Sinh viên Từ Anh Tú bị đuổi học vì đọc tin chống Trung Quốc xâm lấn VN
Posted on 11/06/2011
danlambao
vừa nhận được bức thư từ bạn Từ Anh Tú, sinh viên năm 2 trường Cao đẳng
Y tế Thái Nguyên. Nội dung bức thư cho biết, Tú đã bị công an Thái
Nguyên liên tục sách nhiễu trong thời gian vừa qua, chỉ vì bạn đã vào
internet tìm đọc những thông tin tự do. Hôm 02/06, trước sinh nhật lần
thứ 25 của mình một tháng, Từ Anh Tú đã phải nhận một quyết định tàn
nhẫn từ ngôi trường anh đang học : buộc thôi học vĩnh viễn !
*
Từ
Anh Tú sinh ngày 06/07/1986, địa chỉ tại thôn Đại Phú, xã Phi Mô, huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trong bức thư gửi đến các cơ quan báo chí,
Tú cay đắng viết :
“Cách
đây chỉ có mấy ngày, tôi còn là sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Thái
Nguyên (CĐYT), nhưng nay tôi đã bị kỷ luật buộc thôi học chỉ vì ủng hộ
tinh thần công cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước và chống Trung
Quốc bành trướng xâm lược biển, đảo của tổ quốc Việt Nam chúng ta.”
* |
Bạn Từ Anh Tú cầm trên tay quyết định buộc thôi học vĩnh viễn
|
Ngoài
việc bị đuổi học, Tú tiếp tục bị trả về địa phương để giao cho chính
quyền sở tại “quản lý, theo dõi, giáo dục”. Diễn biến sự việc được Tú
tường thuật lại như sau :
“Hồi
10 h sáng ngày 13/ 05/ 2011, khi tôi đang ngồi xem tìm hiểu tin tức tại
quán internet trước cổng trường thì bị một nhóm công an, mật vụ an ninh
bảo vệ chính trị đông khoảng 20 người ập đến khống chế và bắt giữ. Họ
tuyên bố với lý do là những thứ tôi đang đọc trên Mạng đã vi phạm pháp
luật nhà nước CHXHCN Việt Nam, đồng thời họ cho rằng tôi đã tàng trữ
những tài liệu có nội dung chống lại chế độ XHCN ở VN ở trong hộp thư cá
nhân, rằng tôi đã vi phạm nghiêm trọng luật “an ninh quốc gia”, vi phạm
điều 88 bộ luật hình sự của “đảng và nhà nước CSVN”".
* |
Quyết định đuổi học của trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên
|
Ngay
sau đó, Tú bị áp giải về trụ sở CA Thái Nguyên để thẩm vấn trong nhiều
ngày. Đồng thời, phía CA Thái Nguyên còn gây áp lực, yêu cầu gia đình Tú
phải làm cam kết không tái phạm. Vì thương con, mẹ của Tú vốn hay đau
ốm cũng đã phải vượt 80 km trong mưa gió để đến trụ sở CA Thái Nguyên.
Không
dừng lại ở đó, ngày 30/05/2011, phía CA trực tiếp đến áp lực nhà trường
nơi Tú đang theo học. Ngày 02/06/2011, Tú nhận quyết định buộc thôi học
vĩnh viễn và trả về địa phương, do ông Hoàng Anh Tuấn, hiệu trưởng
trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên ký, trong khi chỉ còn 1 năm nữa Tú sẽ
tốt nghiệp.
* |
Ông Hoàng Anh Tuấn, người ký quyết định buộc thôi học sinh viên Từ Anh Tú
|
Trước
quyết định nhẫn tâm của trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên dưới sự chỉ
đạo của cơ quan CA, Từ Anh Tú vẫn kiên quyết khẳng định :
Tôi
nhận thấy rằng, Cơ quan an ninh tỉnh Thái Nguyên và của nhà nước Việt
Nam đã cáo buộc tôi vi phạm điều 88 là hoàn toàn không có căn cứ, là
chụp mũ và là một dạng đàn áp quyền tự do chính kiến, tư tưởng, tự do
thông tin… là vi phạm quyền con người của công dân. Tôi nhận thấy rằng
những điều cáo buộc này của công an là hết sức phi lý và mong muốn các
cơ quan ngôn luận khắp nơi hãy lên tiếng giúp tôi về việc này bởi các lý
do sau đây :
1.Trước
nhất bổn phận của tôi là một công dân phải trung thành với tổ quốc Việt
Nam, dân tộc Việt Nam chứ không phải là trung thành với “chủ nghĩa xã
hội- CNXH”.
2.Tôi không hề vi phạm điều 88 vì :
-Tôi
không hề Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng “chính quyền nhân dân” vì đơn
giản tôi chỉ đang ngồi đọc các bài viết đó trên mạng internet mà thôi.
-Tôi
không hề Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa
đặt gây hoang mang trong nhân dân vì đơn giản tôi chỉ đang ngồi đọc
những bài viết đó.
-Tôi
không hề Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội
dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì những bài viết
đó tôi được một địa chỉ email khác gửi vào hòm thư điện tử của mình và
trước đó tôi không hề biết về nội dung của những bài viết này cụ thể là
gì.
Cuối
thư, Tú cho biết gia đình hiện đang bị uy hiếp, đe dọa. Mẹ của Tú
thường hay đau ốm, mang nhiều bệnh tật, lại phải suy nghĩ, lo lắng cho
con cái mình phải sống trong không khí liên tục bị khủng bố. Đồng thời,
Tú kêu gọi sự lên tiếng của dư luận để bảo vệ gia đình trước những đe
dọa nặng nề từ phía chính quyền.
___________
Chống Trung Quốc là vi phạm pháp luật Việt Nam?
Ngoài ra sinh viên này còn bị nhà trường kỷ luật cho nghỉ học vĩnh viễn vì những lời buộc tội này. Để có thêm chi tiết về vụ việc Mặc Lâm có buổi phỏng vấn người thanh niên này, mời quý vị theo dõi.
Trước hết là giới thiệu của sinh viên Từ Anh Tú.
Vi phạm điều 88
Từ Anh Tú: Tôi là Từ Anh Tú, sinh năm 1986 và hiện nay đang ở Bắc Giang.
Mặc Lâm: Tú có thể cho biết chính xác chuyện gì xảy ra vào ngày 13-5-2011 không ạ?
Mặc Lâm: Sau chuyện thẩm vấn này thì họ cáo buộc anh về tội gì?
Từ Anh Tú: Dạ, họ cáo buộc tôi là vi phạm cam kết trước đây với cơ quan công an và vi phạm vào điều 88.
Mặc Lâm: Như vậy là trước đây Tú cũng đã bị công an bắt một lần rồi, phải không ạ?
Từ Anh Tú: Trước đây tôi cũng đã bị công an bắt và thẩm vấn rất nhiều lần, có những lần kéo dài một tuần liền.
Mặc Lâm: Và rồi ngay ngày 13 tháng 5 sau khi bị bắt thì họ có phát hiện trong máy computer Tú đang xài có những gì trong đó?
Thì họ có nói rằng tôi đã vi phạm cam kết trước đây mà họ đã ép tôi cam kết là không được mở ra những hòm thư, không được liên lạc hay là không được nhận bài viết ạ.
Từ Anh Tú
Từ Anh Tú: Khi đó thì trong mail của tôi có 4 bài viết ạ. Đó là bài viết về dân oan ở Vinh biểu tình khiếu kiện; thứ hai là về việc đình công tại một nhà máy ở Hà Nội; thứ ba là về việc sinh viên Nguyễn Anh Tuấn công khai nói là có tài liệu của ông Cù Huy Hà Vũ; thứ tư là một bài viết về ông Cù Huy Hà Vũ.
Mặc Lâm: Vâng. Theo như chúng tôi nhận thấy thì cả 4 bài này đều không có cái gì gọi là vi phạm cái luật 88 như họ nói thì Tú có nói với họ chứng minh là vi phạm như thế nào không? Và họ đã nói như thế nào?
Từ Anh Tú: Thì họ có nói rằng tôi đã vi phạm cam kết trước đây mà họ đã ép tôi cam kết là không được mở ra những hòm thư, không được liên lạc hay là không được nhận bài viết ạ. Tôi nhận thấy đấy là một cái yêu cầu hết sức vô lý nên tôi tiếp tục lập ra những hòm thư để liên lạc với các bạn bè ở trên mạng. Và tôi thấy đấy là một chuyện hết sức bình thường và không hề vi phạm.
Bị đuổi học
Mặc Lâm: Khi nhà trường ra quyết định kỷ luật thì họ dựa vào lý do nào để đuổi học Tú?
Từ Anh Tú: Họ quy kết vào điều tôi đã vi phạm khoản 7-8 điều 6 về những việc mà học sinh sinh viên không được làm và buộc tôi phải rời nhà trường ngay trong ngày hôm ấy.
Mặc Lâm: Tú có thể cho biết điều khoản quy định sinh viên không được làm thì cụ thể là như thế nào không ạ?
Đến ngày 30 thì họ tiếp tục về trường và yêu cầu trường có kỷ luật. Và ngày mùng 2 tháng 6 thì chính thức nhà trường ra quyết định đuổi học, buộc thôi học trở về địa phương với gia đình tôi ạ.
Từ Anh Tú
Từ Anh Tú: Trong phần 7 thì nói chung là quy định rất nhiều, chẳng hạn những việc sinh viên học sinh không được làm như là tàng trữ vận chuyển buôn bán trái phép chất nổ, hay là tàng trữ lưu hành và phát tán tài liệu có nội dung phản động, vân vân, nói chung là quy định rất nhiều ạ.
Nhưng mà ở trong cái thông báo của quyết định đuổi học thì ông hiệu trưởng chỉ nói chung chung, tức là "sinh viên Từ Anh Tú đã vi phạm vào khoản 7-8, điều 6 Quy định sinh viên học sinh, buộc thôi học trở về địa phương". Tức là trong cái thông báo quyết định đuổi học đấy thì không có một cái gì rõ nét ạ, kể cả thông báo gửi về địa phương tức là thông báo với địa phương về quyết định đuổi học tôi thì họ cũng không nói rõ mà chỉ nói chung chung là Tú đã vi phạm vào phần 7 và 8 điều 6 của quy định sinh viên ạ.
Không bao giờ dừng bước
Từ Anh Tú: Dạ. Tôi khẳng định là tôi không vi phạm vào điều ấy, vì tôi phải được tự do tìm hiểu chứ, tự do tìm hiểu thông tin.
Đấy là chuyện hết sức bình thường trong bất kỳ xã hội văn minh nào cũng đều được phép, bởi vì tôi tìm hiểu những thông tin ngoài lề hay là "lề phải" hay "lề trái" thì đấy là việc hết sức bình thường.
Mặc Lâm: Vâng. Cho tới giờ, sau khi bị đuổi học thì Tú còn bị công an kêu lên để làm việc nữa hay không? Hay là họ vẫn theo dõi một cách âm thầm?
Từ Anh Tú: Dạ vâng. Sau khi về quê thì cho đến giờ phút này tôi chưa bị công an gọi lên để thẩm vấn, nhưng mà hiện tại thì cuộc sống đang rất nhiều khó khăn, tại vì hiên tại tôi đang bị rất nhiều áp lực không chỉ về phía gia đình còn từ phía xã hội nữa.
Đa số bạn bè tại Thái Nguyên đều ủng hộ và rất là tán thành việc tôi làm, nhưng mà không hiểu sao những việc đấy lại bị hội đồng kỷ luật nhà trường mà đứng đầu là ông hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn ra quyết định kỷ luật và cơ quan công an Thái Nguyên lại phản ứng một cách gay gắt như vậy.
Mặc Lâm: Và sau vụ việc này thì Tú có nghĩ rằng sẽ làm một đơn khiếu nại để gửi lên những cấp chức trách cao hơn hay không?
Chừng nào mà còn những hòn đảo của Việt Nam chưa trở về với tổ quốc thì chừng đó tôi sẽ không bao giờ dừng bước.
Từ Anh Tú
Từ Anh Tú: Dạ vâng. Hiện tại tôi đã gửi một đơn khiếu nại, nhưng mà trước hết theo như luật định thì đơn khiếu nại phải gửi cho chính người ra quyết định đấy ạ. Tôi đã gửi đơn khiếu nại cho chính ông hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn của Trưởng Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên.
Mặc Lâm: Vâng. Khi mà bị quyết định buộc thôi học thì Tú đang học những gì và năm thứ mấy rồi?
Từ Anh Tú: Dạ, tôi lúc đấy đang học ngành điều dưỡng của Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên và tôi chỉ còn một năm nữa là ra trường. Sau khi ra trường thì tôi sẽ học cử nhân điều dưỡng.
Mặc Lâm: Trước một tình hình đen tối như vậy, Tú có muốn chia sẻ gì với những bạn đồng trang lứa, đồng lý tưởng với mình hay không?
Từ Anh Tú: Trước hết tôi muốn nói rằng vấn đề của tôi không phải là vấn đề của một cá nhân mà là một vấn đề của cả xã hội, vấn đề của một hệ thống, của chế độ. Và tôi nghĩ rằng tôi không phải là trường hợp duy nhất, mà trong xã hội này còn rất nhiều trường hợp như tôi.
Và tôi hứa rằng dù gặp bất kỳ trường hợp khó khăn nào thì tôi cũng không bao giờ dừng bước trên con đường đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tự do và dân chủ hơn, và nhất là chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chừng nào mà còn những hòn đảo của Việt Nam chưa trở về với tổ quốc thì chừng đó tôi sẽ không bao giờ dừng bước. Và tôi mong rằng tất cả các bạn trẻ hãy dũng cảm đứng lên đấu tranh để làm gì cho tổ quốc.
Theo dòng thời sự:
- Ý đồ “định hướng” trong cuộc biểu tình 5/6?
- Giới trẻ không cúi đầu trước Trung Quốc
- Không khí biểu tình chống Trung Quốc tại TP. HCM
- Ghi nhanh về cuộc biểu tình ngày 5/6 ở Việt Nam
- Chính phủ VN không cho phép biểu tình chống Trung Quốc
- Hà Nội và Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc
- Kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét