Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Vãi … Phước . Nghèo mà khoái chơi "soang". Dưới mặt đất lo chưa xong, đi nghiên "kíu" vũ trụ . ---> Có tới 70 cây cầu chờ sập, chỉ kể riêng một số tỉnh ở miền Trung dọc theo quốc lộ (QL) 1A xuyên Bắc-Nam, mà không được sửa chữa hay xây mới.




Trung tâm vũ trụ đầu tiên của Việt Nam sẽ sớm được khởi công và dự định hoàn tất năm 2018 với tổng kinh phí hơn 600 triệu đôla.




https://www.facebook.com/xuongduong123



Hơn 70 cây cầu ở miền Trung chờ sập




HÀ NỘI (TH) - Chỉ kể riêng một số tỉnh ở miền Trung dọc theo quốc lộ (QL) 1A xuyên Bắc-Nam, đã có tới 70 cây cầu chờ sập mà không được sửa chữa hay xây mới.





Cầu Bà Rén, Quế Sơn, Quảng Nam, một trong 70 cây cầu ở miền Trung trong tình trạng “báo động đỏ.” (Hình: Ðất Việt)


Mạng sống của người dân bị đe dọa và giao thông không biết gián đoạn lúc nào nếu tình trạng này vẫn tiếp tục.

Theo một bản tin của tờ Ðất Việt hôm Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011 dựa theo các con số thống kê của “Khu Quản Lý Ðường Bộ V, Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT)” thì “trong 617km đường và cầu trên QL 1A do đơn vị này quản lý thì gần 15.8 km chiều dài của các cây cầu là yếu, rất yếu và có nguy cơ bị sập. Riêng từ Khánh Hòa đến Ðà Nẵng có hơn 70 cây cầu trong nhóm ‘báo động đỏ.’ Trong đó nhiều nhất là Khánh Hòa với 27 cầu.”

Tờ báo nói rằng tại tuyến QL1A đoạn qua tỉnh Quảng Nam dài 100 km, “có đến hàng chục cây cầu có thể sập bất cứ lúc nào, như cầu Bà Rén (xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn) bị hỏng nặng tại 7 nhịp nhưng phải chịu hàng ngàn lượt xe tải nặng qua mỗi ngày. Cách đó chừng 10 km, cầu Hương An cũng xuống cấp trầm trọng. Mặt đường bong tróc lòi sắt, mỗi lần có xe qua cầu rung bần bật.”

Theo nguồn tin này, tháng 7, 2008, Bộ GTVT đầu tư 144 tỷ đồng xây dựng cầu Hương An mới. “Thế nhưng, hơn 3 năm qua, cầu Hương An mới vẫn vướng... đền bù, giải tỏa và tái định cư.”

Bùi Tô Hoài, phó tổng giám đốc Khu Ðường Bộ V, nói với nhà báo là cầu Hương An (cũ) có thể sập bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, “do cầu cao nên việc gia cố trụ cầu không thực hiện được. Hiện không có giải pháp nào để gia cố cầu Hương An. Lo lắng nhất hiện nay là vào mùa mưa, lũ về có thể làm xói lở trụ cầu dẫn đến nguy cơ sập cầu.”





Một cây cầu bắc qua đường sắt ở miền Trung bị xuống cấp nghiêm trọng. (Hình: Ðất Việt)


Ông Trương Văn Cận, giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Nam, thì “lo lắng không biết cây cầu này chịu đựng được qua mùa mưa bão này hay không. Nhưng muốn đẩy nhanh thi công cầu mới thì phải mất 6 tháng nữa mới giải quyết được vướng mắc.”

Vẫn theo bản tin trên, “Ông Hoài cũng thừa nhận, dọc tuyến giao thông miền Trung, cứ khoảng gần 10 km đường có một cầu yếu do hầu hết được xây dựng từ trước năm 1975. Ðến nay, toàn bộ dầm bê tông cầu đều đang bị phá hủy nghiêm trọng, nặng nhất là các cầu: Bà Rén, cầu Ðen (Quảng Nam), Hương An (Quảng Ngãi)... Danh sách 36 cầu yếu nhất, có nguy cơ sập đã được báo cáo lên Bộ GTVT, nhưng do thiếu vốn nên đến nay kế hoạch nâng cấp, thay mới vẫn đang nằm... trên giấy.” (TN)


VIDEO http://www.youtube.com/watch?v=WjpBrxPcQ3Q&feature=player_embedded




http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=140278&z=2



+++++++++++++++++++++



Việt Nam xây dựng Trung tâm vũ trụ




Ông Phạm Tuân là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ

Tin cho hay Trung tâm vũ trụ đầu tiên của Việt Nam sẽ sớm được khởi công và dự định hoàn tất năm 2018.

Viện Công nghệ Vũ trụ Việt Nam là chủ dự án xây dựng tổng kinh phí hơn 600 triệu đôla, với hỗ trợ của Nhật Bản.



Được biết địa điểm đặt trung tâm này là tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.

Trung tâm vũ trụ sẽ là nơi nghiên cứu và sản xuất các vệ tinh nhỏ của Việt Nam, phục vụ nhu cầu dự báo thời tiết, quan trắc, thăm dò, thu phát sóng truyền thanh-truyền hình và tìm kiếm cứu nạn. Tại đây sẽ có khoảng 350 chuyên gia và cán bộ làm việc.

Nghiên cứu vũ trụ là ngành mới ở Việt Nam, bản thân Viện Công nghệ Vũ trụ mới được thành lập 5 năm nay.

Tuy nhiên, trước đây với sự bảo trợ của Liên Xô cũ, Việt Nam cũng đã tham gia một số dự án nghiên cứu vũ trụ.

Công dân Việt Nam Phạm Tuân là người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ trên phi thuyền Soyuz 36 của Liên Xô hôm 23/07/1980 và quay về Trái đất 7 ngày sau đó.

Ông Phạm Tuân, phi công quân đội, người sau này được phong chức Trung tướng, được nói khi trên quỹ đạo đã chụp ảnh Việt Nam và tiến hành thí nghiệm trên bèo hoa dâu của Việt Nam.

Sau ông, không có thêm công dân Việt Nam nào thực hiện công việc này.

Năm ngoái, Việt Nam thành lập Ủy ban Vũ trụ Việt Nam với 13 thành viên, chuyên trách nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ.

Việt Nam cũng đã phóng thành công vệ tinh Vinasat-1 hồi năm 2008.



http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/11/111116_viet_space_centre.shtml



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét