Thực
hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi
Hiến pháp 1992 (dưới đây gọi tắt là Dự thảo), chúng tôi, những người
Việt Nam ký tên dưới đây, xin trình bày với Quốc hội và Uỷ ban Dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 1992 một số kiến nghị, đồng thời mong mỏi toàn thể
đồng bào trong và ngoài nước thẳng thắn nói lên ý kiến để nhân dân ta
có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững
của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương
lai.
Hiến
pháp của một quốc gia do dân làm chủ bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về
nhân dân và được hình thành từ sự thỏa thuận giữa các thành phần đa dạng
trong xã hội. Dự thảo chưa thấu suốt bản chất của một hiến pháp dân
chủ, chưa thể hiện sự tin cậy, tín nhiệm của nhân dân với chính quyền
theo tinh thần thỏa thuận kiến tạo một môi trường có sự kiểm soát bên
trong và bên ngoài đối với quyền lực. Kiểm soát bên trong giữa các nhánh
quyền lực nhà nước bằng các cơ chế đối trọng kiềm chế lẫn nhau, các cơ
quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không thể vượt quá giới hạn được ấn
định. Kiểm soát từ bên ngoài đối với công quyền được thực hiện bởi nhân
dân với vai trò quan trọng của xã hội dân sự mà tiền đề là các quyền
tự do về ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp, biểu tình,...
Hiến
pháp phải mang tính chính đáng được đo bằng nhiều tiêu chí. Thứ nhất,
hiến pháp phải có mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền, kiến tạo tự
do, dân chủ, công bằng, hạnh phúc; đồng thời đoàn kết toàn dân, loại bỏ
mọi sự chia rẽ hay áp bức, hướng đến sự phát triển bền vững của dân
tộc. Thứ hai, hiến pháp phải thể hiện ý chí chung của nhân dân, thể hiện
sự đồng thuận của nhân dân để lập ra các cơ quan nhà nước. Thứ ba, hiến
pháp phải được xây dựng theo các nguyên tắc pháp luật phổ biến của thế
giới văn minh, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Theo tinh thần đó, trước mắt chúng tôi kiến nghị 7 điểm như sau.
Kiến nghị thứ nhất về Lời nói đầu và về Chương I
Lời
nói đầu của Dự thảo không làm rõ mục tiêu của hiến pháp và chủ thể quy
định hiến pháp. Hiến pháp cần xác định mục tiêu trước hết là để bảo đảm
sự an toàn, tự do và hạnh phúc của mọi người dân. Một bản hiến pháp tốt
phải hạn chế sự lạm quyền của những người cầm quyền, tạo dựng khuôn khổ
cho các sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn hoá diễn ra một cách an bình
và hiệu quả. Hiến pháp cũng phải hướng đến hạnh phúc của các thế hệ
tương lai.
Quyền
lập hiến (xây dựng, ban hành hay sửa đổi hiến pháp) là quyền sinh ra
các quyền khác (lập pháp, hành pháp và tư pháp) phải thuộc về toàn dân,
chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc
hội. Lời nói đầu cần xác định rõ chủ thể quyết định, ban hành hiến
pháp là nhân dân.
Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.
Lời nói đầu của Dự thảo không đáp ứng được các yêu cầu trên nên chúng tôi đề nghị bỏ và thay bằng:
“Kế
tiếp nền văn hiến và truyền thống bất khuất của các thế hệ tiền nhân đã
dựng xây và bảo vệ đất nước, đã đấu tranh vì độc lập, tự do và hạnh
phúc của nhân dân,
vì một xã hội dân chủ, công bằng và pháp quyền, vì tự do và hạnh phúc của các thế hệ hiện tại và tương lai,
chúng tôi, nhân dân Việt Nam, quyết định xây dựng và ban hành bản Hiến pháp này.”
Trong
Chương I, cần nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền nhân dân đòi hỏi phải
tôn trọng ý của dân tộc. Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân
quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và
xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với
quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và
ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền.
Chủ
thể nào lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các
cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ. Một chính đảng thực sự có
chính nghĩa, phục vụ lợi ích của nhân dân sẽ không lo bị thất bại trong
các cuộc bầu cử như vậy. Hiến pháp của Liên Xô năm 1977 quy định ở
Điều 6 vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước
và xã hội đã không tránh được sự sụp đổ của chế độ Xô-viết
khi không còn lòng tin của dân.
Việc
đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế
lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi
của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam
trước bối cảnh hiện nay của đất nước.
Ý
kiến nêu trên được tiếp thu sẽ tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam
lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng
lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận.
Kiến nghị thứ hai về quyền con người
|