Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

Công nhân trại cà phê Đắk Đoa đã nhiều ngày “húp cháo trắng qua ngày để tập trung phản đối phương án giao khoán mới” vì nếu nhận khoán là sẽ mang “nợ truyền đời.” Các trại cà phê này do dân chúng nơi đây khai thác từ đời naỳ sang đời kia, từ 3 hay 4 thế hệ và bây giờ chính phủ tuyên bố cà phê là của chính phủ, và buộc công nhân nhận “giao khoán” để làm, và ai không nhận khoán sẽ bị cho nghỉ việc. Nghĩa là, xóa sổ sở hữu của dân bất kể dòng tộc của họ đã mấy đời trên đất cà phê này.




Bị Vinacafe Ép ‘Nợ Truyền Đời’ 300 Thợ ‘Húp Cháo’ Biểu Tình

  • Tỉnh Gia Lai: Bó tay, vì Công ty Cà phê Đắk Đoa là cấp trung ương...



Chuyện xảy ra tại tỉnh Gia Lai: Hàng trăm công nhân biểu tình vì quy chế lao động tại Công ty Cà Phê Vinacafe thay đổi


Bản tin báo Dân Trí nói rằng công nhân trại cà phê Đắk Đoa đã nhiều ngày “húp cháo trắng qua ngày để tập trung phản đối phương án giao khoán mới” vì nếu nhận khoán là sẽ mang “nợ truyền đời.”


Điều quan ngại tới mức chính quyền địa phương cũng bó tay, vì công ty này là thuộc Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, và là cấp trung ương, cho nên Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Gia Lai không can thiệp được trước tình hình công nhân biểu tình được báo Dân Trí mô tả là “hàng trăm công nhân như ngồi trên đống lửa.”


Bài trên báo Dân Trí nhan đề “Vụ giao khoán cà phê: Hàng trăm công nhân ngồi trên đống lửa,” mở đầu như sau: “Dù cà phê đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, nhưng hàng trăm công nhân Công ty Cà phê Đắk Đoa (Vinacafe) vẫn chưa dám thu hoạch vì thông báo “giải quyết chế độ lao động theo quy định của pháp luật lao động”, của ông giám đốc công ty.”


Lý do đơn giản, các trại cà phê này do dân chúng nơi đây khai thác từ đời naỳ sang đời kia, từ 3 hay 4 thế hệ và bây giờ chính phủ tuyên bố cà phê là của chính phủ, và buộc công nhân nhận “giao khoán” để làm, và ai không nhận khoán sẽ bị cho nghỉ việc. Nghĩa là, xóa sổ sở hữu của dân bất kể dòng tộc của họ đã mấy đời trên đất cà phê này.


Báo Dân Trí kể, “sau khi Công ty Cà phê Đắk Đoa đơn phương đưa ra phương án giao - nhận khoán sản xuất cà phê giai đoạn 2011-2015, trước phản ứng của hàng trăm công nhân về phương án giao khoán “nửa cứng, nửa mềm” này từ giữa tháng 9 năm 2011 đến nay. Ngày 23/10/2011, ông Lê Ngọc Ánh, Giám đốc Công ty cà phê Đăk Đoa ra thông báo 185/Cty-GĐ/TB đẩy người lao động đứng giữa 2 lựa chọn: chấp thuận phương án giao khoán mới, hoặc cũ với sản khoán là 11,3 tấn/ha hay chấp nhận… mất việc.


Thời gian qua, hơn 300 công nhân Công ty cà phê Đăk Đoa tập trung phản đối phương án giao khoán mới của Công ty cà phê Đăk Đoa. Họ cho rằng, Công ty đã vi phạm Nghị định 135 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 102 của Bộ NN&PTNT đã ban hành. Khi trong quá trình xây dựng phương án này, công ty không bàn bạc cùng người lao động khiến công nhân không hề hay biết, nội dung của phương án giao khoán đã bóp nghẹt quyền và lợi ích của công nhân, đẩy công nhân vào đường cùng. Đã nhiều ngày họ “húp” cháo trắng qua ngày để tập trung phản đối phương án giao khoán mới.”


Báo Dân Trí cũng kể về bản văn có tên là “thông báo 185/Cty-GĐ/TB của ông Lê Ngọc Ánh đã ra thông báo “khéo” về việc thực hiện công tác khoán sản xuất cà phê với nội dung: “Đến hết ngày 30/10/2011 (thời hạn qui định của Tổng Công ty), trường hợp người lao động nào không chấp nhận ký hợp đồng theo phương án khoán mới giai đoạn 2011- 2015 và cũng không thực hiện phương án giao khoán cũ giai đoạn 2009- 2010 đến hết niên vụ 2011 thì Công ty sẽ giải quyết chế độ lao động theo qui định của pháp luật lao động. Vườn cây cà phê là tài sản của nhà nước, Công ty có trách nhiệm quản lý và thu hoạch để giao nộp theo qui định của nhà nước”.


Trước thông báo trên, hàng trăm công nhân như ngồi trên đống lửa, trong ngày 30/10/2011, họ lại tập trung trước cổng công ty để xem cách giải quyết hợp đồng lao động của Giám đốc công ty như thế nào. Nhưng thêm một lần nữa, sau một ngày chờ đợi, hơn 300 công nhân đành ra về khi ông Giám đốc Lê Ngọc Ánh từ chối tiếp công nhân...”


Báo Dân Trí ghi lời công nhân Nguyễn Hữu Vững, “...Họ ra thông báo như vậy, lại không gặp chúng tôi có phải họ đang âm thầm giải quyết hợp đồng đẩy chúng tôi vào con đường thất nghiệp hay không? Thất nghiệp đồng nghĩa với hàng trăm con em ở đây sẽ thất học, gia cảnh khốn khó… chúng tôi đau xót quá rồi.”


Không chỉ thế, có nhận khoán cũng làm không nổi, vì định mức quá cao. Báo Dân Trí kể:


“Công ty Cà phê Đăk Đoa không những không thay đổi phương án giao khoán mà còn báo cáo sai sự thật với đoàn thanh tra do Sở NN&PTNT dẫn đầu đến làm việc. Trong khi với năng suất bấp bênh, sâu bệnh đang hoành hành trên hàng chục ha cà phê kinh doanh đặc biệt là tại đội sản xuất số 2, đội sản xuất số 4… số lượng công nhân hiện đang nợ khoán của doanh nghiệp hiện đang là 157 người với sản lượng nợ khoán hơn 500 tấn cà phê tươi. Ban giám đốc Công ty lại báo với Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, toàn công ty chỉ có… 12 người nợ khoán. Năng suất, sản lượng cà phê cao ngất ngưỡng ở khoảng… 14 tấn/ha!”


Nợ kể như truyền đời, theo lời Đỗ Thị Biển nói với Dân Trí: “Báo cáo cuối năm 2010, toàn công ty có hơn 300 công nhân nhưng nợ khoán lên tới 157 người, với hơn 500 tấn cà phê tươi. Có người năm này nợ chồng sang năm kia, riêng gia đình tôi nợ từ năm 2005 đến nay là hơn 3 tấn nhưng vẫn chưa trả được. Nếu theo phương án khoán mới thì chúng tôi chết mất, một mình tôi nuôi hai đứa con ăn học, không kí vào phương án khoán mới thì tôi thất nghiệp, con thất học còn nếu kí thì gia đình tôi sẽ nợ truyền đời…”


Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai truyền đạt lên UBND tỉnh nhưng cũng bế tắc, vì một cán bộ Sở NN&PTNT nói với
báo Dân Trí rằng, “Công ty Cà phê Đắk Đoa thuộc quản lý của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, chứ không phải thuộc quản lý của tỉnh Gia Lai. Nếu đây là công ty thuộc quản lý của tỉnh, mà để xảy ra tình trạng công nhân tập trung phản đối như vậy thì tỉnh đã ra văn bản đình chỉ hoạt động của công ty rồi.”


Và ông Lê Ngọc Ánh, Giám đốc Công ty cà phê Đăk Đoa, từ chối gặp báo chí, “Tôi không tiếp báo chí. Tôi không làm việc với bất kì báo nào nữa.”


Ông bảo thắc mắc thì vào trong TP. Sài Gòn “làm việc với Tổng Công ty Cà phê Việt Nam”.


http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-182777_15-2/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét