Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Các tổ chức quốc tế kêu gọi thả tự do cho các nhà báo, blogger, và những người bảo vệ nhân quyền Việt Nam đang bị giam giữ.



http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/cac-to-chuc-quoc-te-keu-goi-tha-tu-do.html

https://www.facebook.com/xuongduong123




Front Line cùng các tổ chức phi chính phủ quốc tế kêu gọi thả tự do cho các nhà báo, blogger, và những người bảo vệ nhân quyền Việt Nam đang bị giam giữ.





Front Line Defenders

Tuyên bố chung của 7 tổ chức quốc tế gửi Bộ Ngoại giao Việt Nam


09-11-2011

Gửi tới: Vụ trưởng Hoàng Chí Trung

Vụ các Tổ chức Quốc tế – Bộ Ngoại giao Việt Nam

Đồng kính gửi: Ông Michael Posner – Trợ lý ngoại trưởng Mỹ

Ông Bill Burns  – Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ


Kính thưa ngài Vụ trưởng,


Khi phái đoàn của ngài đến Washington để đối thoại về vấn đề nhân quyền với Mỹ, các tổ chức ký tên dưới đây bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc thiếu tự do ngôn luận và thông tin ở Việt Nam. Đến nay đã có 20 phóng viên, blogger và những người bảo vệ nhân quyền ở đất nước ngài đã bị bắt giam vì họ dám viết về sự phủ nhận các quyền con người tại Việt Nam.


Trong các cuộc thảo luận với giới chức Mỹ vừa qua, ngài đã đồng ý và ghi nhận rằng, nếu truyền thông không có tự do, độc lập và một xã hội dân sự, sẽ rất khó cho Việt Nam để giải quyết nhiều vấn đề mà quốc gia của ngài đang phải đối mặt. Chúng tôi lấy làm tiếc về việc gia tăng hạn chế báo chí và người sử dụng Internet từ tháng 1 năm 2011 của chính phủ, có thể làm quý ngài thiếu thông tin về tình hình đất nước của mình, vì thế sẽ thiếu sự trang bị để điều hành [đất nước].


Việt Nam vẫn chưa có truyền thông độc lập, các blogger và phóng viên phải chấp nhận rủi ro khi họ đưa tin và viết về thực trạng xã hội dân sự ở Việt Nam. Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2006, quý ngài đã thừa nhận rằng, hồ sơ nhân quyền của một quốc gia liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế của đất nước đó. Chúng tôi đồng ý.


Tháng 8 vừa qua, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng các quyền con người ở Việt Nam được thừa nhận và tôn trọng như trong nội dung Hiến pháp. Chúng tôi đề nghị ngài thẩm tra ba trường hợp sau đây và giải thích lý do tại sao quyền chính trị và dân sự được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, nhưng trên thực tế không được tôn trọng.


Điều 53 nêu: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.


Tại sao ông Nguyễn Văn Hải vẫn ở trong tù vì các bài viết của ông ấy, bất chấp nội dung hiến pháp? Lẽ ra ông ấy phải được trả tự do cách đây hơn một năm, nhưng hiện vẫn bị giam giữ mà không có một lời giải thích.


Điều 69 cũng đã nêu: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin và có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.


Hãy giải thích cho chúng tôi biết lý do tại sao nhà báo độc lập Nguyễn Đan Quế, 69 tuổi, bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước và có thể phải ngồi tù do kêu gọi biểu tình, lấy cảm hứng từ phong trào ủng hộ dân chủ ở Trung Đông. Theo Hiến pháp của ngài, lời kêu gọi đó không trái luật.


Điều 71: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp anh ta hoặc cô ta phạm tội quả tang”.


Cuối cùng, hãy giải thích cho chúng tôi biết vì sao các tổ chức của chúng tôi có bằng chứng xác nhận việc tra tấn về thể xác lẫn tinh thần trong các trại giam trên cả nước Việt Nam, vi phạm trực tiếp điều 71.


Có quá nhiều bằng chứng như thế ở khắp nước Việt Nam. Những mâu thuẫn này sẽ hủy hoại các [dự án] đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian dài. Hãy nhìn các doanh nghiệp nước ngoài do dự trước những thủ đoạn trái đạo đức ở Trung Quốc và Iran, khiến họ cân nhắc lại sự hiện diện và chiến lược của mình tại các quốc gia này. Các doanh nghiệp ngày càng ý thức hơn rằng hoạt động ở các nước đàn áp dẫn đến việc bị báo chí chỉ trích và họ ngày càng bị áp lực ngăn cản đầu tư ở những quốc gia này.


Trong thời gian ở Mỹ, truyền thông tự do và đa chiều ở đây cho phép ngài đọc những tin tức và những thông tin phân biệt [đối xử] liên quan đến quyền con người, nhưng [tại Việt Nam] người dân không có lựa chọn nào khác ngoài truyền thông của nhà nước để biết chuyến thăm của ngài như thế nào. Công dân Mỹ có được những thông tin tốt hơn về nhân quyền ở Việt Nam so với người Việt trong nước. Không chú trọng tới tình hình đất nước chắc chắn là không thể bảo vệ tổ quốc, “là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân Việt Nam” (Điều 77, Hiến pháp).


Tóm lại, tự do thông tin có ý nghĩa quan trọng. Đầu tháng 9, không bao lâu sau khi Việt Nam kỷ niệm 66 năm độc lập, chúng tôi rất vui mừng khi biết được rằng, có 10.000 tù nhân được ân xá. Do đó, chúng tôi đề nghị ngài mở rộng lệnh ân xá cho tất cả các tù nhân chính trị, và đặc biệt là những người sau: Nguyễn Tiến Trung, Vũ Đức Trung, Lê Văn Thành, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Hải, tức Blogger “Điếu Cày”, Paulus Lê Sơn, Cù Huy Hà Vũ, Phạm Minh Hoàng, cũng như 13 nhà báo và bloggers đã tham gia xây dựng xã hội dân sự mà ngài đã nhắc đến hồi năm 2008, trong lần viếng thăm Washington vừa qua.


Trân trọng,

http://anhbasam.wordpress.com/2011/11/17/tuyen-bo-chung-cua-7-to-chuc-quoc-te-gui-bng-vn/




+++++++++++++++



On 9 November 2011, Front Line, together with six other organisations, submitted a letter to Hoang Chi Trung, Director-General of the Department of International Organisations, Ministry of Foreign Affairs of Vietnam, calling for the release of over 20 detained journalists, bloggers, and human rights defenders.

  • Further Information



The other organisations are ACAT France, Access Now, ARTICLE 19, Electronic Frontier Foundation, Index on Censorship, and Reporters Without Borders.


The joint letter, which was also submitted to the US Assistant Secretary of State, Michael Posner, and US Deputy Secretary of State, Bill Burns, was sent prior to the commencement of the US – Vietnam Human Rights Dialogue. Front Line and the six other human rights organisations expressed their “serious concern over the lack of freedom of expression and information in Vietnam”.


The letter outlines the contradiction between the statements issued by the Vietnamese authorities based on the Constitution and the real situation on the ground, where journalists writing about human rights and democracy are arrested and tortured.


The letter ends by calling on the Vietnamese authorities to extend amnesty to all political prisoners, including human rights defenders Paulus Le Son and Pham Min Hoang.

Front Line has previously taken action on behalf of the two HRDs.


For full text of the joint letter, please see the attached document.


Theo Frontlinedefenders








http://chhv.wordpress.com/2011/11/15/front-line-cung-cac-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-phi-chinh-ph%E1%BB%A7-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-keu-g%E1%BB%8Di-th%E1%BA%A3-t%E1%BB%B1-do-cho-cac-nha-bao-blogger-va-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b/




+++++++++++++++++++++





Miến Điện chuẩn bị thả thêm các tù nhân



Người dân chào đón một tù nhân đi xe lăn vừa được trả tự do, trước cổng trại giam Insein ở Rangoon ngày 12/10/2011.

REUTERS/Soe Zeya Tun/Files

Thanh Hà


Theo nhiều nguồn tin chính thức Miến Điện, ngày mai (14/11/2011) chính quyền Naypyidaw sẽ trả tự do cho một số tù nhân, kể cả các tù chính trị. Đây là đợt ân xá thứ nhì trong hơn một tháng. Tuyên bố trên diễn ra vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bali.



Một quan chức trong chính quyền Miến Điện xin giấu tên cho AFP biết : « Nhiều tù nhân sẽ được thả vào ngày thứ Hai 14/11/2011 ». Một người khác nói thêm là « Trong số đó có cả vài tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ ở ngoại vi Rangoon ».


Đợt ân xá lần này diễn ra vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Bali, Indonesia. Đây cũng là hội nghị quốc tế đầu tiên chính quyền dân sự mới của Miến Điện tham dự. Miến Điện đang nỗ lực cải thiện hình ảnh để thoát khỏi thế bị cô lập trên bàn cờ quóc tế và đang kỳ vọng được giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2014.


Ngày 12/10/2011 chính phủ Miến Điện đã ra lệnh ân xá cho 6.300 tù nhân, trong đó có khoảng 200 tù chính trị như nghệ sĩ hài Zarganar và một vài thành viên của đảng đối lập Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ. Tuy nhiên giới quan sát đã thất vọng vì không một gương mặt đối lập nào thuộc phong trào sinh viên mang tên Thế hệ 88 đã được trả tự do trong đợt ân xá vào tháng trước. Thế hệ 88 là phong trào đấu tranh vì dân chủ nổi bật nhất tại Miến Điện trong suốt 50 năm qua.


Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, hiện có khoảng 2.000 tù nhân chính trị tại quốc gia Đông Nam Á này. Về phần mình, phát ngôn viên đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, ông Nyan Win cho rằng thành phần nói trên vào khoảng 500 người, và 200 trong số đó là các thành viên của Liên đoàn.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111113-mien-dien-chuan-bi-them-mot-dot-an-xa-cho-cac-tu-nhan





+++++++++++++++++++++



Bác sĩ Nguyễn Đan Quế : " Kính mời đồng bào ký tên ủng hộ lời kêu gọi cuả Ban Vận Động đòi “ THẢ NGAY TỨC KHẮC VÀ VÔ ĐIỀU KIỆN TẤT CẢ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TẠI VIỆT NAM ". Chúng tôi xin chân thành tri ân. "   ------>   http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/bac-si-nguyen-que-kinh-moi-ong-bao-ky.html


Sau khi ký tên trong trang http://www.vietnampetition.com/node/1 , Các bạn nhớ vào email vừa đăng ký (thường là ở mục Spam) để xác nhận bằng cách nhấn vào đường dẫn trong lá thư mà Ban Vận Động gửi đến thì tên của bạn mới hiện ra trong danh sách ủng hộ. Và hạn chót: một tuần lễ trước ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10-12-2011.

THANKS,




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét