Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

"Độc đáo" hay "độc ác" khi việc quăng lưới của cảnh sát giao thông có thể khiến người vi phạm giao thông bị ngã, dẫn đến tử vong hoặc người vi phạm có thể đâm vào người đi đường khác gây tai nạn. Hậu quả này là hoàn toàn có thể xảy ra và nếu xảy ra thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?



Trích : Từ góc độ quản lý xã hội, cách làm này thể hiện lối nghĩ thiển cận và phản ánh sự bất lực của thành phố Thanh Hóa trong việc xử lý vi phạm. Người tham gia giao thông dù có vi phạm hành chính thì họ vẫn là người. Là người chứ không phải là "cá" mà tùy tiện dùng lưới để quăng bắt.

Về xử lý những hành vi vi phạm giao thông, có lẽ nên học tập cách làm văn minh ở các nước tân tiến hiện nay. Một mặt chỉ dẫn, giáo dục và quản lý chặt chẽ các dữ liệu của người tham gia giao thông, mặt khác kiên quyết xử lý người vi phạm, tăng mức phạt đối với những người cố tình không chịu nộp phạt, bất chấp, coi thường pháp luật.


https://www.facebook.com/xuongduong123
http://xuongduong.blogspot.com/




Thực hiện Chỉ thị 04 của UBND Thành phố Thanh Hóa về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công an thành phố này đã áp dụng hình thức quăng lưới bắt người vi phạm giao thông. Họ còn cho biết thêm là sau khi nghiên cứu và kiểm nghiệm, sáng kiến này sẽ được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc (Xem đầy đủ bài viết tại đây).

Thật lạ kỳ. Không ở đâu trên thế giới, trong thế kỷ 21 này mà cảnh sát giao thông bỗng trở thành "những người đánh bắt cá" trên cạn và người vi phạm giao thông trở thành những "con cá mắc lưới" phản cảm, hài hước như ở thành phố Thanh Hóa này.

Không rõ việc "quăng lưới bắt người" của công an thành phố này là dựa trên cơ sở qui phạm pháp luật nào của nhà nước. Khi áp dụng các biện pháp xử lý, chủ thể áp dụng pháp luật (cụ thể ở đây là công an thành phố Thanh Hóa) bắt buộc phải căn cứ vào "tính chất và mức độ" của hành vi vi phạm (Điều 3, Khoản 5, Pháp lệnh xử lý VPHC 2002, sửa đổi 2007, 2008). Hành vi vi phạm giao thông, nếu chỉ dừng lại là vi phạm hành chính thông thường, thì không có bất cứ lý do gì có thể áp dụng các biện pháp dành cho tội phạm nguy hiểm và trong tình thế cấp thiết được. Việc áp dụng biện pháp giăng lưới bắt người như ở TP Thanh Hóa kể trên rõ ràng là rất nguy hiểm và không tương xứng với một hành vi vi phạm hành chính thông thường.

Công an quăng lưới bắt người vi phạm giao thông - Ảnh: Pháp luật TPHCM

Có người cho rằng đây là cách làm "độc đáo"(!?). "Độc đáo" hay "độc ác" khi việc quăng lưới của cảnh sát giao thông có thể khiến người vi phạm giao thông bị ngã, dẫn đến tử vong hoặc người vi phạm có thể đâm vào người đi đường khác gây tai nạn. Hậu quả này là hoàn toàn có thể xảy ra và nếu xảy ra thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Từ góc độ quản lý xã hội, cách làm này thể hiện lối nghĩ thiển cận và phản ánh sự bất lực của thành phố Thanh Hóa trong việc xử lý vi phạm. Người tham gia giao thông dù có vi phạm hành chính thì họ vẫn làngười. Là người chứ không phải là "cá" mà tùy tiện dùng lưới để quăng bắt.

Về xử lý những hành vi vi phạm giao thông, có lẽ nên học tập cách làm văn minh ở các nước tân tiến hiện nay. Một mặt chỉ dẫn, giáo dục và quản lý chặt chẽ các dữ liệu của người tham gia giao thông, mặt khác kiên quyết xử lý người vi phạm, tăng mức phạt đối với những người cố tình không chịu nộp phạt, bất chấp, coi thường pháp luật (Mời bạn đọc tham khảo cách làm ở Đức hiện nay mà tôi đã phần nào bình luận trong bài viết "An toàn và trật tự xã hội - nhìn từ hệ thống các biển báo ở Đức", đăng trên Tia sáng ngày 23/4/2011, để thấy rõ với cùng một vấn đề, nước họ xử lý như thế nào và ta thì xử lý như thế nào, cách làm nào sẽ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân tốt hơn, cách làm nào sẽ khiến cho cảnh sát giao thông nhàn hơn mà hiệu quả vẫn cao hơn).

Nguyễn Minh Tuấn

Bài : Không thể nhân rộng một cách làm độc ác và tùy tiện !


http://tuanhsl.blogspot.com/2011/11/khong-nhan-rong-su-oc-ac-va-tuy-tien.html


+++++++++++++++++++



Tên phản động, Đại tá Trịnh Xuyên – GĐ Công an tỉnh Thanh Hóa nói: “Người dân ủng hộ Công an quăng lưới bắt ....người “!!!


“Người dân ủng hộ Công an quăng lưới bắt “quái xế”

(Dân trí) - “Khi triển khai cách dùng lưới đánh cá chặn bắt xe lạng lách, đánh võng, tình trạng vi phạm tại Thanh Hóa đã giảm cơ bản, người dân rất đồng tình và ủng hộ lực lượng công an. Cũng chưa có trường hợp sơ sẩy nào làm người tham gia giao thông bị tai nạn”.

Đại tá Trịnh Xuyên – GĐ Công an tỉnh Thanh Hóa khẳng định tính hiệu quả, an toàn của sáng kiến quăng lưới cá bắt “quái xế”.

Đại tá Trịnh Xuyên: "Quăng lưới vào gầm, xích xe sẽ không gây nguy hiểm gì" (Ảnh: P.Thảo).

Dư luận những ngày gần đây khá xôn xao về những hình ảnh ghi lại cảnh CSGT quăng lưới bắt quái xế trên đường phố Thanh Hóa. Được biết, đây là “sáng kiến” mới của CA Thanh Hóa?

Đây là sáng kiến của ngành để giải quyết tình trạng một số thanh thiếu niên đi xe lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm, bức xúc cho nhân dân. Tôi cho rằng đây là một việc làm vì trách nhiệm với dân.

Nhưng có nhiều ý kiến lo ngại việc này có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông vì khi bị tung lưới, người ta có thể bị giật mình, rất có thể dẫn đến tai nạn?

Khi triển khai phương pháp này, anh em đã tính toán rất kỹ là dùng lưới để “bắn” xuống phía dưới, vào phần gầm, xích xe, làm cho lưới cuộn vào phần bánh chuyển động, làm cho xe đi chậm dần và dừng lại. Sẽ không gây nguy hiểm gì.

Lấy gì để đảm bảo lần quăng lưới nào cũng trúng đúng phần xích xe như ông nói mà không có rủi ro, lưới quăng chệch, gây tai nạn cho chính đối tượng hay gây nguy hiểm với người đi đường khác?

Đấy là nghiệp vụ của công an. Người ta sẽ bắn lưới vào gầm xe và xích xe thôi chứ không phải bắn trùm lên người đối tượng.

Được biết sáng kiến này đã triển khai gần 1 tháng. Ông có thể nói về hiệu quả cách quăng lưới này. Đã bao nhiêu “quái xế” sa lưới an toàn?

Nói chung là tình hình đi xe lạng lách đánh võng ở thành phố Thanh Hóa đã giảm đi cơ bản, nhân dân rất đồng tình và ủng hộ lực lượng công an làm việc này. Trên cơ sở như thế, chúng tôi sẽ có sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm.

Có trường hợp nào sơ sẩy, quăng lưới không trúng đích dẫn đến việc người điều khiển phương tiện bị ngã, bị thương?

Chưa có trường hợp nào.

Như ông nói, biện pháp quăng lưới có vẻ rất ưu việt. Nhưng ông giải thích thế nào với những ý kiến lo ngại, phản ứng trái chiều?

Cần phải xem xét một cách nghiêm túc, khoa học về việc này.

Công an Thanh Hóa tham khảo được cách thức quăng lưới bắt xe ở đâu hay đây là sáng kiến cụ thể của một cá nhân, đơn vị nào?

Không tham khảo đâu, từ thực tiễn anh em nảy sinh ra ý định này. Sáng kiến này của Công an thành phố Thanh Hóa.

Cũng có ý kiến nghi ngại sáng kiến này vi phạm các nguyên tắc, quy định về biện pháp dừng phương tiện, xử lý hành vi phạm luật giao thông đường bộ?

Không có văn bản, quy định nào cấm việc này. Tiến hành dừng, bắt phương tiện vi phạm bằng cách gì, phương pháp nào cho có hiệu quả thì mình làm. Luật không có quy định cấm nào về biện pháp bắt giữ người điều khiển phương tiện đi xe lạng lách đánh võng bằng hình thức này.

Khi triển khai sáng kiến này, Công an Thanh Hóa đã báo cáo Bộ Công an để coi đây như một cách thức, biện pháp mới trong việc bắt giữ, xử lý người vi phạm luật lệ giao thông?

Việc này chúng tôi có báo cáo lên Cục CSGT chứ chưa xin ý kiến lãnh đạo Bộ Công an. Cục cũng đang xem xét vì đây là một vấn đề, một sáng kiến của địa phương. Phải sau thời gian mình thực hiện mới có thể sơ kết, đánh giá một cách đúng đắn được.

Công an Thanh Hóa cũng chưa bị cơ quan, đơn vị nào “thổi còi” sáng kiến quăng lưới bắt quái xế này?

Chưa.

Xin cảm ơn ông!

P.Thảo (thực hiện)



http://dantri.com.vn/c20/s20-541507/nguoi-dan-ung-ho-cong-an-quang-luoi-bat-quai-xe.htm


++++++++++++++++++








'Quăng lưới bắt người làm xấu hình ảnh cảnh sát'

Cục trưởng Cảnh sát Giao thông đường bộ và đường sắt (Bộ Công an) đánh giá việc quăng lưới bắt người vi phạm của Công an Thanh Hóa là sáng kiến. Còn luật sư cho rằng phương pháp này không chuyên nghiệp, gây nguy hiểm cho người đi đường.


Sáng 25/11, trao đổi với VnExpress.net, đại tá Nguyễn Văn Tuyên (Cục trưởng Cảnh sát Giao thông đường bộ và đường sắt, Bộ Công an) cho rằng mô hình dùng lưới đánh bắt cá để "bắt" người vi phạm giao thông là "sáng kiến của Thanh Hóa", bởi từ trước đến nay chưa địa phương nào áp dụng.

Theo tân Cục trưởng, với trường hợp đua xe, đánh võng với tốc độ cao, công an thường tổ chức quây và vây bắt. Tuy nhiên, phương thức này không mấy hiệu quả. "Nếu dùng lưới để thử nghiệm và có hiệu quả thì đây sẽ là một thành công", đại tá Tuyên nói.

Trước việc người dân lo ngại việc giăng lưới vào xe vi phạm có thể gây tai nạn cho những người đi đường khác, Cục trưởng cho biết sau một tháng thử nghiệm Công an Thanh Hóa báo cáo chưa có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. "Việc này cần thời gian thử nghiệm. Nếu có nguy hiểm sẽ cho dừng lại bởi chúng tôi vẫn đang theo dõi", ông nói.
*
Nhiều người cho rằng biện pháp lùa theo quăng lưới như thế này rất nguy hiểm đối với những người đi đường khác. Ảnh: Lê Hoàng.



Ở góc độ luật sư, ông Nguyễn Hồng Bách (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho
rằng, Công an Thanh Hóa cần "xem xét lại việc quăng lưới", cho dù lưới đánh cá có được xem là một trong những công cụ hỗ trợ của cảnh sát khi làm nhiệm vụ.

Theo luật sư, hình ảnh người cảnh sát với trang phục gọn gàng, sử dụng phương tiện, công cụ chuyên nghiệp đã in dấu trong xã hội. Nhưng việc quăng lưới đã làm xấu đi hình ảnh này.

"Chẳng nhẽ cả hệ thống lực lượng vũ trang không tìm ra biện pháp hữu hiệu nào mang tính chuyên nghiệp, sắc bén và hiệu quả mà phải sử dụng hình ảnh của ngư dân. Nếu quốc tế nhìn vào, họ có thể thấy không chuyên nghiệp, không ổn, Bộ Công an cần cân nhắc", luật sư Bách bày tỏ.

Luật sư này cho biết, khi quăng lưới nếu gây tai nạn cho những người đang lưu thông hợp pháp, đúng tốc độ thì cảnh sát phải chịu trách nhiệm hình sự.

Còn luật sư Ngô Ngọc Thủy cho biết, chưa có văn bản quy định việc cảnh sát dùng lưới bắt người vi phạm giao thông. "Riêng trường hợp đua xe trái phép (tội danh trong luật hình sự), theo tôi cảnh sát có thể dùng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn", vị luật sư nhiều kinh nghiệm nói.

Từ ngày 28/10, trong đợt cao điểm xử lý trật tự an toàn giao thông, Công an thành phố Thanh Hóa đã áp dụng biện pháp quăng lưới vào xe vi phạm.

Lưới được sử dụng là loại cước sợi nhỏ được cuộn lại, một đầu quấn với một vật nặng, thường là gạch đá. Tại các chốt chặn, dân phòng đều trong tư thế cầm lưới sẵn sàng quăng. Khi thấy người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh, cảnh sát sẽ giơ tay ra hiệu và dân phòng lập tức ào ra quăng lưới vào gầm xe.

Thượng tá Lê Văn Ngọc (Phó trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng Công an tỉnh Thanh Hóa) cho rằng đây là biện pháp hữu hiệu nhất từ trước tới giờ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nó rất an toàn nếu lưới được quăng chính xác vào bánh sau. Tuy nhiên, nếu người vi phạm đi với tốc độ cao và cố lết để bỏ chạy thì có thể không tránh được việc bị ngã.
Theo một chuyên gia về xe máy, 100% người lái xe khi bị tung lưới vào bánh sau sẽ bị ngã. Bởi khi bánh bị vật cản đột biến giằng phanh, hộp xích và đĩa phanh, xe không chạy từ từ mà sẽ khựng lại, đổ xuống đường. "Nếu đang đi với tốc độ cao, họ sẽ bị văng ra khỏi xe hoặc bị kéo lê trên đường", anh nói.
Theo quan điểm của người này, việc quăng lưới bắt người vi phạm giao thông là nguy hiểm.

Hà Thư Dũng


http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/11/quang-luoi-bat-nguoi-lam-xau-hinh-anh-canh-sat/





++++++++++++++++


Xem thêm bài :

Hình ảnh : "Độc chiêu" Trí tệ tụt của công an Thanh Hóa...họ còn đang dự tính "nhân rộng mô hình" đây...Thế này thì VN sẽ thành "độc chiêu thế giới người Rừng" mất thôi ( Bui Hang )


http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/hinh-anh-oc-chieu-tri-te-tut-cua-cong.html


+++++


CẤP BÁO “ĐỘC CHIÊU” CỦA CÔNG AN THANH HÓA : QUĂNG LƯỚI HỐT XE !!!

http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/chung-ta-la-chuot-bach-trong-phong-thi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét