Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Một cư dân Huế bức xúc cho biết : “Chấp nhận là vùng thượng nguồn có mưa nhưng thủy điện đóng vai trò cắt lũ thì lại xả làm nhiều vùng dân cư bị ngập nặng”. Trong khi đó, các cấp lãnh đạo có liên quan thì tỏ ra bình thản trong các phát biểu.



 Từ những phát ngôn này, có thể thấy đối với giới lãnh đạo thì việc “xả lũ theo đúng quy trình” (tức có thông báo trước vài ba giờ) là xong nhiệm vụ, còn chuyện người dân trong vài tiếng đồng hồ ấy có thể làm được gì, thì không mấy được quan tâm. Nhưng thử hỏi, dù có “nâng cao cảnh giác” đến mấy đi nữa, thì cư dân những vùng hay xảy ra bão lũ làm sao có thể trở tay trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó để cứu vãn tài sản, thậm chí tính mạng của họ?



https://www.facebook.com/xuongduong123

http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/mot-cu-dan-hue-buc-xuc-cho-biet-chap.html


LẠI CHUYỆN THỦY ÐIỆN XẢ LŨ “SỐNG CHẾT MẶC BAY”



Trong những ngày qua, mưa lớn cộng với việc hồ thủy điện miền Trung đồng loạt xả lũ khiến hàng trăm nghìn gia đình ở vùng hạ du ngập nặng, nhiều người tử vong.



Đứng tại điểm tràn xả lũ hồ chứa nước Liệt Sơn, nhiều người dân không khỏi lo lắng lũ nhấn chìm nhà cửa, tài sảnTheo báo chí, tại Thừa Thiên – Huế, hai nhà máy thủy điện Bình Điền và Hương Điền trong những ngày qua đã không thể tích nước cắt lũ mà liên tục mở cửa xả, khiến nhiều vùng nhập trong biển nước.


Ông Nguyễn Minh Phụng, một cư dân Huế, cho biết chưa bao giờ phải chứng kiến một trận lụt nào bất ngờ như thế. Trời không mưa nhưng nước cứ ùn ùn kéo về. Trong căn nhà ngập hơn một mét, ông bức xúc nói với báo điện tử “VnExpress”: “Chấp nhận là vùng thượng nguồn có mưa nhưng thủy điện đóng vai trò cắt lũ thì lại xả làm nhiều vùng dân cư bị ngập nặng”.


Trong khi đó, các cấp lãnh đạo có liên quan thì tỏ ra bình thản trong các phát biểu. Ông Đinh Hữu Tấn, Phó tổng giám đốc Nhà máy thủy điện Bình Điền, cho biết hồ thủy điện đã cắt lũ trong đợt thứ nhất và thứ hai, nhưng trong lần này “lượng nước về hồ đã vượt tràn 3,3 m nên chúng tôi phải xả nhằm đảm bảo an toàn cho đập”. Ông cũng khẳng định việc xả lũ phía thủy điện đã tuân thủ theo sự điều hành của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (PCLB) tỉnh.


Một quan chức khác, ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, thì nhìn nhận do thủy điện là công trình đảm bảo đa mục tiêu nên luôn có những thuận lợi và khó khăn. Rồi ông nhấn mạnh: “Hai đợt lũ trước các thủy điện đã tích nước cắt lũ. Lần này do mưa quá lớn nên họ thông báo xả lũ, chúng tôi cũng đã thông báo lên tivi cho người dân chủ động đối phó”.




Thủy điện sông Tranh 2 xả lũ với lưu lượng từ 3.500 đến 5.000 m3/s trong hai ngày qua đã gây thiệt hại nặng cho vùng hạ lưu Quảng NamTừ những phát ngôn trên, có thể thấy đối với giới lãnh đạo thì việc “xả lũ theo đúng quy trình” (tức có thông báo trước vài ba giờ) là xong nhiệm vụ, còn chuyện người dân trong vài tiếng đồng hồ ấy có thể làm được gì, thì không mấy được quan tâm. Nhưng thử hỏi, dù có “nâng cao cảnh giác” đến mấy đi nữa, thì cư dân những vùng hay xảy ra bão lũ làm sao có thể trở tay trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó để cứu vãn tài sản, thậm chí tính mạng của họ?


Trong chuyện xả lũ, vấn đề thực ra không phải là tranh luận xem thời gian tối thiểu mà các nhà máy thủy điện phải thông báo cho dân được biết là 2 hay 6 tiếng, như điều thường thấy khi các bên “đá bóng cho nhau” mỗi lúc người dân chịu họa. Lẽ ra, tính mạng, của cải, tài sản và những điều kiện ăn ở, sinh hoạt của người dân phải được đặt lên hàng đầu, coi đó là mục tiêu tối thượng, chứ không phải một đập chắn thủy điện, càng không phải một quy trình nào đó!


Nếu việc xây dựng và vận hành các công trình thủy điện luôn đi kèm với một số hệ lụy, hiểm họa mà đến nay vẫn chưa thể khắc phục nổi – như phải xả nước để bảo vệ đập, bất chấp những mặt hại và bất cập của nó đến đời sống và tính mạng người dân trong vùng – thì phải chăng, cần cân nhắc, xem xét lại chính sách của Việt Nam, quá thiên về thủy điện và đâu đâu cũng chủ trương xây nhà máy thủy điện, mà chưa suy tính thấu đáo tới lợi ích cư dân?


Người Dân – Ảnh: Trí Tín (vnexpress.net)
http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3079
http://tiembao.blogspot.com/2011/11/lai-chuyen-thuy-ien-xa-lu-song-chet-mac.html




++++++++++++++++++++++++++




Lụt, thủy điện xả lũ: 105 người chết, 5 mất tích



HÀ NỘI 12-11 (TH) - Mùa lũ lụt ở Ðồng Bằng Sông Cửu Long và những đợt xả lũ bất thường của những đập thủy điện tại miền Trung tới nay đã làm cho 105 người chết, 5 người còn mất tích.


*
Mặc dù lượng mưa vùng hạ du không lớn nhưng Huế vẫn chịu đợt lũ kép gây thiệt hại nặng cả người và của. (Hình: Thanh Niên)



Cơ quan phòng chống lụt bão trung ương ở Hà Nội cho hay như vậy và được báo Thanh Niên tường thuật hôm Thứ Bảy. Bên cạnh đó, thiệt hại tài sản mùa màng ở khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long khoảng 4,000 tỉ đồng (gần $200 triệu USD) trong khi các tỉnh miền Trung thiệt hại khoảng 800 tỉ đồng (gần $40 triệu USD).


Hiện nay, dân chúng một số thôn xã vùng cao của tỉnh Quảng Nam thiếu ăn vì bị cô lập suốt nhiều ngày qua. Ðường giao thông bị gián đoạn của khu vực bị sạt lở “hàng trăm điểm” thuộc huyện Nam Trà My “khó khắc phục do thiếu phương tiện”, theo Thanh Niên ngày Thứ Bảy.


Thống kê của cơ quan nói trên nói rằng số người thiệt mạng ở khu vực sông Cửu Long gồm 23 người ở An Giang, Ðồng Tháp 21 người, Cần Thơ 10 người, Long An 13 người, Kiên Giang 12 người và Tiền Giang 6 người. Phần lớn các nạn nhân là trẻ em, theo một phúc trình của LHQ.


Tại khu vực miền Trung, 20 người chết và 5 người mất tích.


Những ngày gần đây, các nhà máy thủy điện tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Bình Ðịnh, Phú Yên xả lũ hối hả để bảo vệ đập làm những vùng hạ lưu đông dân cư, các thành phố chìm trong biển nước. Quốc lộ 1A xuyên Bắc Nam đã bị gián đoạn từng khúc.


*
Người dân dùng thuyền để chạy lũ. (Hình: Tiền Phong)



Theo một bài viết trên báo Thanh Niên, trong hai đợt lũ vừa qua ở Thừa Thiên-Huế, “cả thủy điện Bình Ðiền và Hương Ðiền đều xả thẳng lũ về hạ du với lưu lượng lớn hơn lưu lượng nước về hồ, chứ không ‘điều tiết’ như đã hứa hẹn”.


Báo Tiền Phong nói rằng “Như vậy đã rõ, thủy điện đang là tác nhân làm tồi tệ thêm thiên tai lũ lụt và hạn hán trên dải đất hình chữ S - trái ngược hoàn toàn với mục tiêu trị thủy cao đẹp vẽ ra trên giấy của hầu hết các dự án. Vấn đề ở chỗ, trong cả trăm hồ đập thủy điện lớn nhỏ trên hệ thống sông ngòi chằng chịt cả nước, không thấy bàn tay chỉ huy của một nhạc trưởng.”


Ông Ngô Ðình Tuấn, chủ tịch hội đồng khoa học Viện Tài Nguyên Nước và Môi Trường Ðông Nam Á nói trên VNExpress hôm Thứ Bảy rằng “Toàn bộ hồ chứa thủy điện ở miền Trung không đủ dung tích phòng lũ, không có nhiệm vụ chống lũ cho hạ du mà chủ yếu để phát điện”.


Tại trụ sở Quốc Hội ở Hà Nội, ông Nguyễn Minh Quang, bộ trưởng tài nguyên môi trường nói với báo Tiền Phong là “Xả lũ gây thiệt hại phải bồi thường”. Nhưng hơn trăm người chết vì thủy điện xả lũ từ năm ngoái đến năm nay ở miền Trung không hề thấy ai bồi thường, chưa kể đến thiệt hại tài sản.


*
Lũ ngập lụt quốc lộ 1A khu vực tỉnh Quảng Nam. (Hình: Tiền Phong)



Trong bài viết “Ai quản xả lũ?”, báo Tiền Phong ngày 12 tháng 11 năm 2011 đặt câu hỏi “Ai sẽ là người cầm trịch, điều khiển và kiểm soát cả trăm ‘quả bom nước’ đang sẵn sàng xả về xuôi mùa lũ? Ai là người buộc những hồ nước mát lành kia phải hé van chảy về những cánh đồng đang héo khô mùa kiệt? Ai là người điều tiết, cân đối giữa nhiệm vụ phát điện và trị thủy?


Thủy điện vừa và nhỏ một thời đua nhau được cấp phép, đua nhau băm nát các dòng sông, nhưng lại chẳng có ai quản lý, điều tiết chung cả hệ thống. Một lần nữa, câu chuyện muôn thủa của quản lý và trách nhiệm lại nhức nhối vang lên!”




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét