lấy, sai thì loại trừ. Nghĩa là phải có môi trường tự do trong tư tưởng và tranh luận”.
Có những lập luận cho rằng phản biện có thể bị lợi dụng để gây nhiễu loạn thông tin. Tuy nhiên, xét cho cùng, người dân có quyền được nói và được nghe những ý kiến trái chiều và họ mới chính là người chịu trách nhiệm cho kiến thức của mình. Một nghiên cứu khoa học, một chủ trương, một chính sách – đúng hay sai thực tế sẽ chứng minh chứ không phải chỉ do phản biện. Chấp nhận những ý kiến khác biệt chính là biểu hiện của quyền tự do ngôn luận và là chấp nhận vai trò, ý thức của công dân một cách đầy đủ. Và phản biện cũng chính là nhân tố thúc đẩy dân chủ, tự do vì nó đảm bảo quyền được phát biểu của con người.
Theo dòng thời sự:
- Ý nghĩa của Quyết định 97?
- Đòi thêm dân quyền cho hiến pháp mới
- Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam
- Vì sao Viện Nghiên cứu Phát triển IDS phải đóng cửa?
- TS Nguyễn Quang A: Nếu mọi người cùng đóng góp, những thay đổi sẽ không đến nỗi quá chậm
- Trung tâm độc quyền chân lý
- Làm sai nhưng khi nào sửa?
- Nhà nước và Trí thức
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved. In bản tin này Email bản tin này
Ý kiến của Bạn
Bài: Sự phản biện và vai trò không thể thiếu của nó
Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
CẦN CÁC BẠN GIÚP MỘT TAY
Tiếp tục gởi thư ra quốc tế về sự bắt giữ trái pháp luật chị Minh Hằng tại trại tù trá hình.
-----> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/thu-goi-quoc-te-ve-su-bat-giu-trai-phap.html
+++++
Người phụ nữ yêu nước Bùi Thị Minh Hằng hiện đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ trái pháp luật tại trại tù trá hình, Cơ sở giáo dục Thanh Hà (Phân Khu 3 ), xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Chúng ta hãy treo avatar của chị Bùi Hằng, đăng ở blog câu : " HÃY TRẢ TỰ DO CHO BÙI HẰNG" và thay phiên gọi vào CSGD Thanh Hà để thăm chị Hằng, số phone là 0211-3832-033
-----> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/nguoi-phu-nu-yeu-nuoc-bui-thi-minh-hang.html
+++++
Hãy chung tay hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần để giúp gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn sống sót trước sự đàn áp tàn nhẫn, đánh đập, cướp bóc, cô lập, khủng bố tinh thần, ... của nhà cầm quyền CSVN. Liên lạc gia đình nhà văn theo thông tin như sau ---> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/nha-van-huynh-ngoc-tuan-csvn-se-khung.html
+++++
Các bạn hãy ký vào thỉnh nguyện thư gửi TT Hoa Kỳ , xin can thiệp dùm trường hợp vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn hiện nay. ---> http://www.change.org/petitions/the-president-of-the-united-states-of-america-and-the-us-representatives-to-urge-the-vietnamese-government-to-cease-their-harassment