Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Nhiều người dân đã bị đánh vỡ đầu chảy máu, có người đã bị công an đánh gẫy cổ đến chết chỉ vì không đội cái mũ an toàn (Việt Nam gọi là mũ bảo hiểm).



Nhưng nhiều công an chạy xe gắn máy không đội “mũ bảo hiểm” vẫn thấy chạy trên các đường phố khắp nơi ở Việt Nam,  khi họ là người biết luật, hiểu luật và thừa hành pháp luật nhưng vẫn ngang nhiên vi phạm pháp luật.




http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/nhieu-nguoi-dan-bi-anh-vo-au-chay-mau.html

https://www.facebook.com/xuongduong123



SÀI GÒN (TH) - Công an “lờn” luật giao thông? Báo Ðất Việt đặt câu hỏi như vậy.
*
Công an chạy xe không đội mũ an toàn ở Sài Gòn. (Hình: Ðất Việt)



Nhiều người dân đã bị đánh vỡ đầu chảy máu, có người đã bị công an đánh gẫy cổ đến chết chỉ vì không đội cái mũ an toàn (Việt Nam gọi là mũ bảo hiểm). Nhưng nhiều công an chạy xe gắn máy không đội “mũ bảo hiểm” vẫn thấy chạy trên các đường phố khắp nơi ở Việt Nam.


Theo một bản tin ngắn trên tờ Ðất Việt ngày Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011, một độc giả của tờ báo gửi tới hình ảnh và chi tiết viết rằng: “Sáng 11 tháng 11, khi đang đi trên đường Trần Nhân Tôn (phường 2, quận 10, Sài Gòn), tôi trông thấy hai người công an đi trên một xe tay ga đời mới nhưng không đội mũ bảo hiểm lưu thông khá nhanh về ngã bảy Lý Thái Tổ, qua đường Lê Hồng Phong rồi rẽ vào Cao Thắng. Trong một đoạn đường dài như vậy, hai người công an này đi rất thản nhiên dù đang vi phạm Luật Giao Thông.”


Ðộc giả vừa nói viết tiếp rằng: “Hình ảnh công an điều khiển xe máy ngang nhiên vi phạm luật giao thông như trên có thể bắt gặp khá nhiều trên phố mỗi ngày. Tình trạng trên không chỉ tiềm ẩn nguy cơ bị thương tích nặng trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông mà kéo theo nhiều tác hại khác không lường được. Ðó là việc tự ‘làm xấu’ hình tượng người công an nhân dân trong mắt người dân khi họ là người biết luật, hiểu luật và thừa hành pháp luật nhưng vẫn ngang nhiên vi phạm pháp luật.”


Rất nhiều đoạn video clip công an chạy xe gắn máy mà không đội “mũ bảo hiểm” như luật lệ qui định, thấy phổ biến trên mạng youtube.


Ðầu năm, ngày 10 tháng 1, 2011, báo Dân Trí đưa một loạt hình chứng minh rất nhiều ông công an chạy xe gắn máy ở Hà Nội không đội “mũ bảo hiểm.”

*
Một công an mặc sắc phục không đội “mũ bảo hiểm” ngồi trên xe gắn máy ngày 27 tháng 8, 2011. (Hình: Báo Giáo Dục Việt Nam)



Không bao nhiêu lâu sau, ngày 28 tháng 2, 2011, ông Trịnh Xuân Tùng, bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh lấy dùi cui đánh gãy cổ chỉ vì đôi co chuyện tiền phạt không đội “mũ bảo hiểm” ở bến xe Giáp Bát, Hà Nội.


Ðánh ông Tùng gãy cổ nhưng không cho đưa ông đi cấp cứu ngay, đổ cho ông cái tội giả vờ ăn vạ.


Ông Tùng đã chết ở bệnh viện ngày 8 tháng 3, 2011.


Ngày 17 tháng 11, 2011 tới đây, ông Ninh sẽ ra tòa với tội danh “làm chết người khi thi hành công vụ.” (TN)


VIDEO http://www.youtube.com/watch?v=DclQcUCx3o4&feature=player_embedded







Bài :  Công an 'lờn' luật giao thông?

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=140106&z=2



+++++++++++++++++++++




Một sĩ quan công an đâm trọng thương hai người





Ngày 13.11, một cán bộ Trại giam A2, Bộ Công an (H.Diên Khánh, Khánh Hòa) xác nhận, tối 8.11 một hạ sĩ quan của trại là Nguyễn Ngọc Hoàng đã đâm trọng thương hai người tại khu nhà trọ ở đường Mai Xuân Thưởng (P.Vĩnh Hải, TP.Nha Trang).


Được biết, tối 8.11 trong lúc dự tiệc mừng sinh nhật bạn gái tại phòng trọ, Hoàng và một người bạn nói chuyện ồn ào, thì anh Võ Đăng Tiên, người ở trọ cùng dãy phòng trọ đến nhắc nhở. Hai bên xô xát, anh Tiên bị Hoàng đâm nhiều nhát vào người.


Nạn nhân Lâm Tùng Hướng Dương đang được điều trị tại bệnh viện



Thấy vậy, anh Lâm Tùng Hướng Dương (30 tuổi, ở P.Vĩnh Phước) là bạn anh Tiên đến can ngăn, liền bị Hoàng đâm 4 nhát vào lưng, hông trái, khuỷu tay trái và ngực trái. Sau khi bị đâm, anh Tiên được đưa đi cấp cứu tại Viện Quân y 87; anh Dương được đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa... Toàn bộ hồ sơ vụ việc được chuyển lên Công an TP.Nha Trang để xử lý.


Tin, ảnh: Thiện Nhân

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20111114/Mot-ha-si-quan-cong-an-dam-trong-thuong-hai-nguoi.aspx





++++++++++++++++++++



“ Hôm nay, Luật sư của tôi liên lạc với Tòa án qua điện thoại, hỏi về việc vụ án này có được đưa ra xét xử hay không, thì nhận được câu trả lời không thể chấp nhận nổi: cũng chưa biết nữa, người bên Viện kiểm sát bị ốm, nếu ông ấy đi được thì Tòa sẽ gửi giấy trực tiếp xuống.”



Chờ đợi một thông báo của Tòa



by Trinh Kim Kim on Tuesday, November 15, 2011 at 4:07am


Khi viết những dòng này, tôi không biết phải diễn tả tâm trạng của mình như thế nào, bởi Tòa án nhân dân Hà Nội đang đi quá những giới hạn mà tôi có thể tưởng tượng ra.

Ngày 1/11 vừa qua, các cơ quan báo chí trong nước đồng loạt đăng bài viết về việc vụ án liên quan đến cái chết của cha tôi – ông Trịnh Xuân Tùng – sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 17.11.

Suốt từ khi có thông tin này, gia đình tôi đã chờ đợi một thông báo hoặc giấy mời từ phía Tòa án về việc tham dự phiên tòa. Nhưng bao nhiêu chờ đợi thì đem đến bấy nhiêu thất vọng. Kể từ khi được thông báo về kết quả điều tra từ Cơ quan điều tra đến nay,chúng tôi chưa từng nhận được bất kỳ sự liên lạc nào từ phía các cơ quan hữu quan. Đến hôm nay, ngày 15/11, tức là chỉ còn 2 ngày nữa sẽ đến phiên tòa xét xử (theo thông tin trên báo chí), chúng tôi cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào từ họ.

Hôm nay, Luật sư của tôi liên lạc với Tòa án qua điện thoại, hỏi về việc vụ án này có được đưa ra xét xử hay không, thì nhận được câu trả lời không thể chấp nhận nổi: cũng chưa biết nữa, người bên Viện kiểm sát bị ốm, nếu ông ấy đi được thì Tòa sẽ gửi giấy trực tiếp xuống.

Đó là câu trả lời vô trách nhiệm của những người làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật. Trong khi các cơ quan báo chí đã có được thông tin về phiên tòa cả 2 tuần nay, mà bên liên quan trực tiếp đến phiên tòa là gia đình người bị hại – là chúng tôi – lại không nhận được một chút thông tin nào, thậm chí vụ án có được xét xử vào ngày 17/11 như báo chí đề cập không chúng tôi cũng không được biết, mặc dù hôm nay đã là 15/11.

Đó là sự xúc phạm nặng nề mà một cơ quan bảo vệ pháp luật dành cho gia đình của những người cần được bảo vệ. Tôi chưa nói đến việc họ vi phạm pháp luật, bởi việc làm của họ thậm chí không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Có bao giờ họ nghĩ đến lúc họ có người ruột thịt bị đánh chết, họ sẽ cảm thấy như thế nào khi bị đối xử như vậy hay không? Những người bình thường không bao giờ cứa vào nỗi đau của người khác một cách tàn nhẫn đến như vậy.

Tôi chợt nghĩ, cuộc sống của mỗi người trong chúng ta chẳng được bao nhiêu. Cái chết rình rập con người ở khắp nơi. Ngày hôm nay chúng ta có thể có quyền cao chức trọng, tiền tiêu không cần đếm, nhưng chỉ cần một tai nạn giao thông, một vụ nổ bình gas thôi là cái chết đã bất thình lình ập đến. Những người thi hành công vụ kia, rồi họ cũng sẽ phải bỏ lại mọi quyền lực, danh vọng, tiền bạc để sang bên kia thế giới như bao người khác. Ở đó, họ sẽ gặp lại cha tôi. Họ sẽ nói gì với cha tôi đây? Tại sao khi sống chúng ta không cố làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn? Đôi khi chỉ là một lời nói, chẳng nhiều nhặn gì. Vậy mà họ không làm được.

Tôi phải cố gắng tiếp với những điều khó chấp nhận đó, sống tiếp với hành trình đòi công lý cho cha tôi. Công lý, nếu có, cũng đang bị trì hoãn ở một nơi rất xa, bởi câu hỏi rất đơn giản là “phiên tòa có được diễn ra không?” cũng không ai trả lời cho tôi.


https://www.facebook.com/notes/trinh-kim-kim/ch%E1%BB%9D-%C4%91%E1%BB%A3i-m%E1%BB%99t-th%C3%B4ng-b%C3%A1o-c%E1%BB%A7a-t%C3%B2a/278180192227004

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét