Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Các phương tiện truyền thông Việt Nam bị lừa ? Cuộc bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới” là một dự án tư nhân






“New 7 Wonders” - các phương tiện truyền thông Việt Nam bị lừa ?




-Dù đã được cảnh báo từ năm 2008 (“New 7 Wonders” - các phương tiện truyền thông Việt Nam bị lừa ?)--bây giờ vẫn u mê, tại sao VN dễ bị lừa vậy ???
-

Kệch cỡm như bình chọn vịnh Hạ Long (NV 31-10-11) -- Bài này nói hộ rất nhiều người. (Trước khi nhấp chuột vào đọc toàn bài, đọc câu này: "Cỡ phó thủ tướng mà đứng ra làm việc này, thì quả là nhàn rỗi và kệch cỡm; đúng là không còn giữ thể diện quốc gia gì cả, chẳng lẽ dân tộc Việt Nam lại hám danh như vậy sao? .. Chẳng lẽphó thủ tướng không còn việc nào có ích để làm hay sao?" Đoán thử xem phó thủ tướng nào!) - Vận động bạn bè quốc tế bầu chọn vịnh Hạ Long (Tuổi Trẻ), cho dù “BẦU CHỌN VỊNH HẠ LONG”: CẢ QUỐC GIA ĐANG BỊ LỪA? – (Mai Thanh Hải). – Nếu Hạ Long chiến thắng… (Thanh Niên) -Sự thật về cuộc bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới”



  • Bài 1: Cuộc bầu chọn “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới” là một dự án tư nhân



New7Wonders (N7W), đơn vị phát động và tổ chức cuộc bình chọn “7 kỳ quan thiên nhiên mới”, có trụ sở đặt tại Zurich, Thụy Sỹ.

Thông tin đăng tải trên website chính thức của N7W cho thấy: Đây là tổ chức do Bernard Weber, một nhà làm phim người Canada gốc Thụy Sĩ, chính thức thành lập vào năm 2001, với mong muốn “chung tay” vào nỗ lực bảo vệ các di sản thiên nhiên và nhân tạo của thế giới.


Website của N7W.


Website đầu tiên của tổ chức này đã được Bernard Weber lập từ trước đó, vào tháng 9/1999, để hỗ trợ cho chiến dịch bình chọn “7 kỳ quan thế giới mới”.


Năm 2000, website chính thức www.new7wonders.com của N7W đi vào hoạt động, trở thành nơi bình chọn qua internet cho chiến dịch trên.

Website này do NewOpenWorld điều hành và giữ bản quyền. NewOpenWorld Corporation và NewOpenWorld Foundation là đơn vị thuộc N7W.

N7W cam kết dành 50% doanh thu ròng cho công tác bảo tồn các di sản trên thế giới.

Như vậy, trên thực tế, đây là dự án tư nhân.

Những ai tinh ý có thể thấy, ngay từ tên gọi nhà tổ chức sự kiện này “New Open World Corporation” đã cho thấy đó không phải là một tổ chức quốc tế (organization) như một số cơ quan thông tấn do vô tình hoặc cố ý đã dịch sai làm cho dư luận lẫn lộn, hiểu nhầm. Đó là một công ty (corporation), vả lại là công ty tư nhân.


Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, nhờ sự khôn khéo trong chiến lược marketing, biết khai thác sức mạnh của internet và khả năng vận động, N7W đã thu hút được sự quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức và các phương tiện truyền thông.


Chiến dịch đầu tiên của N7W là bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới, với sự tham gia của hơn 100 triệu người bình chọn qua internet. Cuộc thi này đã kết thúc và công bố kết quả. Tuy nhiên, kết quả bầu chọn đã không được thế giới chú ý nhiều.

Chiến dịch thứ hai của N7W là cuộc bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, với thời hạn đăng ký cuối cùng là ngày 31/12/2008. Việt Nam có 3 địa danh được đưa vào danh sách bình chọn là núi Phanxipăng, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và vịnh Hạ Long.


Sau ngày 31/12/2008, N7W chốt lại 26 ứng viên có số phiếu bình chọn cao nhất qua internet cho danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới. 26 ứng viên vào chung kết sau đó sẽ tiếp tục được bình chọn để chốt lại 7 địa danh cuối cùng.


Việt Nam có Vịnh Hạ Long được vào danh sách 26 ứng viên chung kết.


Vịnh Hạ Long được vào danh sách dự vòng chung kết.



Việc chốt danh sách 26 ứng viên này được thực hiện bởi một nhóm gọi là Ban chuyên gia. Đứng đầu ban chuyên gia này là giáo sư, tiến sỹ Federico Mayor Zaragoza, cựu tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO). Theo thông tin trên website của ban tổ chức, tên cụ thể của các thành viên trong ban chuyên gia sẽ được công bố sau khi có kết quả chính thức, nhằm đảm bảo tính công bằng.


Trong mục giới thiệu về tổ chức, N7W quảng cáo mình sở hữu một website có lượt truy cập hàng đầu, được sự quan tâm nhiều chưa từng có của các phương tiện truyền thông; do đó, đây là một cơ hội kinh doanh hiếm có cho các doanh nghiệp muốn hợp tác với N7W dưới hình thức tài trợ, quảng cáo, tổ chức sự kiện…


Tuy nhiên, theo những tìm hiểu khách quan trên internet của Petrotimes và những thông tin có được từ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO), sự thật không hẳn đã là như vậy!



  • Bài 2: Ai công nhận N7W và tổ chức này đã làm gì với cuộc thi “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới”?


Hoàng Thắng



  • Danh vị ảo trên không gian ảo


“Lí do để “hạ” Vịnh Hạ Long thực chất lại là do thiếu hiểu biết của các trang web của báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ và một số diễn đàn đã chép nội dung và giao diện trang Web new7wonders mà không được phép của họ.


Tất cả chỉ tập trung đẩy địa danh của Việt Nam lên mà không nghĩ rằng việc một IP vào trực tiếp trang web của họ là điều kiện để sinh thêm nguồn lợi tài chính cho họ. Nên hiểu đây là trang web “cá nhân” (tổ chức New7wonders do ông Bernard Weber, người Canada lập ra, trang web này của tổ chức ấy). Luật lệ là do cá nhân tự đặt, bước vào cuộc chơi thì muốn hay không anh phải chấp nhận luật của người đặt ra cuộc chơi”.


Đây là đoạn trích một bài viết đã đăng trên Thế Giới Số nhân sự vụ Vịnh Hạ Long bị gỡ bỏ khỏi danh sách bầu chọn với lí do không có ban vận động bầu chọn cho kì quan ứng cử, không gửi hồ sơ đăng kí với ban tổ chức và làm theo hướng dẫn sau đó vào tháng 4/2008.



Sau 3 năm rưỡi, chính ông Bernard Weber này đã sang Việt Nam và tuyên bố việc Vịnh Hạ Long được lọt vào danh sách chung kết gồm 28 kì quan được chọn ra từ 400 ngàn kì quan của 200 nước là “một kết quả rất đáng tự hào”.


Nhân sự kiện này Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cũng lên tiếng “Đây là thời điểm để mỗi người Việt Nam thể hiện lòng yêu quê hương đất nước của mình”. Ý của vị bộ trưởng ắt hẳn là kêu gọi nhiều hơn nữa, nhanh hơn nữa các tin nhắn và click chuột bầu chọn cho danh thắng này khi hạn công bố kết quả 11/11/2011 đã gần sát bên.


Có lẽ cũng cần trích lại một ý kiến đã được dẫn trong bài báo của gần 4 năm trước: “giá chúng ta dùng tiền ấy để làm sạch hơn môi trường thật, đẩy chất lượng dịch vụ tại Hạ Long lên, thay vì đi spam mail trên web”.


Khi môi trường du lịch Việt Nam đang còn chịu nhiều điều tiếng, các tour ngày càng nhàm chán, an ninh cho du khách còn chưa được đảm bảo, việc các dịch vụ “chặt chém”, lừa đảo đang có xu hướng gia tăng, việc xây dựng một ý thức làm du lịch bền vững, bảo vệ môi trường… còn chưa được xây dựng nền tảng, thì việc đưa một danh thắng Việt Nam vào một chức danh chỉ do một tổ chức cá nhân lập ra qua một cuộc bầu chọn trên internet liệu có cần thiết. Nhất là khi để đạt được mục đích đó chúng ta phải vin vào cả đến “lòng yêu nước”. Với sức mạnh của lòng yêu nước chúng ta có thể xây dựng cả một nền du lịch hấp dẫn, bền vững chứ không chỉ là hô hào mọi người nhấp chuột cho một tước hiệu “ảo”, trên không gian “ảo”.


Không ai chỉ ra rằng trong 400 ngàn địa danh (con số quá lớn các thắng cảnh khiến ta phải nghi ngờ, tính ra trung bình mỗi nước có đến… 2.000 thắng cảnh) được đưa lên bầu chọn, những địa danh nào là thắng cảnh thiên nhiên thực sự, địa danh nào là do ai đó vui tay điền vào. Với cách xuất phát lúc đầu của cuộc bầu chọn, bạn hoàn toàn có quyền cho… bãi cỏ trước nhà bạn là kì quan thiên nhiên.


Điều đáng quan tâm nữa là không ai điều tra tác động của giải thưởng với các địa danh đã đoạt danh hiệu “7 kì quan thế giới nhân tạo mới” cũng do tổ chức này làm trước đây. Liệu danh hiệu ấy có làm tăng thêm giá trị cho “kì quan” hay chí ít có làm tăng thêm lượng du khách đến với các “kì quan” này hay không? Hay chiến dịch “kì quan” này chỉ nhằm phục vụ mục đích tài chính của tổ chức cá nhân thực hiện chiến dịch?


Chúng ta đã khổ nhiều với tước hiệu ảo, thành tích ảo nên có người tin rằng có thêm một danh vị trên không giao ảo nữa cũng chẳng sao. Có thể thế, nhưng ảo mãi thì các giá trị thật làm cho đất nước thành kì quan đích thực ở đâu?


Theo Thế Giới Số.
Thông tin công nghệ


-Hơn 1.000 SV Huế hăng say bầu chọn cho Vịnh Hạ Long
(Dân trí) - Sáng 7/10, tại hội trường A1 trường ĐH KH Huế, hơn 1000 SV đã đến tham gia bầu chọn cho vịnh Hạ Long của Việt Nam trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên Thế giới mới. Chương trình do Đội công tác xã hội, Đoàn trường ĐH Khoa Học Huế (ĐH ...
Sinh viên Huế bầu chọn vịnh Hạ LongTuổi Trẻ
Vịnh Hạ Long trên đường “nước rút”Lao động
"Tổng động viên” bầu chọn cho Vịnh Hạ LongSài gòn Giải Phóng
-Vietnam Plus -Báo Đất Việt




Vẫn-“Tổng động viên” bầu chọn cho Vịnh Hạ Long- New Seven Wonders of the World. - Công văn của UBND tỉnh Quảng Ninh (hcmutrans.edu.vn). – Trò lố Vịnh Hạ Long hay là những cái đầu ngắn (Hữu Dũng’s Blog).


-Những trò lố hay là New 7 Wonders và Vịnh Hạ Long





  • Tổ chức lừa tiền thế giới


New7Wonders.com chỉ là ý tưởng "kinh doanh" của một người Canada gốc Thụy Sĩ tên là Bernard Weber. Đây là website của một tổ chức tư nhân đặt trụ sở tại Thụy Sĩ (New Open World) chứ không phải của một dự án của một chính phủ hay tổ chức uy tín nào trên thế giới. Bằng khả năng quảng bá, marketing khéo léo, cộng với cách chọn tên của dự án "New 7 Wonders of Nature", "7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới", Bernard Weber đã đánh vào lòng tự hào dân tộc, lôi kéo và đánh lừa được rất nhiều phương tiện truyền thông, thậm chí cả các ban ngành về tài nguyên thiên nhiên & du lịch ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước nghèo có hiểu biết và dân trí thấp.


Bên ngoài, tay lừa đảo Weber tuyên bố rằng dự án của mình “phi lợi nhuận”, nhưng cái sự “phi lợi nhuận” đó giúp hắn kiếm bộn tiền. Mỗi địa danh tham gia phải … kí hợp đồng và đóng cho tổ chức 5k USD/tháng. Các website khác muốn sử dụng các nội dung về các thắng cảnh bình chọn cũng phải trả phí 5k USD/tháng. Ngoài ra, hắn còn có các nguồn thu từ tiền tài trợ, tiền chia từ các công ty dich vụ viễn thông cho phí SMS và vote call, tiền bán các loại hàng hoá như áo phông, đồ lưu niệm với giá rất đắt…
Đặc biệt, bọn lừa tiền N7W còn chơi trò khốn nạn nhất trong các trò khốn nạn đó là … bán phiếu bầu. Một người có thể nhắn bao nhiêu tin tùy thích để bầu chọn. Tức là N7W “thả cửa” cho các con mồi mua càng nhiều phiếu bầu càng tốt. Việc làm này vừa phản khoa học, vừa mang đậm tính chất lừa tiền thiên hạ.


Trả lời về khoản “lợi nhuận” khổng lồ, từ 3 năm trước, báo Sachsen (Đức) dẫn lời N7W tuyên bố: "Chúng tôi cam kết sẽ dùng 50% tiền lãi thu được để đầu tư vào việc tu bổ 7 kỳ quan thế giới mới và một số công trình khác". Khi được hỏi 50% số lãi còn lại sẽ được dùng vào việc gì, N7W im lặng. Chưa kể, đã 3 năm trôi qua nhưng mình chưa thấy tăm hơi gì về khoản tiền tu bổ mà N7W mạnh miệng hứa nó nằm ở đâu cả, bạn nào thấy rồi thì báo cho mình 1 câu với.


  • Đẳng cấp chém gió cấp quốc tế



Ngày 27/9/2011, Bernard Weber đến làm việc tại Quảng Ninh. Hắn mạnh miệng tuyên bố: “Thông qua cuộc bầu chọn đó đã có nhiều danh thắng nhận được rất nhiều sự quan tâm với trên 1 trăm triệu phiếu bầu của người dân trên khắp thế giới, chứng tỏ sự quan trọng và tầm ảnh hưởng rất lớn của cuộc bầu chọn do tổ chức phát động.”


Chúng ta hãy thử xem qua cái “tầm ảnh hưởng” của N7W. Sử dụng Alexa để tìm hiểu thông tin về N7W thì ta có thể thấy như sau : new7wonders.com xếp hạng 22,607 trên thế giới và hạng 31,656 tại Mỹ. Trong khi đó, cùng thời điểm, trang vnexpress được xếp hạng 386 trên thế giới và hạng 1,167 tại Mỹ. Thậm chí đến cả diễn đàn vn-zoom.com còn được xếp hạng 3,357 trên thế giới và 18,285 tại Mỹ. Cả 2 trang viết bằng Tiếng Việt đều có “tầm ảnh hưởng” vượt xa N7W trên thế giới Một đều hết sức bất ngờ, trong các nước sở hữu địa danh lọt vào “chung kết”, new7wonders được xếp hạng 1,061 tại Việt Nam, chỉ thua 2 nước IQ thấp đó là Lebanon (240) và Tanzania (265). Tại một số nước IQ cao như Đức, Pháp, Hàn Quốc, xếp hạng của N7W khá … lẹt đẹt, 50,446 ở Đức, 77,133 ở Pháp, Hàn Quốc thậm chí còn không thấy bóng dáng đâu


Công nhận tầm ảnh hưởng của N7W là vô cùng to lớn đối với nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới
(Số liệu của Alexa được thống kê ngày 4/10/2011)



Phản ứng của nhân dân tiến bộ trước thảm họa N7W


Khi được hỏi về N7W, tổ chức UNESCO tuyên bố rằng

“Mặc dù nhiều lần được mời ủng hộ N7W, nhưng UNESCO quyết định không hợp tác với ông Weber. Mục tiêu của UNESCO là giúp các nước xác định, bảo vệ và bảo tồn các di sản thế giới. Cần xác định các tiêu chuẩn khoa học, xác định giá trị của các ứng viên.” Như vậy, theo UNESCO kết quả bầu chọn của N7W không chính xác và không có khoa học. Cũng phải, bán phiếu bầu thì lấy đâu ra khoa với chả học.


Nagib Amin, một chuyên gia Ai Cập về di sản thế giới phát biểu: "Ngoài khía cạnh thương mại, lá phiếu không có cơ sở khoa học." Tại Ai Cập, Bộ trưởng Văn hóa Farouq Hosni gọi cuộc bầu chọn này là “ngớ ngẩn” và mô tả Weber - nhà sáng lập NOWC - chỉ có mục đích duy nhất là “tự quảng cáo”.


Tại Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội UNESCO VN và nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội UNESCO thế giới, cho rằng việc "mua phiếu bầu và nhà tổ chức thu tiền" này khiến cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của N7W "không khác gì một cuộc thi Manhunt (Người đàn ông quyến rũ) quốc tế, khi một cá nhân bỏ ra vài nghìn USD để mua hàng trăm lá phiếu".


Chính phủ Maldives đã sớm tỉnh ngộ, nhận ra trò lừa đảo của N7W và đã rút lui từ tháng 5/2011
http://maldivesresortworkers.wordpre...-wonders-scam/
http://www.mymaldives.com/blog/maldi...7wonders-scam/


Chắc chính phủ Maldives bị thần kinh mới rút khỏi N7W nếu bọn đó không phải bọn lừa đảo



  • Vịnh Hạ Long bá đạo trên bảng xếp hạng N7W


Tại Việt Nam, từ năm 2007, chính phủ phát động cả 1 chiến dịch cấp quốc gia về bầu chọn cho vịnh Hạ Long trên trang web lừa tiền quốc tế. Các tờ báo liên tục tung hô N7W, thằng lừa đảo Bernard Weber, hô hào nhân dân Việt Nam hãy bình chọn cho vịnh Hạ Long để “bày tỏ lòng yêu nước”. Cụ thể, từ ngày 22 tháng 2 năm 2008, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã được phía New Open World (NOW) đồng ý là cơ quan bảo trợ chính thức và đã đại diện ký thỏa thuận với NOW. Ngày 25 tháng 2 năm 2008, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ phát động bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Nhiều báo như báo Tuổi Trẻ đã lập hẳn 1 chuyên mục để thông tin (với khẩu hiệu "Bầu chọn Việt Nam: Lá phiếu của lòng yêu nước") thường xuyên và tuyên truyền cổ động cho cuộc bình chọn này. Và như tại Tiền Giang, từ ngày 25 tháng 3 năm 2008, lãnh đạo Tỉnh đoàn, sở Văn hóa Thông tin và sở Bưu chính viễn thông cùng hàng trăm đoàn viên thanh niên Đoàn khối dân chính đảng tỉnh Tiền Giang đã khởi động chiến dịch 10 tháng bầu chọn cho ba danh thắng của Việt Nam vào danh sách kỳ quan thế giới mới, trong đó có cả việc hỗ trợ đường truyền Internet tốc độ cao miễn phí cho 35 trường Trung học Phổ thông trong tỉnh để giáo viên và học sinh tham gia bầu chọn. Và chỉ trong tuần lễ phát động đầu tiên, đã có gần 10.000 lượt đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở thành phố Mỹ Tho đã tham gia bầu chọn. Ngày 14-3, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, báo Thanh Niên, Đài Truyền hình Việt Nam và EVNTelecom đã ký hợp tác và phát động chương trình vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên của thế giới cho đến 31 tháng 12 năm 2008, trong đó có 1 "Cuộc tuần hành vòng quanh đất nước bằng xe đạp và thiết lập các điểm bầu chọn cho vịnh Hạ Long ở các tỉnh, thành phố". Ngày 19/8/2008, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Hợp tác Quốc tế đưa ra 9 chương trình hành động từ nay đến cuối năm cho cuộc vận động bầu chọn cho vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới. Do chiến dịch bầu chọn quá hoành tráng này, 3 địa danh của VN (Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Phan-xi-păng) bá đạo trên bảng xếp hạng nhiều tuần liền.



Gần đây, vòng chung kết của cuộc bầu chọn N7W diễn ra cực kì “sôi động”. Thằng lừa đảo Bernard Weber đến thăm Việt Nam vào cuối tháng 9 năm 2011 để PR cho N7W. Lợi dụng lòng tự hào dân tộc và suy nghĩ thiếu chin chắn của người Việt, hắn liên mồm tâng bốc vịnh Hạ Long lên tận trời xanh. Được tiếp thêm đạn, các tay thợ báo bồi bút ngu si IQ thấp liền liên tục khua môi múa mép, tâng bốc N7W và thằng khốn nạn Bernard Weber, tiếp tục kêu gọi các con mồi tự chui đầu vào rọ vì … tình yêu nước.


Báo chí truyền hình thì phần đông ngu si dốt nát là đúng rồi, vấn đề ở đây là tại sao chính phủ VN lại “gà mờ” như thế? Chính phủ 1 nước nhỏ như Maldives còn nhận ra trò lừa đảo của N7W, vậy tại sao chính phủ 1 nước lớn như VN lại không? Phải chăng, chính phủ biết thừa cái trò lừa đảo này nhưng các cấp chính quyền vẫn dấn thân vào để “lấy thành tích” báo cáo lên trên? Phỏng đoán này là có cơ sở, vì căn bệnh thành tích từ lâu đã thâm nhập vào mỗi người dân Việt Nam.-


“New 7 Wonders” - các phương tiện truyền thông Việt Nam bị lừa ?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét