Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Những kết quả đáng báo động ở châu Á : Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Việt Nam là 2.9 trên 10 (ở mức báo động),...


Chỉ số này là dấu hiệu cho thấy nguy cơ rõ ràng về mức độ tham nhũng, dẫn đến việc phân phối của cải không đồng đều và làm sụt giảm niềm của các tin nhà đầu tư trong thời gian tới. Nếu tình hình này kéo dài thì chi phí tham nhũng sẽ vẫn cứ tiếp tục, dẫn đến khả năng bất ổn xã hội và chính trị mỗi ngày một gia tăng.

++

Chỉ số Nhận thức Tham nhũng 2011: Những kết quả đáng báo động ở châu Á


Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ
Rukshana Nanayakkara
Nguồn: Space for Transparency

Các nền kinh tế hàng đầu của châu Á có thể đang có mức độ tăng trưởng cao, nhưng hầu như họ lại thiếu các biện pháp phòng-chống tham nhũng, và điều này đang đe dọa đến sự công bằng trong việc phân phối của cải trong xã hội. Rukshana Nanayakkara, Điều phối viên Cao cấp của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Nam Á, phân tích những thách về thức tham nhũng mà các nền kinh tế mới nổi của châu Á đang phải đối mặt.
Ảnh: cpi.transparency.org

Kết quả về Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2011 là một thông điệp rõ ràng cho các chính phủ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để họ phải hành động nghiêm ngặt hơn nhằm ngăn chặn tình trạng tham nhũng. Nếu thế kỷ 21 thực sự là của châu Á như đã dự đoán, thì các hành động toàn diện là hết sức cần thiết để tăng tính toàn vẹn và cơ cấu bình đẳng trong khu vực. Nhưng để làm được điều này, các chính phủ và xã hội dân sự cần phải làm việc với nhau để có các biện pháp hiệu quả trong việc chống tham nhũng.

Kết quả vừa rồi cho thấy mức độ đáng báo động về tham nhũng trong lĩnh vực công cộng của các nước châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ số cho thấy, trong đó bao gồm 183 quốc gia, với số điểm từ 0 – tham nhũng cao, đến 10 – rất sạch (không tham nhũng). Đa số các nước trong khu vực này đều đạt số điểm số thấp hơn năm (5), và điều này cho thấy vấn đề tham nhũng đang ở mức nghiêm trọng.

Trong số các nước này, một số nước đã xuất hiện ở tận cuối bảng. Mặc dù có vài quốc gia, chẳng hạn như New Zealand, Singapore và Úc, là những nước an toàn nằm trong 10 nước ít tham nhũng nhất, nhưng số 16 quốc gia còn lại trong khu vực đều có chỉ số dưới ba (3) điểm . Trong những số đó, chỉ số dưới ba điểm bao gồm các nước như Việt Nam (2.9), Bangladesh (2.7), Philippines (2,6), Pakistan (2.5) và Papua New Guinea (2.2). Afghanistan, Miến Điện và Bắc Hàn được xếp hạng cuối cùng trong tất cả các nước, với số điểm là 1,5, 1,5 và 1.

Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Việt Nam là 2.9 trên 10 (ở mức báo động). Ảnh: cpi.transparency.org

Hai nước có nền kinh tế khổng lồ trong khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ, được xếp hạng thứ 75 và 95. Điều này cũng cho thấy hai nước này có khả năng cạnh tranh thấp kém hơn trong việc chống tham nhũng so với các đối thủ kinh tế của họ ở các nước phát triển phía Bắc như Đức, Nhật Bản, Canada và Hoa Kỳ. Ở Trung Quốc, tự do kinh tế lớn hơn đã không cùng nhịp với các nổ lực chống tham nhũng, đặt ra các thách thức nghiêm trọng đối với mức tăng trưởng kinh tế bền vững trong nước. Ví dụ, nghiên cứu gần đây của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết từ năm 1990, một số các quan chức chính phủ cấp cao và các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước đã bỏ trốn ra khỏi nước với số tài sản bị đánh cắp trị giá lên đến 123 tỷ USD.

Mặc dù Ấn Độ tự hào với không gian dân chủ rộng lớn hơn cho các hoạt động công khai nhằm chống lại tham nhũng, nhưng phía chính phủ đã làm quá ít trong các cam kết xóa bỏ tham nhũng. Chỉ số này đã phản ánh những bất cập hiện nay, và kêu gọi chính phủ tiếp cận toàn diện hơn nữa đối với các biện pháp chống tham nhũng.

Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, một số nước khác trong khu vực như Bangladesh, Indonesia, Maldives, Papua New Guinea, Philippines, Sri Lanka, Timor-Leste và Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng kinh tế đáng kể vào cuối năm 2011. Tuy nhiên,  các Chỉ số Nhận thức Tham nhũng nghèo nàn của các quốc gia này là dấu hiệu cho thấy nguy cơ rõ ràng về mức độ tham nhũng, dẫn đến việc phân phối của cải không đồng đều và làm sụt giảm niềm của các tin nhà đầu tư trong thời gian tới. Nếu tình hình này kéo dài thì chi phí tham nhũng sẽ vẫn cứ tiếp tục, dẫn đến khả năng bất ổn xã hội và chính trị trong khu vực mỗi ngày một gia tăng.

© Bản tiếng Việt TCPT



phiatruoc




++++++++++++++


CẦN CÁC BẠN GIÚP MỘT TAY


Tiếp tục gởi thư ra quốc tế về sự bắt giữ trái pháp luật chị Minh Hằng tại trại tù trá hình.
-----> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/thu-goi-quoc-te-ve-su-bat-giu-trai-phap.html

+++++

Người phụ nữ yêu nước Bùi Thị Minh Hằng hiện đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ trái pháp luật tại trại tù trá hình, Cơ sở giáo dục Thanh Hà (Phân Khu 3 ), xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Chúng ta hãy treo avatar của chị Bùi Hằng, đăng ở blog câu : " HÃY TRẢ TỰ DO CHO BÙI HẰNG" và thay phiên gọi vào CSGD Thanh Hà để thăm chị Hằng, số phone là 0211-3832-033
-----> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/nguoi-phu-nu-yeu-nuoc-bui-thi-minh-hang.html


+++++

Hãy chung tay hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần để giúp gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn sống sót trước sự đàn áp tàn nhẫn, đánh đập, cướp bóc, cô lập, khủng bố tinh thần, ... của nhà cầm quyền CSVN. Liên lạc gia đình nhà văn theo thông tin như sau ---> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/nha-van-huynh-ngoc-tuan-csvn-se-khung.html

+++++

Các bạn hãy ký vào thỉnh nguyện thư gửi TT Hoa Kỳ , xin can thiệp dùm trường hợp vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với gia đình nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn hiện nay. ---> http://www.change.org/petitions/the-president-of-the-united-states-of-america-and-the-us-representatives-to-urge-the-vietnamese-government-to-cease-their-harassment


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét