Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Hình đường lưỡi bò rất duyên dáng trong ấn phẩm của nhà xuất bản Thanh niên !!!!!!!! ( Không thể im lặng )





Về cú đạp vào mặt người biểu tình có cả vạn người lên tiếng. Mình đã nói rồi vẫn muốn nói thêm nữa.  Nhưng đọcbài viết  của giáo sư Chu Hảo yêu cầu của nhà văn Nguyên Ngọc mình thấy đã quá đủ, không phải nói gì thêm. Gs Chu Hảo đã rất đúng khi ông nỏi :  


“Nó hết sức nguy hiểm ở chỗ, đây không chỉ là hành động vi phạm pháp luật và vô đạo đức; mà còn là một hành vi phản động về mặt chính trị:nó công khai đàn áp những người yêu nước, công khai biểu thị thái độ thù địch đối với những người kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước chống lại âm mưu bá quyền độc chiếm Biển Đông của các thế lực phản động Trung Quốc. Nó hết sức nguy hiểm là bởi vì, nếu chúng ta không kiên quyết ngăn chặn thì lực lượng an ninh vẫn tự khẳng định là “vì dân, của dân” sẽ trở thành lực lượng đàn áp nhân dân một cách thô bạo. Sự đàn áp này khêu ngòi và kích động các hành động bạo lực, có nguy cơ gây mất ổn định chính trị-xã hội vào đúng lúc, hơn bao giờ hêt, chúng ta cần sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để bảo vệ và phát triển đât nước trong tình hình nóng bỏng hiện nay.”



Nói đến thế mà người ta vẫn” im lặng đáng sợ” thì thử hỏi nói thêm để làm gì? Bó tay chấm com rồi.



Đau nhất là  sự “im lặng đáng sợ” của  báo chí nước nhà. Vì sao mà im lặng, có gì đâu mà im lặng? Chả phải bao nhiêu lần báo chí đồng thanh cất tiếng về những hành động phạm pháp của công an đó sao?  Bao nhiêu lần báo chí im lặng trước  những gì cần phải lên tiếng, mình đều cố tìm những lý do để thông cảm. Nhưng lần này thì không hiểu nổi. Nếu lần này mà báo chí không lên tiếng thì không được, không thể được. Im lặng lần này chẳng những chúng ta đang tự tố cáo  báo chí nước này không phải của dân, sinh ra không vì lợi ích của dân. Ok, cứ cho là vậy đi. Nhưng sự im lặng lần này chúng ta cũng đang tự tố cáo báo chí không phải của Đảng, càng không phải lực lượng truyền thông bảo vệ chế độ. Người mới vào nghề báo nửa ngày cũng thừa biết việc trấn áp, khủng bố biểu tình vừa qua chính là đang đẩy chế độ ta đến bờ vực thẳm. Biết như vậy mà im lặng là tại làm sao? Nói thật nhé: đó là sự  im  lặng của cơ hội.



Để rồi xem, nếu chế độ này chẳng may sập tiệm thì báo chí nước nhà lại chẳng đồng thanh ca ngợi chế độ mới, ra sức khai quật chế độ cũ để mà chửi bới.



Mình nói cấm có sai.



Ai cũng vì miếng cơm manh áo, vì sinh mệnh chính trị mà buộc phải im lặng. Nhưng việc gì cũng có giới hạn của nó. Không biết giới hạn của nó ở đâu hoặc là kẻ vô tri hoặc là người khiếp nhược. Cả hai loại người đó đều dễ thông cảm. Sợ nhất là lũ cơ hội.



P/s: Chả cần giấu diếm, Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản ấn phẩm có hình đường lưỡi bò rất duyên dáng (hình như là sách dạy tiếng Trung thì phải). Đấy nhé, mọi người cứ hỏi nội gián ở đâu! (Theo Hồ Huy)




Nguyễn Quang Lập

http://quechoa.info/2011/07/22/khong-th%E1%BB%83-im-l%E1%BA%B7ng/


++++++++++




Văn tế biểu tình




Nguyễn Quang Lập - Một chắc chủ quyền rằng chữ quyết, nào hay bốn tốt bọc chữ vàng; trăm năm xã tắc ấy chữ thiêng, đâu ngờ chẳng thiêng bằng chế độ. Đoái đường Điện Biên Phủ cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chốn Bờ Hồ, già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà công an vây bắt cho cam tâm; vốn không ai xúi dục đấu tranh, bị đánh đập rủa nguyền cho đáng số...



*




Hỡi ôi!


Hải đảo- Biển Đông; lòng dân trời tỏ.


Mười năm công đèn sách, chưa chắc còn danh nổi tợ phao; một trận chống Tàu, tuy là mất tiếng vang như mõ.


Nhớ linh xưa:


Nhà báo nhà văn; giáo sư tiến sĩ.


Chưa quen tụ tập, đâu biết biểu tình; chỉ nghiên cứu sinh, ở trong trường bộ.


Cầm bút nghiên, cầm đèn sách, tay vốn quen làm; tập phản đối, tập đấu tranh, mắt chưa từng ngó.


Tiếng hải tặc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùibốn tốt vấy vá đã ba năm, ghét nhu nhược như nhà nông ghét cỏ.


Bữa thấy ngư dân bị chấn lột, muốn tới ăn gan; ngày xem tàu Hải giám chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.


Biển Đông chủ quyền sáng rõ, há để ai bịa đặt lưỡi bò; hai quần đảo lớn của ta, đâu dung lũ cướp ngày chiếm chỗ.


Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức biểu tình; chẳng thèm đắp tai cài trốc, chuyến này quyết giương cao cờ, biểu ngữ.





Khá thương thay:


Vốn chẳng phải thanh niên trai trẻ, theo dòng phản đối đấu tranh; chẳng qua là tiến sĩ, giáo sư, mến nghĩa xuống đường đi bộ.


Mấy chục ông nhân sĩ, nào đợi tập rèn; vài trăm chú sinh viên, không chờ bày bố.


Ngoài cật có một manh cờ đỏ, nào đợi mang học vị học hàm; trong tay cầm biểu ngữ, băng rôn, chi nài sắm huân chương, giải thưởng.


Biểu ngữ viết bằng than đen mực đỏ, vạch mặt chỉ tên bọn hải tặc kia; băng rôn dùng bằng tấm vải thô, phản đối lũ bá quyền nọ.


Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, cùng nhau lướt tới, cảnh sát cũng như không; nào sợ lính cơ động đám nhỏ, đám to, dấn bước xông lên, liều mình như chẳng có.


Kẻ hô vang, người hét ngược, làm cho Khương Du, Chiêu Húc hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ em Phương Nga líu lưỡi.




Nguyễn Huê Chi, Phạm Duy Hiển, Nguyễn Quang A


Ôi !


Những lăm Nhà nước đồng thanh; đâu biết biểu tình vội bỏ.


Một chắc chủ quyền rằng chữ quyết, nào hay bốn tốt bọc chữ vàng; trăm năm xã tắc ấy chữ thiêng, đâu ngờ chẳng thiêng bằng chế độ.


Đoái đường Điện Biên Phủ cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chốn Bờ Hồ, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.


Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà công an vây bắt cho cam tâm; vốn không ai xúi dục đấu tranh, bị đánh đập rủa nguyền cho đáng số.




Công an đạp vào mặt người biểu tình



Đây chính là người công an đó, người chỉ tay chưa rõ là Tàu hay Việt


Nhưng nghĩ rằng:


Tấc đất biên cương ơn Tiên tổ, tài bồi cho nước nhà ta; Hải đảo- Biển Đông Tổ quốc, mắc mớ chi ông cha nó.


Vì ai khiến quan quân khó nhọc, ăn tuyết nằm sương; vì ai xui đồn lũy tan tành, xiêu mưa ngã gió.


Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở chốn quan trường, chia dự án, gặm biên cương, nghe càng thêm hổ.


Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tàu, ở với lưu manh rất khổ.

Nguyễn Xuân Diện


Ôi thôi thôi !


Phạm Duy Hiển đau chân dân dìu cõng, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; Nguyễn Quang A bền bỉ giấu hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.


Đau đớn bấy, Hồng Kiên lên xe bus, bọn nít ranh gọi ông lão bằng thằng; não nùng thay, Xuân Diện chạy tìm đoàn, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.




Người cõng GS Phạm Duy Hiển


Ôi !


Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ.


Binh tướng nó hãy đóng ở đảo Hoàng Sa, ai làm nên bốn phía mây đen; ông cha ta còn ở Bản Giốc, Biển Đông, ai cứu đặng một phường con đỏ.


Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen; thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ.


Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống vì dân, thác cũng vì dân, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.


Nước mắt biểu tình lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nhân sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ.


Hỡi ôi thương thay !


Có linh xin hưởng.


____


(Nhại theo Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu)






http://danlambaovn.blogspot.com/2011/07/van-te-bieu-tinh.html?utm_source=BP_recent