Hoàng Hữu Phước
hoanghuuphuoc@myabiz.biz
hhphuoc@yahoo.com
098-8898-399
https://www.facebook.com/xuongduong123
Toàn văn bài phát biểu, cùng những tranh luận nảy lửa về luật biểu tình của hai Đại biểu Quốc Hội Hoàng Hữu Phước và Đại biểu Dương Trung Quốc
- Bình luận của Blog Nguyễn Xuân Diện:
"Ngay câu đầu tiên của bài phát biểu, đại biểu Hoàng Hữu Phước (Tp.HCM) đã “đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật Lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 này".
Lấy ví dụ từ cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức nhằm phản đối Chính phủ Vương quốc Anh áp bức nhân dân Ấn Độ, đại biểu Phước cho rằng: "Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay, biểu tình là để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ nước mình".
"Như vậy, Việt Nam có cần cho biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không? Nếu không cần, tại sao lại đưa vào dự án Luật Biểu tình, như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ".
Một lời phát biểu chứa đầy sự ngu xuẩn, kích động và phản động!
Đề nghị chư vị cung cấp lý lịch của đại biểu Hoàng Hữu Phước để chúng ta cùng biết!
Nguồn : Blog XuanDienHanNom
- Hoàng Hữu Phước – TP Hồ Chí Minh
Kính thưa Quốc hội.
Tôi kính đề nghị Quốc hội loại bỏ Luật lập hội và Luật biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII này vì những lý do như sau:
Thứ nhất, về Luật lập hội, ở Việt Nam Mặt trận Tổ quốc được thành lập năm 1977 trên cơ sở thống nhất ba tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam – Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam.
Hiện nay Mặt trận Tổ quốc có 44 tổ chức thành viên, nếu xếp theo các loại hình tổ chức như đoàn thể chính trị, tôn giáo, từ thiện, xã hội và nghề nghiệp thì có đến 22 hội đoàn trong nhóm nghề nghiệp: từ Hội luật gia, Hội nhà báo đến Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập v.v… Nếu như vẫn còn thiếu các hội nghề nghiệp khác mới xuất hiện do sự phát triển của xã hội thì có thể thành lập mới cùng trong quy mô rộng khắp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hoàng Hữu Phước
Nếu Luật lập hội là để tạo nên các đối thủ bên ngoài hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vô hiệu hóa, tiến đến xóa sổ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?
Nếu Luật lập hội là để tạo nên các hội mới nằm bên trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như 44 thành viên hiện hữu để làm phong phú hơn tổ chức hùng mạnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, vậy Luật lập hội có cần không?
Thứ hai, về Luật biểu tình. Kể từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên trong lịch sử loài người năm 1913 do Gandhi tổ chức nhằm phản đối Chính phủ Vương quốc Đại Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan áp bức nhân dân Ấn Độ . Mãi cho đến những năm 60 của thế kỷ trước từ ngữ “biểu tình” mới xuất hiện ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu từ việc chống lại Chính phủ Kennedy đã đẩy mạnh cuộc chiến tranh Việt Nam, rồi phát triển mạnh mẽ thành các cuộc biểu tình chống Chính phủ Mỹ liên tục từ năm 1960 đến 1975, thậm chí tiếp tục ngay cả sau khi Hoa Kỳ thất bại tháo chạy khỏi Việt Nam, biểu tình chống Chính phủ Mỹ đã từ Mỹ lan ra toàn thế giới. Điều nhất thiết phải khẳng định ở đây là ngay từ khởi thủy và cho tới tận ngày nay biểu tình là để chống lại Chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của Chính phủ nước mình, khi 1 triệu người dân Mỹ đổ về Thủ đô Washington tháng 9 năm 2009 họ chống lại Tổng thống Obama, gọi ông là kẻ có dã tâm, biến Hoa Kỳ thành quốc gia xã hội chủ nghĩa, bày ra kế sách bảo hiểm y tế vì người nghèo, biểu tình chưa là hình thức bày tỏ chính kiến chống lại một nước khác ngay cả khi nước đó đang xâm lược nước mình. Cuộc tập hợp khổng lồ tại quảng trường đỏ là để bao quân đoàn Liên Xô tiến thẳng ra chiến trường chiến đấu chống Đức quốc xã và chống bọn nha gian. Để phản đối sự xâm lược của nước khác tiến hành chống lại nước mình chỉ có gia nhập quân đội, dồn tài sản cá nhân cho Bộ Quốc phòng mới là hành động duy nhất, cần thiết. Điều cần làm rõ ở đây là trong tiếng Anh biểu tình, tức là Demonstration luôn để chống Chính phủ nước mình hay một chủ trương của Chính phủ nước mình, còn tập hợp đông người để bày tỏ sự ủng hộ nước mình hay ủng hộ một chủ trương của Chính phủ nước mình, gián tiếp biểu thị sự không đồng tình đối với Chính phủ nước khác thì đó là đức tin hoặc cuộc tuần hành biểu dương lực lượng.
Như vậy, Việt Nam có cần cho cuộc biểu tình chống Chính phủ Việt Nam hay không, chống các chủ trương, chính sách, đạo luật của Chính phủ Việt Nam hay không. Nếu không cần tại sao lại đưa dự án Luật biểu tình, nói rồi nói mãi như thể nó là khuôn vàng, thước ngọc để đo chiều cao, chiều rộng, chiều dài, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ. Như vậy, cái Việt Nam cần có thể là những quy định về đức tin, về tuần hành đông người. Nhưng liệu Quốc hội có nên dành ra 2 năm và bao tiền của của nhân dân để soạn ra dự án Luật đức tin hay Luật tuần hành hay không. Khi đi ngang qua vài cuộc tập hợp đông người gần đây Thành phố Hồ Chí Minh chống đường lưỡi bò tôi đã nghe những người bị kẹt xe lớn tiếng nguyền rủa, thóa mạ, văng tục đầy đe dọa những người đang tập hợp mà ta gọi là biểu tình ấy. Sự giận dữ này có thể sẽ biến thành gây hấn, bạo loạn, đánh nhau giữa vài nhóm người biểu tình và chống biểu tình, chưa kể những cuộc tập hợp đông người ngoài trời ấy có xâm hại quyền tự do đi lại của người dân, xâm hại quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của người dân, buôn gánh bán bưng, đoan chính, tự trọng kiếm từng đồng tiền nhỏ chứ quyết tâm không làm hành khất, xâm hại thu nhập chính đáng của những cửa hàng hoạt động kinh doanh hợp pháp tại khu vực bị phong tỏa do biểu tình, xâm hại quyền được chăm sóc của công dân khi đau ốm hay khi chuyển dạ sinh con mà xe cứu thương không để đến được hay xâm hại hạnh phúc của công dân khi xe hoa của họ không thể nhúc nhích được trên đường vì tắc đường.
Liệu cái gọi là quyền biểu tình ấy có lớn hơn quyền được kiếm sống của người dân, quyền được ra đời của con cái của người dân, quyền được sử dụng công lộ của người dân, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân. Câu hỏi được đặt ra ở đây là dự án Luật biểu tình đã tham vấn ý kiến, nguyện vọng của cử tri, công dân là người cao tuổi, cựu kháng chiến, cựu chiến binh, anh hùng các lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, tập thể nông dân, tập thể quân đội, công an, những chiến sỹ biên phòng đang trấn giữ biên cương của tổ quốc và hải đảo quốc gia, những nhà tu hành chân chính hay chỉ vì một nhóm nhỏ vài chục, vài trăm sinh viên, học sinh, những người chưa là những công dân có thu nhập, có việc làm. Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn.
Có ý nói rằng ở nước ngoài người ta biểu tình đàng hoàng nên ở Việt Nam cũng sẽ làm được. Ở Việt Nam hiện nay đã 100% đội mũ bảo hiểm khi đi bằng xe máy chưa, có chấm dứt chen lấn ở nơi công cộng chưa, có tham gia giao thông đúng luật chưa. Đó là chưa kể ở đất nước có nền văn học hoàng kim, mặt trời không bao giờ lặn trên cương thổ vương quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan, cuộc biểu tình tháng 8 vừa qua tại Luân Đôn và lan ra một số thành phố lớn khác đã biến thành bạo loạn, cướp bóc, đốt nhà, làm ô danh đất nước. Cuộc biểu tình chiếm phố Wall suốt 2 tháng nay tại NewYork và hơn 20 thành phố lớn ở Mỹ vừa bị cảnh sát ra tay dẹp do tình trạng bẩn thỉu, mất vệ sinh, ẩu đả, trộm cắp và hiếp dâm xảy ra tại các nơi biểu tình làm ô danh nước Mỹ. Việt Nam chưa phải là siêu cường kinh tế để có thể đài thọ cho một sự ô danh. Đây là ý kiến của tôi mong được sự ủng hộ của Quốc hội. Xin cảm ơn.
+++++++++++++++++++++++++++++++
- Dương Trung Quốc – Đồng Nai
Kính thưa Quốc hội,
Tôi nhận thức diễn đàn Quốc hội là nơi để các đại biểu với tinh thần trách nhiệm và nhận thức của mình để phát biểu ý kiến nhằm trao đổi, nhằm thuyết phục hướng tới sự đồng thuận trong những quyết định chung của Quốc hội. Vì thế, tôi muốn trao đổi ý kiến của một số đại biểu cho rằng Luật Biểu tình là chưa cần thiết.
Đại biểu Dương Trung Quốc
Ở Quốc hội, đã đề cập đến vấn đề gì cần nghiên cứu đến nơi đến chốn, đưa ra những bằng chứng lịch sử dở dang, ngộ nhận hết sức nguy hiểm. Biểu tình đâu chỉ bắt đầu có từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chúng ta đang được hưởng ngày Quốc tế lao động là thành quả của cuộc đấu tranh của những người lao động ở Chicago từ những thế kỷ trước. Chúng ta tự hào trong lịch sử cách mạng Việt Nam, cuộc biểu tình ngày 1/5/1958, hạt nhân lãnh đạo là những người Cộng sản tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh đòi tự do, cơm áo hòa bình và ủng hộ Chính phủ Mặt trận nhân dân. Như thế biểu tình có từ nguồn gốc xa xưa, nhận thức nó như thế nào ở góc độ của một Nhà nước, của người cầm quyền. Tôi thấy cần nhắc lại bản Sắc lệnh 31 ban hành 11 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích trong bản Sắc lệnh nội hàm của chữ “biểu tình” để chúng ta thấy được phải nhận thức nó từ hai chiều. Văn bản này viết rằng “công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú đi lại trong nước và ra nước ngoài”, đúng là trong Hiến pháp năm 1946 không có chữ “biểu tình”. Nhưng trong Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành trước đó đã giải thích: “xét vì tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa, nhưng trong tình thế đặc biệt hiện thời cần phải xem xét kiểm soát những cuộc biểu tình để tránh những sự bất trắc có thể ảnh hưởng đáng tiếc đến việc nội trị hay ngoại giao nên ra Sắc lệnh này”, tức là Sắc lệnh về biểu tình.
Như thế ta phải nhìn biểu tình cả hai cách của nó, đó là một quyền cơ bản của người dân, đồng thời đó là một công cụ hành pháp, công cụ lập pháp pháp luật để mà thực thi quyền hành pháp. Nếu không chúng ta chỉ nhìn một mặt thì chúng ta chỉ nhìn thấy mặt hỗn loạn của nó thôi. Chúng ta biết rằng cho đến bản Hiến pháp năm 1959 thì chữ “biểu tình” đã được đưa vào trong chính văn, ở Chương III của Hiến pháp năm 1959 khi bàn về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 25 khi đề cập đến quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình thì thuật ngữ “biểu tình” đã trở thành một chính văn của luật cơ bản. Như thế nó không phải vì xa lạ cả, chúng ta thấy tất cả trong thực tiễn lịch sử những cuộc biểu tình ấy có thể phát huy cả hai mặt, đứng từ lợi ích chính trị của một thể chế chúng ta thấy cuộc biểu tình chống chính quyền Sài Gòn của phong trào, đặc biệt ở đô thị đã tác động tích cực vào quá trình của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình ở miền Bắc là ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. Còn chữ “mít tinh” cũng chỉ là biến dạng của ngôn ngữ. Nếu chúng ta nhìn vào hiện tượng ngay gần đây gắn liền với thời kỳ đổi mới khi những hiện tượng diễn ra ở tỉnh Thái Bình nơi từng có truyền thống của tiếng trống Tiền Hải. Nếu quan niệm đơn giản như chúng ta, như đại biểu Phước ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có cách dẹp bỏ nhưng chính lúc đó các nhà lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã trực tiếp đi vào tận tâm bão tìm hiểu thì thấy hai mặt của vấn đề có những yếu tố kích động nhưng cũng có những yếu tố thực tế, có vấn đề trong bộ máy lãnh đạo cầm quyền, vì vậy dẫn đến điều chỉnh một cách thích hợp.
Bây giờ chúng ta đang chứng kiến những sự kiện trong quá trình hội nhập thế giới, việc biểu tỏ thái độ của người dân là cần thiết, nó có nhiều diễn đạt khác nhau, nhiều hình thức khác nhau, việc tụ tập đông người mà thực chất là biểu tình, ta nói đúng tên của nó. Chính bởi vì không có luật nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn. Tôi không tán thành các đại biểu Quốc hội cứ nhân danh nhân dân. Tại diễn đàn Quốc hội chúng ta hãy nhân danh cá nhân mình thôi, trừ khi chúng ta có sự ủy nhiệm, hoặc có điều tra định lượng để nói rằng người dân phản đối, người dân băn khoăn trước định lượng đó, nó dẫn đến tiêu cực xã hội. Nhưng người ta rất mong muốn rằng những tình cảm, cách thể hiện đó đúng lúc, đúng chỗ, nói cách khác là có luật. Luật biểu tình là một công cụ để chúng ta điều chỉnh, chúng ta bảo đảm những yếu tố tích cực của nó và chúng ta bảo đảm quyền của người dân, thóa mạ những người biểu tình như thế chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của nhà nước, đó là những người yêu nước, cách biểu thị của họ không thích hợp trong hoàn cảnh này vì chúng ta chưa có luật. Không phải tự nhiên mà Thủ tướng Chính phủ cũng đã rất chủ động đề cập đến việc đề nghị đưa vào chương trình luật pháp của chúng ta về biểu tình. Tôi nghĩ Quốc hội chúng ta hết sức thận trọng. Phát biểu như thế là xúc phạm đến chính người dân. Chính vì thế càng thấy chúng ta cần phải có Luật biểu tình càng sớm càng tốt. Đương nhiên đây là luật rất nhạy cảm, khó khăn, chúng ta phải có lộ trình thích hợp, thận trọng, nhưng không vì thế mà phủ nhận để biến chúng ta thành một ốc đảo dị thường trong thế giới hiện nay. Xin cảm ơn Quốc hội.
Bài : Toàn văn phát biểu của hai đại biểu Hoàng Hữu Phước và Dương Trung Quốc
http://anhbasam.wordpress.com/2011/11/17/490-tranh-luan-nay-lua-ve-luat-bieu-tinh/
http://nhuhoacomay.blogspot.com/2011/11/toan-van-phat-bieu-cua-hai-ai-bieu.html
+++++++++++++++++++++
Thêm 1 Đại biểu Quốc Hội có vấn đề về thần kinh :-l Người đề xuất luật nhà văn: “Tôi không biết vì sao cần luật này”
PV: Được biết, ông là người có đề xuất xây dựng Luật Nhà văn ra Quốc hội khóa XIII xem xét, thảo luận. Vậy, vì sao cần phải có Luật Nhà văn?
Thực ra, Luật Nhà văn không phải sáng kiến của tôi. Trong hội nghị toàn quốc của Hội Nhà văn, các nhà văn có bày tỏ nguyện vọng phải có luật dành riêng cho mình, gọi là Luật phát triển văn học. Tôi có lên phát biểu và hứa với các nhà văn là sẽ đề xuất nguyện vọng của họ trước Quốc hội. Tôi chỉ là cầu nối đưa nguyện vọng của các nhà văn ra Quốc hội thôi. Vì thế, tôi cũng không biết vì sao cần có Luật Nhà văn. Tôi chỉ thực hiện lời hứa, còn cụ thể vì sao cần có Luật Nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra.
Để thực hiện lời hứa, Luật Nhà văn đã được ông trình lên Quốc hội. Xin ông cho biết, Luật Nhà văn sẽ điều chỉnh, chế định những gì?
Luật Nhà văn điều chỉnh nhiều vấn đề lắm. Mới là đề xuất, là luật dự bị nên mình cứ trình ra Quốc hội đã, có gì sẽ bàn bạc sau, luật sai chỗ nào thì Quốc hội sẽ sửa chỗ đó. Nhưng theo tôi, quan trọng nhất của Luật Nhà văn là làm sao để bảo vệ quyền lợi cho giới nhà văn.
ĐBQH Nguyễn Minh Hồng: "Tôi chỉ thực hiện lời hứa với các nhà văn. Còn cụ thể vì sao cần có Luật Nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra". Ảnh: Đại Biểu Quốc Hội. Ảnh Đất Việt
Nhiều người cho rằng, nếu có Luật Nhà văn thì sẽ phải có Luật Nhà thơ, Luật Họa sĩ, Luật Nhà nhiếp ảnh… Ông nhận xét ý kiến này thế nào?
Đúng là với tên gọi Luật Nhà văn thì sẽ phải có nhiều luật khác tương tự. Nhưng thực ra, một số ĐBQH có tư vấn là tôi nên đưa ra một vài cái tên để Quốc hội lựa chọn, và tôi đã làm vậy. Trong văn bản đề xuất luật, tôi có đưa ra một vài tên gọi, theo thứ tự ưu tiên là: Luật phát triển văn học, Luật nhà văn, Luật văn học… Tôi thấy tên Luật phát triển văn học mặc dù hơi dài nhưng nghe hay và dễ chịu nhất.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, còn nhiều luật cần thiết và quan trọng hơn Luật Nhà văn rất nhiều, ví dụ như Luật biểu tình. Có phải ông đã từng trả lời báo chí rằng: nếu chọn giữa Luật Nhà văn và Luật biểu tình, ông sẽ chọn Luật Nhà văn?
Người ủng hộ luật nào thì sẽ bảo luật đó quan trọng hơn, cần thảo luận trước. Tôi là người đề xuất Luật nhà văn ra trước Quốc hội thì tất nhiên tôi phải bảo vệ nó chứ. Tôi mà nói luật khác quan trọng hơn Luật Nhà văn thì kì quá. Tôi chỉ muốn bảo vệ quyền lợi các nhà văn, vì tôi cũng là nhà văn.
Theo như ông khẳng định, Luật Nhà văn không phải sáng kiến của ông mà là của Hội Nhà văn. Nhưng theo một số thông tin báo chí, ông Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn, đã có công văn nhấn mạnh: ông Minh Hồng hiểu sai ý ông Hữu Thỉnh về Luật Phát triển văn học. Giải thích cụ thể và chính xác về vấn đề tranh cãi này như thế nào, thưa ông?
Có lẽ nhiều người thấy sự chưa thống nhất giữa cái tên Luật Nhà văn và Luật phát triển văn học nên tưởng là có tranh cãi. Về tên gọi thì tôi đã giải thích ở trên rồi. Ngay sau khi tôi đề xuất luật ra Quốc hội, chủ tịch Hội Nhà văn là nhà thơ Hữu Thỉnh đã có công văn gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội và tôi, khẳng định lại sự cần thiết và đề nghị Quốc hội khóa XIII đưa vào chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ 2011 – 2015 việc xây dựng ban hành Luật phát triển văn học. Nhưng theo thông tin mới nhất tôi biết thì Quốc hội quyết định rút, không thảo luận Luật Nhà văn trong kỳ họp này rồi.
Đề xuất Luật Nhà văn – Luật phát triển văn học là nguyện vọng của Hội Nhà văn, bảo vệ quyền lợi nhà văn, theo như ông nói. Vậy tại sao có nhiều nhà văn phản đối gay gắt đề xuất này, và Quốc hội cũng đã quyết định không bàn đề xuất này trong chương trình nghị sự?
Việc Quốc hội không thảo luận đề xuất Luật Nhà văn là do sự chuẩn bị từ phía Hội Nhà văn chưa đầy đủ, kĩ lưỡng nên cần có thời gian chuẩn bị kĩ càng hơn. Trong một tập thể thì việc có người ủng hộ, có người phản đối là chuyện hết sức bình thường. Từ khi tôi đưa đề xuất Luật Nhà văn ra Quốc hội, có rất nhiều người gọi điện cho tôi bày tỏ ý kiến. Có nhiều ý kiến ủng hộ tôi, ví dụ như nhà văn Cao Tiến Lê. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến không đồng tình, nhưng họ thường không nói tên qua điện thoại nên tôi cũng không biết là ai. Tôi bảo đúng nhưng nhiều người bảo không đúng thì tôi cũng đành chịu thôi.
Nguồn: Bá Mạnh (Đất Việt)
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
Không quốc giáo, không giáo điều
Không thể không cùng nhau vượt qua sự sợ hãi
Không phải “biểu tình” vì… không “quá khích”?
Những câu slogan “không cười không là người”
TT Nguyễn Tấn Dũng hứa nhưng thất hứa, không nghe, không biết, và cũng không từ chức
Kho bom nguyên tử & chính sách “không nhìn, không chối” của Do Thái
http://www.danchimviet.info/archives/45985
- Phản hồi cho “Nguời đề xuất luật nhà văn: “Tôi không biết vì sao cần luật này””
backy says:
15/11/2011 at 22:24
Đọc bài này, thật chẳng biết nói thế nào cho đúng với lòng mình.
Buồn vì thấy quê hương, một cõi quê hương mình nhớ, mình thương yêu, mình nghĩ đến từng ngày trong cuộc sống bận rộn lưu lạc xứ người, nay lại có một Quốc Hội với một người đại biểu thế này. Một hay nhiều chưa biết, nhưng chỉ cần 1 thằng hâm tới cỡ này đã là quá đủ cho sự xói mòn uy tín của một Quốc Hội – bộ mặt lập pháp của quê hương tôi.
Tức giận, vì thấy chính bản thân mình – như hàng chục triệu người dân khác – bị xúc phạm, khinh thường. Một tay hề hạng bét diễn vở tuồng luật nhà văn hạng bét – nó lại đang là đại biểu nhân dân Việt Nam. Một nhân dân thông minh và đáng kiêu hãnh thực sự.
Nhục, thấy nhục nhã quá đi. Sao nghị sỹ của người ta hay quá đi, họ nói họ làm cái gì cũng chuyên nghiệp và đẳng cấp – “nghị” của mình là thế này sao? ngu dốt, quê mùa, hợm hĩnh và “điếc không sợ súng”. chẳng biết dùng từ ngữ nào cho cô đọng hơn nữa, chỉ còn cách nói:
Trời đã sinh ra tôi đần độn, sao lại sinh ra thằng Hồng này còn thộn hơn tôi nhiều thế này?
Reply
cử tri VN says:
15/11/2011 at 06:48
ĐỀ XUẤT LUẬT NHƯNG KHÔNG BIẾT VÌ SAO PHẢI CÓ LUẬT NÀY?
(BBT cắt. Đề nghị bna5 không lạm dụng các chữ in hoa)
Reply
Thành says:
15/11/2011 at 03:02
BỘ NÃO ÔNG ĐBQH Nguyễn Minh Hồng CÓ VẤN ĐỀ NẶNG RỒI.
BẢN THÂN MÌNH ĐANG LÀM GÌ MÀ MÌNH LẠI KHÔNG BIẾT.
ÔNG NÀY BỊ TÂM THẦN CHĂNG ?
KHỐN KHỔ CHO DÂN VIỆT NAM QUÁ. ĐƯỢC 1 THẰNG BỆNH TÂM THẦN LÀM ĐẠI DIỆN TRONG QUỐC HỘI.
Reply
thanh long says:
15/11/2011 at 02:49
Chế độ Cộng sản giống như một đống cứt của con người ỉa ra. Mùi của nó thật khủng khiếp. Miễn bàn.
Để hủy nó, có hai cách:
Cách 1: Bới nhỏ nó ra để nó mau khô dưới ánh nắng mặt trời. Một thời gian sau, nó sẽ phân hủy thành đất.
Cách 2: Đào một cái hố và chôn nó.
Chúng ta không nên chọn cách 1, bơi móc nó vì càng bơi móc nó càng thúi, càng làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy, những gì tác giả viết trên đây cũng là một hình thức bơi móc.
Reply
Le Nguyen Viet says:
15/11/2011 at 00:50
Có những ĐBQH ngu tới mức không biết là mình ngu và che dấu cái ngu của mình. QH trước có ông ĐB qua nước ngoài thấy người ta đi chợ, trẻ con đi học bằng tàu cao tốc, QH lần này có cha nội này. Nghĩ mà thấy bi quan cho tương lai VN
Reply
Tuyên says:
15/11/2011 at 00:29
Luật nào cũng có ở cái Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam! Nhưng những đảng viên có chức vụ đều ngồi lên luật pháp, vậy thì soạn thêm luật làm chi cho rách việc!
Reply
Vo danh says:
14/11/2011 at 23:11
Nhìn cái card với danh hiệu Tiến sĩ- bác sĩ- nhà văn là biết ngay đầu óc thuộc loại hổ lốn rồi. Đưa ra luật mà ko biết để làm gì ! Rồi lại còn ” tôi muốn bảo vệ nhà văn vì tôi cũng là nhà văn ” Qua đó thấy : Bọn này chúng nó ko biết một cái gì, chúng nghĩ đến quyền lợi của bọn nó thôi ! Dân đen chăng biêt kêu ai !
Reply
Khánh Vinh says:
14/11/2011 at 15:43
Khiếp thật cho cái trình độ của các ông nghị Vn. Tiến sĩ thế nay thì chào thua.
Reply
Lê Dân Việt says:
14/11/2011 at 14:56
Ôh! Tay đại biểu quốc hội này nói chuyên hay quá nhỉ, đòi đưa ra “cuốc hội” bàn về luật nhà văn mà chẳng biết cái luật ấy là cái gì. Đúng là một trò cười thối không thể ngửi được ở cái quốc hội CHXHCNVN. Nếu ở các nước tự do, đại biểu quốc hội mà ăn nói kiểu này thì phải từ chức trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nếu không nói là phải từ chức ngay lập tức. Không biết các quan CSVN, đại biểu “cuốc hội” XHCNVN có biết cái danh từ “từ chức” là gì hay không hay là dây thần kinh tự trong của mấy người đứt hết rồi.
Qua đây, chúng ta thấy tư cách và khả năng của các đại biểu “cuốc hội” CSVN ra sao rồi. Toàn là một đám nghị gật, xôi thịt, bè phái, không có tư cách tổi thiểu của một con người bình thường nhất.
Reply
vohoan says:
14/11/2011 at 14:39
Xả hội VN đầy dẩy nhửng vấn nạn, nhửng vấn đề cần thiết cấp bách để xây dựng xả hội mà nhà nước chánh quyền phải thấy cái nào cấp bách cái nào trước cái nào sau để xây dựng xả hội đất nước. Người trí thức có trách nhiệm về xả hội dân sự mà họ sống trong đó chớ đừng ích kỉ nghỉ về bản thân quyền lợi của tập thể. Trong một đất nước, chừng nào nhửng người trí thức hay tập thể trí thức dám quên nhửng đặc quyền đặc lợi của họ hay của tập thể giai cấp thì chừng đó xả hội đất nước sẻ tiến triển phát huy.
Reply
Người San Jose says:
14/11/2011 at 14:28
Trí-tuệ của ông Đ.B.Q.H. Nguyển-minh-Hồng ở dưới mức bình-thường thì rõ rồi, khõi phãi bàn.
Tôi chĩ khen sự thật-thà dũng-cãm của ông ấy.Có lẽ từ ngày Việt Cộng thành-lập quốc-hội cho đến nay, đây là lần đầu tiên có một Đ.B.Q.H. nói lời thật-thà.
Nếu tất cả Đ.B.Q.H. đều thật-thà như ông Nguyển-minh-Hồng thì dân Việt Nam và nước Việt Nam đã
khá hơn hiện nay rất nhiều.
Thông-thường mồm miệng các vị Đ.B.Q.H. giống y-chang mồm miệng của người-phát-ngôn B.N.G.
Nguyển-phương-Nga. Cứ ngoác cối, giương chày lên cãi cho bằng được mới thôi.
“Tôi chĩ thực-hiện lời hứa với các nhà văn. Còn cụ-thễ vì sao cần có Luật nhà văn thì tôi chưa nghĩ ra”. Điểm 10 cho Nguyển-minh-Hồng.
Người San Jose
Reply
truong to linh says:
14/11/2011 at 13:17
tiến sỹ ,bác sỹ , nhà văn ….ôi những bằng cấp của đảng cấp cho ông,còn lời nói hành động dấu dốt háo danh ngu xuẩn của ông thì không thể dấu đuợc trong thời đại này,,,ông ăn hại dân thì đúng hơn
Reply
Lê Thiện Ý says:
14/11/2011 at 12:15
NGƯỜI-NGU-NÓI-NGU-NGƠ ! Là Đại biểu QH, nhà văn mà hắn không biết mình muốn gì, thiếu cân nhắc nặng nhẹ, thiếu lập trường, trách nhiệm; làm “lấy có” (cho có tiếng) mà chưa chuẩn bị kỹ LÀ HÌNH THỨC KHINH THƯỜNG NHÂN DÂN, KHINH DỄ QH !
Ôi, tư cách, trình độ đảng viên đến thế là cùng !
Reply
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét