Tiền dân bay theo bụi đỏ tây nguyên
Tải xuống - download
Sự thật không còn thể che giấu mãi, nếu tiếp tục các dự án bauxite ở Lâm Đồng và Đak Nông thì tiền dân sẽ bay theo bụi đỏ Tây nguyên.
Càng đầu tư càng lỗ
Dư luận nóng trở lại sau khi có tin Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV-Vinacomin) sẽ phải chịu lỗ hơn 10 triệu USD nếu bán 300.000 tấn alumin xuất xưởng trong năm nay và dự án cảng Kê Gà đã phải hủy bỏ.Vài năm trước Tập đoàn TKV được Chính phủ ủng hộ, đã quyết tâm thực hiện việc khai thác bauxite tây nguyên. Bước đầu là dự án Tân Rai Lâm Đồng và tiếp theo sẽ tới dự án Nhân Cơ Đắc Nông.
Điều khó hiểu là cả Bộ Chính trị, Chính phủ cũng như Quốc hội đều bỏ ngoài ta những phản biện của giới khoa học, nhân sĩ trí thức, về mối nguy chiến lược quốc phòng, thảm họa bùn đỏ và trước mắt là hiệu quả kinh tế. Trước rất nhiều ý kiến là nên dừng lại việc khai thác bauxite Tây nguyên dù đã thực hiện tới đâu, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nhận định:
“Bauxite Tây nguyên thì đã có ý kiến ngay từ đầu, có ý kiến không đồng ý và đánh giá đó là một dự án kinh tế rất bất lợi. Đấy là chưa nói về vấn đề môi trường đang có những đe dọa rất lớn và đã có những công trình phân tích và ý kiến chính thức của Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nhưng rất tiếc là dự án đó vẫn cứ tiến hành và đã ra được những mẻ alumin đầu tiên.
Cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.Vấn đề bây giờ là sẽ vận chuyển như thế nào, nếu bằng ô tô thì sẽ lỗ rất to, hiện nay chưa đầu tư đường và các cầu thì không chịu nổi xe tải 30 tấn, đó là vấn đề rất khó khăn. Thứ hai nữa là cảng Kê Gà sau khi đã triển khai từ lâu rồi thì đến bây giờ vẫn chưa thấy khởi động gì. Vậy thì sẽ chở alumin đi đâu, nếu đi xa nữa thì càng lỗ lớn hơn. Cho nên tôi nghĩ đây là một thời điểm nên có sự đánh giá độc lập khách quan và Quốc hội nên chính thức có ý kiến và cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.”
TS. Lê Đăng Doanh
Một trong những diễn biến quan trọng nhất trong tuần mà Thanh Niên Online gọi là “Đối diện với sự thật”. Trong mục ‘Chào Buổi sáng’ đưa lên mạng ngày 21/2 nhà báo nhận định: “Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, không chỉ vì địa điểm xây dựng rơi vào ‘tọa độ chết’ mà còn bởi phương án đó không mang lại hiệu quả.
Thanh Niên Online nhận định: “quyết định dừng một dự án tốn kém mà không hiệu quả như cảng Kê Gà phải được coi là một quyết định cực kỳ dũng cảm. Và trên thực tế, còn rất nhiều vấn đề hệ trọng, chờ đợi bản lĩnh đối diện sự thật của nhà quản lý, của người lãnh đạo….”
Tờ báo nhắc lại là ngay từ khi các dự án khai thác bauxite Tây nguyên được khởi động giới khoa học đã lên tiếng phản đối là không khả thi, khi thiết lập đường sắt vận chuyển, xây dựng cảng Kê Gà để xuất hàng. Riêng về dự án Kê Gà, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam thực hiện nghiên cứu cho thấy đây là vùng “biển chết” rất nguy hiểm, không phù hợp xây dựng cảng cả về mặt địa lý lẫn thủy văn. Vẫn theo Thanh Niên Online, thật đáng tiếc là lúc đó cả TKV và tỉnh Bình Thuận đều đã bỏ qua ý kiến phản biện và làm mọi cách để thuyết phục cấp cao hơn phê duyệt dự án.
Tại sao không tạm dừng
Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và làm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. AFP photo.
Bài nhận định của nhà báo Thanh Niên mô tả quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, là tránh được những bi kịch có thể xảy ra, nếu tiếp tục đầu tư cả tỉ USD để xây dựng cảng này trên cơ sở những luận chứng kinh tế sai lầm. Và dĩ nhiên TKV và tỉnh Bình Thuận sẽ phải bồi thường cho các nhà đầu tư trong vùng, vì các dự án của họ bị sa lầy trong một thời gian dài.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên thực hiện tối 21/2, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng hiện giảng dạy ở Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhận định:
“Nếu mình can đảm dừng lại lúc này thì có thiệt hại nhưng ít, nếu tiếp tục thì gây thêm thiệt hại càng lớn hơn cho đất nước. Tôi xếp hạng nguy hiểm bậc nhất là quốc phòng, tiếp đến là ô nhiễm môi trường, còn thiệt hại kinh tế ở bậc sau cùng. Thiệt hại quốc phòng thì ai cũng biết rồi, còn ô nhiễm môi trường thì có thể nói con em chúng ta không thể nào cạnh tranh được với đời, với các nước khác nếu bị ô nhiễm môi trường vào cuộc sống làm cho sức khỏe kém cỏi đi.”
Tất nhiên lợi lộc vào túi cá nhân nên họ mới làm như thế, xin nói thẳng. Nếu như không lợi lộc gì cho quốc gia dân tộc tại sao lại tiếp tục làm, nó phải có gì khuất tất không tốt đẹp ở phía sau.Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng giải thích, khai thác bauxite ở Tây nguyên đã và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm vì người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp vùng Tây nguyên mà cả vùng hạ lưu, vì ông bà mình nói thủy mộc tương sinh, nghĩa là có những thảm thực vật mới giữ được mực nước ngầm trong sạch đưa về hạ lưu. Làm bauxite lỗ như thế ngoài ra còn có những cái lỗ chưa tính hết như ô nhiễm nguồn nước, Tây nguyên có độ cao 500m-700m so với vùng đồng bằng, bauxite thấm vào nguồn nước dưới hạ lưu, những hồ bùn đỏ mà vỡ ra nữa thì gây ra thảm họa không lường. Ngoài ra, đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân nay dùng để chở bauxite thì không thể được. Khai thác bauxite gây ra sự thiệt hại vô hình và hữu hình nhiều vô kể. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh:
GSTS. Nguyễn Thế Hùng
“Tôi cho rằng chỉ có những người điên mới làm như thế, những người bình thường không ai làm như thế. Trong một xã hội mà quyền lực không bị khống chế như Việt Nam thì rất là nguy hiểm. Người ta có thể làm một thứ mà nó không có lợi lộc gì hết cho quốc gia dân tộc. Tất nhiên lợi lộc vào túi cá nhân nên họ mới làm như thế, xin nói thẳng. Nếu như không lợi lộc gì cho quốc gia dân tộc tại sao lại tiếp tục làm, nó phải có gì khuất tất không tốt đẹp ở phía sau.”
Người dân nghĩ gì?
Trên công trường nhà máy Bauxit Nhân Cơ, Đăk Nông. Photo courtesy of boxitvn
Người dân bình thường nói gì về lời kêu gọi ngừng các dự án bauxite để tránh gây thêm thiệt hại, thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội phát biểu:
"Không hiểu quan trí ở Việt Nam, trình độ nhận thức của cán bộ các cấp như thế nào, hình như họ không có bằng cấp, trình độ chuyên môn để quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên và đặc biệt là họ thiếu một thứ là tính dân tộc. Tôi cho rằng những kẻ tham gia việc này là những kẻ cơ hội phá hại đất nước. Nếu pháp luật có nghiêm minh thì nên lôi cổ họ ra để xử lý.”
Không hiểu quan trí ở Việt Nam, trình độ nhận thức của cán bộ các cấp như thế nào, hình như họ không có bằng cấp, trình độ chuyên môn để quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên và đặc biệt là họ thiếu một thứ là tính dân tộc.Thanh Niên Online cùng ngày 21/2 trích lời bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay và thực lực của một tập đoàn nhà nước như Vinacomin (TKV) thì cách tốt nhất là tạm dừng dự án khai thác bauxite Tân Rai Lâm Đồng.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
Theo lời bà Phạm Chi Lan, rõ ràng dự án bauxite Tân Rai không thể đem lại hiệu quả kinh tế. Việc tạm dừng triển khai dự án cũng là cách hạn chế thiệt hại. Vì nếu tiếp tục làm khả năng thiệt hại kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Bà Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam sẽ trở lại việc khai thác bauxite khi thế hệ mai sau có khả năng quản trị tốt hơn, cách thức tổ chức nền kinh tế tốt hơn hoặc thực lực nền kinh tế mạnh hơn. Nhưng điều quan trọng hơn cả là việc tạm dừng khai thác bauxite để xem xét lại đồng nghĩa với lòng tin được củng cố.
Theo dòng thời sự:
- Cao Bằng tìm cách khắc phục sự cố lũ ‘bùn đỏ’
- Bùn đỏ tràn ngập xã Duyệt Chung - Cao Bằng
- Việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên được coi như “ván đã đóng thuyền”
- Tranh luận mở về bauxite: đầy lo ngại
- Thảm họa bùn đỏ đối với môi trường
- Diễn tiến vụ lũ bùn đỏ tại Hungary
- Bauxite - Con Đường Đau Khổ
- Hiệu quả kinh tế của dự án Bauxite Tây Nguyên
- Lũ bùn đỏ Hungary – bài học cho Việt Nam
- Kiến nghị về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, với tấm gương về thảm họa vỡ hồ bùn đỏ ở nhà máy Ajka Timfoldgyar, Hungary
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gone-with-red-dust-nn-02222013114249.html
-----
Nên đặt lại vấn đề khai thác bôxit
VÕ VĂN THÀNH thực hiện | 23/02/2013 10:15 (GMT + 7)TTO - Từng tham gia phản biện chương trình khai thác bôxit Tây Nguyên, PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA) nói ông không ngạc nhiên trước thông tin về những khó khăn liên quan tới dự án boxit.
- PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - VUSTA) - Ảnh: V.V.Thành
- Công nhân Việt Nam tại công trường xây dựng nhà máy Alumin Nhân cơ - Ảnh: Tr.Tân
- 1
- 2
Tin bài liên quan
- Giá 6 tấn bôxit bằng 1 tấn cà phê! (23/02)
- Dự án Alumin Nhân cơ: chờ chỉ đạo của Chính phủ (23/02)
- Khai thác bôxit: càng làm càng lỗ (23/02)
- Lo “ông” bôxit phá đường (22/02)
- Bôxit Tân Rai lại lùi ngày vận hành (31/10)
Chia sẻ
Lưu lại In bài Gửi cho bạn bè Facebook Yahoo Twiter Google Zing MeTừ khóa
khai thác bôxit, bôxit Tây Nguyên, Hồ Uy Liêm, VUSTATin bài khác
- Người giúp việc quay về cướp tài sản (24/02)
- Dịch heo tai xanh bùng phát ở Quảng Trị (24/02)
- Trực tiếp chương trình thời sự 19g VTV1 (24/02)
- Lại bãi rác cháy ngùn ngụt khói đen (24/02)
>> Khai thác bôxit: càng làm càng lỗ
>> Lo “ông” bôxit phá đường
Ông Hồ Uy Liêm nói: Trước khi nghiên cứu phản biện về dự án này, chúng tôi thấy rằng việc vận tải bôxit sẽ là một trong những bài toán kinh tế khó nhất của chủ đầu tư, hầu như không có lời giải trong điều kiện hạ tầng hiện nay của nước ta, nếu cố làm thì mức lỗ sẽ càng nặng hơn. Tuy nhiên, vấn đề này được trình bày khá sơ sài trong dự án khả thi của Tập đoàn than - khoáng sàn VN (TKV).
Riêng với cảng Kê Gà, đây là nơi quanh năm sóng gió, độ sâu vừa phải và nhiều đá ngầm, nói chung là địa hình hiểm trở nên muốn hình thành cảng cho bôxit thì phải xây dựng đê chắn sóng, phá đá ngầm, dĩ nhiên là chi phí sẽ đội lên nhiều lần.
"Một
dự án kinh tế mà công nghệ khai thác cũng như tiêu thụ sản phẩm đều chủ
yếu dựa vào Trung Quốc, nghĩa là “bỏ tất cả trứng vào một giỏ” thì độ
rủi ro rất cao. Việc phương án cảng Kê Gà “vỡ” là một trong những ví dụ
cho thấy ngay từ đầu công việc quan trọng liên quan đến dự án này đã
không được tính toán kỹ lưỡng, có gì đó vội vàng" - PGS.TS Hồ Uy Liêm
|
* Cùng với việc ngừng xây dựng cảng Kê Gà, có nhiều ý kiến đặt lại bài toán hiệu quả của dự án khai thác bôxit?
- Khi tính toán hiệu quả kinh tế của dự án khai thác bôxit, chúng tôi lên hai phương án, cuối cùng chọn phương án đơn giản nhất, có lợi nhất cho nhà đầu tư đó là sử dụng chính các số liệu của TKV để tính toán. Qua đó cho thấy dự án này hoàn toàn không có hiệu quả kinh tế, thậm chí là lỗ.
Dựa trên số liệu TKV cung cấp và giá thị trường thế giới cuối năm 2009, các nhà khoa học tham gia phản biện tính ra mức lỗ có thể lên đến hàng chục triệu USD mỗi năm. Đáng tiếc là ý kiến của chúng tôi không được lắng nghe. Chúng ta thấy rằng trong tính toán ban đầu cảng Kê Gà được coi là phương án tối ưu mà còn lỗ, nay buộc phải thay đổi tuyến vận tải về cảng Gò Dầu (Đồng Nai) hoặc cảng Vĩnh Tân (Bình Thuận) thì thiệt hại là khó tránh khỏi.
Tôi cho rằng nếu với một nhà đầu tư tư nhân thì ngay từ đầu họ sẽ không vội vàng như vậy, ít nhất là phải khảo sát và tính toán kỹ lưỡng phương án vận tải, trong đó có phương án cảng Kê Gà, họ sẽ biết lắng nghe ý kiến tư vấn của các chuyên gia hơn…
* Một trong những vấn đề gây nhiều lo lắng nhất trong việc thực hiện dự án khai thác bôxit ở Tây Nguyên là ảnh hưởng đến môi trường?
- Báo cáo phản biện của VUSTA đã mổ xẻ rất kỹ vấn đề này. Quan điểm chung ở đây là nếu không khai thác bền vững thì những tác hại về môi trường có thể trước mắt chưa thấy, nhưng về lâu dài là khôn lường và rất khó xử lý.
Tôi nói cụ thể là chủ đầu tư cam kết hoàn nguyên, nhưng thực tế đã chứng minh chưa có công trình nào lớn mà ta khôi phục được môi trường theo đúng yêu cầu, ví dụ rõ nhất là khai thác than ở Quảng Ninh. Nếu nói sâu vào những vấn đề khoa học thì mất nhiều thời gian, nhưng có lẽ nhìn vào vụ lũ bùn đỏ ở Hungary thì bất cứ ai cũng hình dung được quy mô tác hại của khai thác bôxit nếu xảy ra vỡ đập.
Tất nhiên không ai muốn điều này xảy ra, nhưng với một vấn đề quan trọng như khai thác bôxit ở Tây Nguyên thì tất cả các khả năng đều phải được đặt ra. Lúc bấy giờ chúng tôi kiến nghị nên xem xét phương án thải khô, vì thải ướt thì nguy cơ cao hơn, nếu áp dụng thải khô thì giá đội lên, nhưng nơi có quyền quyết định đã quyết định rồi.
* Đến nay nhìn lại ông thấy những kiến nghị của VUSTA đã được tiếp thu như thế nào?
- Việc tham gia phản biện chương trình khai thác bôxit Tây Nguyên, ban đầu Chính phủ không mời chúng tôi, mà do một tổ chức khoa học độc lập (CODE) nghiên cứu, sau đó phối hợp với các chuyên gia thuộc nhiều hội thành viên của VUSTA tổ chức các hội thảo để đánh giá. Chúng tôi đã gửi kết luận từ các hội thảo đó đến các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như các bộ, ngành liên quan.
VUSTA đã được trình bày quan điểm của mình tại cuộc họp chuyên đề của Bộ Chính trị. Tiếp theo là Chính phủ chỉ đạo VUSTA cùng với Bộ Công Thương phối hợp tổ chức hội thảo. Chúng tôi kiến nghị chỉ cho thí điểm một dự án ở Tân Rai (Lâm Đồng), chứ chưa nên triên khai ở Nhân Cơ (Đắk Nông), sau khi có kết quả thí điểm tại Tân Rai thì sẽ quyết định tiếp. Thế nhưng, như chúng ta đều biết là cả ở Tân Rai và Nhân Cơ đều được triển khai.
* Vậy quan điểm hiện nay của ông thế nào đối với dự án khai thác bôxit Tây Nguyên?
- Để khẳng định thì cần có nghiên cứu cẩn thận của các chuyên gia, trong đó có đánh giá của các chuyên gia độc lập, dựa trên các số liệu được cập nhật, có số liệu về phương án vận tải mới. Tuy nhiên, dựa trên các yếu tố cơ bản thì quan điểm cá nhân tôi là nên để dành nguồn tài nguyên quý giá này cho con cháu mai sau. Cần đặt ra bài toán nếu dừng lại thì thiệt hại ra sao, còn không dừng thì thiệt hại về lâu dài có lớn hơn không.
Nói tóm lại, các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư và các nhà khoa học lại phải một lần nữa vào cuộc để làm rõ vấn đề.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/535112/nen-dat-lai-van-de-khai-thac-boxit.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét