Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Khúc hát ân tình ( Tác giả: Xuân Tiên) - Hà Thanh Xuân

Người từ (là) từ phương Bắc
Đã qua giòng sông
Sông dài tìm đến phương này, một nhà thân ái.
Ơi...tình Bắc duyên Nam là duyên
Tình chung muôn đời ta đắp xây.

Gặp nàng, nàng là thôn nữ
Mắt duyên cười say môi hồng
Tình thắm đôi lòng mộng vàng chung bóng.
Ơi ! Mạch đất dâng hương là hương
Cần lao chung đời vai sánh vai.

Cùng góp bàn tay thương yêu nhau rồi
Ngô khoai hai mùa ngát một niềm vui chung vui
Cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi.
Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười
Quê hương thôi đau sầu ngăn sông núi cách chia,
Ta đem yêu thương về cho Phương Bắc...

Tìm về mảnh vườn hoa thắm
Hái bông tầm xuân trao nàng,
lời hát ân tình hồng hồng đôi má.
Ơi...đời sống yên vui, là vui
Dìu nhau đi vào chung bóng mơ.



http://www.youtube.com/watch?v=KL_ldyM-cP0






+++++++++++++++++++++


Tin tức mỗi ngày sẽ được cập nhật ở những trang này, cả nhà vào tham khảo nhé.

https://www.facebook.com/groups/xuongduong/

https://www.facebook.com/xuongduong123

https://www.facebook.com/groups/VietNamInfo/


Mưa Rừng (Tác giả: Huỳnh Anh) - Cố nghệ sĩ tài sắc Thanh Nga


http://www.youtube.com/watch?v=4oUErvx6-MQ





[Tân Nhạc : Mưa Rừng]

Mưa rừng ơi mưa rừng
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời
Mưa sầu vì lòng người
Duyên kiếp không lâu

Mưa từ đâu mưa về
Làm bao lá hoa rơi tả tơi
Tiếng mưa gió lạnh lùng ngoài mành
Lá vàng rời lìa cành
Gợi ta nỗi niềm riêng

Câu 1 :

Chạnh nhớ thương ai mà lòng em xao xuyến,
buồn nào hơn khi nghe tiếng mưa ... rừng
Tiếng mưa rơi theo suối lệ ngập ngừng
Em cất tiếng than dưới trời thu lạnh

[Tân nhạc]

Mưa rừng ơi mưa rừng
Hạt mưa nhớ ai mưa triền miên
Phải chăng mưa buồn vì tình đời
Mưa sầu vì lòng người
Duyên kiếp không lâu

(vọng cổ)
Em gởi lời ca trong lệ sầu tức tưởi

Câu 2 :

Mưa từ đâu bay về thôn xóm lạnh
Khi người đi như một cánh chim trời
Anh xa em không nhắn gởi đôi lời

[Tân nhạc]

Mưa từ đâu mưa về
Làm bao lá hoa rơi tả tơi
Tiếng mưa gió lạnh lùng ngoài mành
Lá vàng rời lìa cành
Gợi ta nỗi niềm riêng

(vọng cổ)
Ôi lạnh từ đâu sao mưa còn rơi mãi
Người ấy xa rồi tôi biết đợi chờ ai

[THƠ]

Em biết thầy cai ở thị thành
Còn em là gái của rừng xanh
Mấy lời giã biệt em còn nhớ
Những tiếng giao thề chuyện sắt đinh

Em nhớ mãi người yêu trong mộng tưởng
Thuở phong kỳ bụi cuốn nẻo sơn khê
Một năm qua sao chẳng thấy quay về
Sầu tuyệt vọng não nề hồn sơn nữ

Câu 5 :

Mưa rừng ơi mưa rừng còn trở về đây
theo hơi gió thoảng, sao người ra đi mãi mãi chẳng
quay ... về
Rừng núi âm u như vướng đọng hương thề

[Tân nhạc]

Ôi - ta mong ước xa xôi
Nhưng đêm mãi xa vời
Gởi tâm tư về đâu
Mưa - thương ai mưa nhớ ai
Mưa rơi như nức nở
Mưa rơi trong lòng tôi

(vọng cổ)
Lòng của ai sao hồn nhiên thanh thản
Còn lòng của em như ai oán muôn đời

Câu 6 :

[Tân nhạc]
Mưa rừng ơi mưa rừng
Tìm đâu hỡi ôi bóng ngày xưa
Mỗi khi mưa rừng về muộn màng
Bóng chiều vàng dần tàn
Lòng thương nhớ nào nguôi

(vọng cổ)
Duyên kiếp không lâu nên phải sầu tuyệt vọng
Ta chỉ gần nhau trong giấc mộng canh tàn
Mưa rừng ơi mưa về đây run rẫy cả không gian
Mưa rơi mãi cho lòng ta thêm lạnh
Mưa rơi trong gió ngập ngừng
Trời thu nức nở mưa rừng quạnh hiu


++++++++++++










+++++++++++++++++++++


Tin tức mỗi ngày sẽ được cập nhật ở những trang này, cả nhà vào tham khảo nhé.

https://www.facebook.com/groups/xuongduong/

https://www.facebook.com/xuongduong123

https://www.facebook.com/groups/VietNamInfo/

Mưa ( Tác giả: Văn Phụng & Văn Khôi) - Hà Thanh Xuân

Mưa rơi rơi trên đường, mưa rơi suốt canh trường
Mưa rơi ướt phố phường, mưa trôi lá trong vườn,
Mưa đang tí tách reo ven tường.

Mưa rơi trên sông dài, mưa qua khắp non đoài
Mưa cho thắm hoa đời, mưa cho hết u hoài
Mưa cho đám lúa non mỉm cườị

Mưa đem tươi vui về cho thắm áo nâu
Mưa cho nương dâu và khoai sắn lên mau
Mưa như trút sầu
Mưa tươi lúa đầu
Mưa rơi qua Bến Hải, Cà Mau

Mưa rơi trên vai chàng
Mưa rơi ướt vai nàng
Mưa rơi khắp thôn làng
Mưa reo những cung đàn
Mưa như tiếng ru con dịu dàng

Mưa yêu bông hoa đời,
Mưa yêu biết bao người
Mưa không biết hững hờ
Mưa thương lúa bơ vơ
Mưa yêu lúa mong mưa từng giờ

Mưa yêu thương ai nghèo
Mưa cho lúa ngô nhiều
Mưa cho hết tiêu điều
Mưa cho những ai nghèo
Mưa cho thắm bữa cơm ban chiều

Mưa rơi phương đông rôì mưa tới phương tây
Mưa gieo hương xuân về trên những luống cây
Mưa rơi chốn này
Mưa cho lúa đầy
Mưa cho duyên ta càng nồng say

Mưa không yêu ngang đường
Mưa không muốn ai buồn
Mưa yêu nước non này
Mưa yêu mến dân cày
Mưa cho lúa ngô hơn gạo đầy

Mưa còn gieo xuống đời
Mưa về cho lúa thêm tươi

Mưa ( Tác giả: Văn Phụng & Văn Khôi) - Hà Thanh Xuân

http://www.youtube.com/watch?v=QBgg_NmEerI&feature=related







+++++++++++++++++++++


Tin tức mỗi ngày sẽ được cập nhật ở những trang này, cả nhà vào tham khảo nhé.

https://www.facebook.com/groups/xuongduong/

https://www.facebook.com/xuongduong123

https://www.facebook.com/groups/VietNamInfo/


Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Một thoáng Sài Gòn ( Tác giả: Bảo Phúc & Vũ Tuấn Bảo ) - Philip Huy & Diễm Liên

Một thoáng Sài Gòn tươi màu nắng đẹp
Một thoáng Sài Gòn hạt mưa rớt rơi
Tựa như cô gái ngây thơ ngẩn ngơ trên phố mong chờ
Tà áo phất phơ ru ngàn tiếng tơ

Đẹp lắm Sài Gòn em về gió lộng
Tà áo nhạt hồng để ai ngóng trông
Thời gian trôi mãi xa xăm suốt bao năm tháng âm thầm
Thành phố đổi thay trong màu mắt ai

ĐK:
Đèn màu thắm ánh sáng rực rỡ đẹp như đôi mắt mong chờ
Những đêm rong chơi đường khuya mãi nên quên đêm về
Sài Gòn ơi đêm nghe còn đó ngàn xưa hôm nay vẫn rộn ràng
Điệu đàn ngân vang trong gió vài nàng tiên nga e ấp xuống trần gian mơ màng

Một thoáng Sài Gòn khung trời lắm mộng
Một thoáng Sài Gòn ngược xuôi phố đông
Người đi xa đã bao năm vẫn nghe thương nhớ trong lòng
Thành phố thướt tha trong tà áo hoa...



http://www.youtube.com/watch?v=sb7goorRRHs







+++++



Tin tức mỗi ngày sẽ được cập nhật ở những trang này, cả nhà vào tham khảo nhé.

https://www.facebook.com/groups/xuongduong/

https://www.facebook.com/xuongduong123

https://www.facebook.com/groups/VietNamInfo/


Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

DÂN OAN ĐI GIĂNG BIỂU NGỮ ĐÒI LẠI ĐẤT VỚI BÀ CON :-l



Tin tức mỗi ngày sẽ được cập nhật ở những trang này, cả nhà vào tham khảo nhé. 


Chopin - Grand Polonaise Brillante Op.22



http://www.youtube.com/watch?v=b-7P_HyrRWM










Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, trước tình trạng các cơ quan công quyền hoạt động không hiệu quả nhằm cứu vớt những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của tệ buôn người, Giáo xứ Thái Hà – DCCT Hà Nội đã đi tiên phong trong việc thành lập Văn phòng Chống buôn người. Một mặt khác, toàn thể tu sĩ DCCT Hà Nội và giáo dân Giáo xứ Thái Hà cực lực phản đối hành động đen tối của nhà cầm quyền Hà Nội và quyết tâm sẽ bảo vệ Tu viện bằng mọi giá. "Yêu cầu trả lại Tu viện đang mượn làm bệnh viện Đống Đa cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và trả lại Hồ Ba Giang cho Giáo xứ Thái Hà”.





Giáo xứ Thái Hà thành lập Văn phòng Chống buôn người





VRNs (26.10.2011) – Linh đạo Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) là luôn tìm và giúp những người nghèo khổ tất bạt, những người bị áp bức, bóc lột, bị chà đạp nhân phẩm và nhân quyền dưới mọi hình thức. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, trước tình trạng các cơ quan công quyền hoạt động không hiệu quả nhằm cứu vớt những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của tệ buôn người, Giáo xứ Thái Hà – DCCT Hà Nội đã đi tiên phong trong việc thành lập Văn phòng Chống buôn người.

————————–

Tháng 6 năm 2011, văn phòng chống buôn người thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã được thành lập tại giáo xứ Thái Hà, Tổng giáo phận Hà Nội. Đây là một trong những văn phòng phi chính phủ đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chống buôn người.



  • Thế nào là buôn người?



Buôn người là một dạng thương mại bất hợp pháp nhằm thu lợi bất chính mà nạn nhân thường là phụ nữ hay trẻ em bị cưỡng bức lao động, lạm dụng tình dục, lấy bộ phận cơ thể…

Khi nhắc đến loại tội phạm này, người ta thường nghĩ đến nạn buôn người qua biên giới, nhưng trên thực tế nạn buôn người nội địa cũng diễn ra hết sức phức tạp và nguy hiểm. Nạn nhân của hoạt động buôn người nội địa thường là trẻ em và phụ nữ ở các vùng nông thôn được hứa hẹn lên các thành phố lớn để kiếm việc làm nhưng khi đến nơi, họ bị bóc lột sức lao động hoặc bị ép buộc trở thành gái mại dâm…

Thời gian gần đây, báo chí liên tục đưa tin về những trẻ em chạy thoát khỏi tình trạng nô lệ trong các quán ăn hay những cô gái quê bỏ trốn khỏi các động mại dâm đã cho thấy loại tội phạm buôn người hoạt động ngày đa dạng và tinh vi.

Có rất nhiều con đường để trở thành nạn nhân của tệ buôn người. Cách phổ biến và thông thường nhất là nạn nhân bị lừa bởi những tên cò mồi xuất khẩu lao động hoặc tìm việc làm tại những thành phố lớn.

Người đi tìm việc hy vọng khi ra thành phố hoặc đến ngoại quốc, họ sẽ có cơ may đổi đời, nhưng thực tế, khi đến nơi, cuộc sống của họ rơi vào tình cảnh của những nô lệ thời hiện đại. Những vụ bắt cóc, lừa qua biên giới rồi bị bán cho các động mại dâm từ lâu đã trở thành hình thức hoạt động điển hình của loại tội phạm này.

Tại Việt Nam, tình hình hoạt động của loại tội phạm này diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Tuy nhiên, luật Phòng chống buôn người mới được Quốc Hội khóa XII thông qua vẫn chỉ dừng lại ở những điều khoản mang tính nguyên tắc. Những quy định thành văn trong luật này còn hạn chế ở ngay việc xác định nội hàm của khái niệm buôn người. Luật này không thừa nhận hành vi bóc lột sức lao động đối với những người đi lao động ở nước ngoài hoặc bị bóc lột ngay trong nước là nạn nhân của tệ buôn người mà chỉ nhất quán rằng, tội phạm buôn người chỉ giới hạn ở việc mua bán phụ nữ và trẻ em.

Trên thực tế, những nam giới đã thành niên cũng có thể trở thành nạn nhân của những vụ bóc lột sức lao động như các nô lệ thời hiện đại, khi họ phải lao động quá giờ, trong điều kiện không an toàn, nhà ở và đời sống cũng như mức lương không bảo đảm như thỏa thuận ban đầu theo quy định của luật pháp quốc gia và quốc tế. Trong trường hợp này, những người lao động kia cũng được pháp luật quốc tế thừa nhận là nạn nhân của tội phạm buôn người.



  • Hoạt động của Văn phòng Chống buôn người tại giáo xứ Thái Hà



Trong tinh thần chia sẻ và trợ giúp những người nghèo, những người bị áp bức, bất công trong xã hội, Văn phòng Chống buôn người tại giáo xứ Thái Hà với những chuyên viên đầy nhiệt huyết đang hoạt động trên hai phương diện.

Thứ nhất, văn phòng là đầu mối tư vấn cho những người có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài hoặc từ thôn quê lên thành phố kiếm việc làm về các nguy cơ, thách đố họ sẽ phải đối mặt trong tiến trình tìm việc và làm việc. Hoạt động tư vấn này sẽ góp phần giúp những người lao động nhìn nhận một cách tổng quan về triển vọng và rủi ro trước các cơ hội việc làm. Nhờ đó, họ có thể tỉnh táo hơn khi đối diện với các nguy cơ bị bóc lột sức lao động hay bị lạm dụng tình dục….

Thứ hai, văn phòng này sẽ là nơi tiếp nhận các thông tin về những vụ buôn người xuyên quốc gia và nội địa, phối hợp với các tổ chức quốc tế tìm biện pháp giải cứu các nạn nhân và giúp đỡ họ trở lại cuộc sống bình thường. Những nạn nhân được giải cứu sẽ được các thành viên của văn phòng quan tâm, nâng đỡ giúp họ ổn định tinh thần. Văn phòng cũng đang xúc tiến việc tìm các nguồn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo quốc tế để giúp các nạn nhân có nguồn vốn ổn định đời sống hậu khủng hoảng.

Thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng, đại diện Văn phòng Chống buôn người của giáo xứ Thái Hà cho biết: “Trong bốn tháng qua, văn phòng đã triển khai phát gần 20.000 tờ rơi quảng bá thông tin về hoạt động của văn phòng trong cộng đồng giáo dân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận nhằm thông tin cho mọi người biết họ có thể chủ động tìm đến với chúng tôi khi có thông tin về hoạt động buôn người mà thân nhân hoặc chính họ là nạn nhân. Hiện nay, mỗi ngày có hàng chục người gọi điện thoại đến văn phòng xin tư vấn về trình tự, thủ tục và những lưu ý cần thiết để đi lao động ở nước ngoài cũng như những biện pháp phòng ngừa để không trở thành nạn nhân của tội phạm buôn người”.

Hoạt động của Văn phòng Chống buôn người Thái Hà thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh các cơ quan công quyền không hoạt động hiệu quả nhằm cứu vớt những nạn nhân của loại tội phạm được coi là “nô lệ thời hiện đại” này. Với mục tiêu hoạt động phi lợi nhuận, vì quyền lợi chính đáng của những người nghèo trong xã hội, các thành viên của văn phòng luôn tận lực giúp đỡ những nạn nhân, những người có nguy cơ trở thành nạn nhân của tệ buôn người, qua đó, sinh động hóa hình ảnh Chúa Kitô luôn đồng hành cùng những người bần cùng, tất bạt.

Mọi thông tin về nạn buôn người hoặc cần tham vấn, tìm hiểu thêm thông tin, xin quý vị liên hệ theo địa chỉ: Văn Phòng Chống buôn người, Nhà Thờ Thái Hà, số 180/2 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nôi. ĐT: 01234182240. Email: thongtinlaodongnuocngoai@gmail.com

Giáo xứ Thái Hà

Văn phòng Chống buôn người Thái Hà



  • 5 Điều LƯU Ý Khi Đi Xuất Khẩu Lao Động



  • 1. Bạn chỉ ký mượn tiền của ngân hàng và trả các khoản chi phí sau khi đã ký bản hợp đồng với công ty môi giới XKLĐ. Công ty môi giới XKLĐ phải đưa bản hợp đồng cho bạn ký ít ra 5 ngày trước ngày xuất cảnh.

  • 2. Trước khi ký kết hợp đồng bạn cần dành thời giờ để đọc kỹ các nội dung liên quan đến tên và địa chỉ của chủ sử dụng lao động nước ngoài, công việc, thời gian lao động, lương căn bản, lương phụ trội, điều kiện sinh hoạt, chi phí… và so sánh chúng với các thông báo tuyển dụng, hợp đồng cung ứng lao động mà công ty môi giới XKLĐ đã ký với chủ sử dụng lao động nước ngoài. Bạn cần giữ kỹ các bản sao hợp đồng ký với công ty môi giới XKLĐ để dùng khi có tranh chấp.

  • 3. Khi trả bất cứ khoản chi phí nào cho công ty môi giới XKLĐ bạn cần đòi hỏi biên lai, biên nhận. Biên lai, biên nhận phải phản ảnh đúng và đủ các khoản phí bạn đóng cho công ty môi giới XKLĐ. Bạn cần giữ kỹ các biên lai, biên nhận để dùng khi có tranh chấp.

  • 4. Khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động bạn cần gọi điện thoại, gửi thư, email, fax cho công ty môi giới XKLĐ để yêu cầu can thiệp và ghi chép lại nội dung và ngày tháng năm của những trao đổi đó.

  • 5. Bạn cần mang theo trong người các thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, email, địa chỉ) của đại diện công ty môi giới XKLĐ, Đại sứ quán Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ để dùng khi cần sự giúp đỡ nơi xứ lạ quê người.



  • 5 Điều NÊN TRÁNH Khi Đi Xuất Khẩu Lao Động (XKLĐ)



  • 1. Để tránh bị lường gạt, bạn không nên tin vào lời giới thiệu, hứa hẹn của các “cò môi giới” – dù đó là người quen hoặc là người được người quen giới thiệu – và không giao tiền cho họ. Bạn tuyệt đối không nên ký hợp đồng với những công ty không có chức năng XKLĐ. Nhiều công ty không có chức năng XKLĐ vẫn tuyển người trái phép. Bạn nên tránh những công ty đã có thành tích lường gạt công nhân về hợp đồng, vi phạm hợp đồng đã ký kết, hay phạm luật XKLĐ.

  • 2. Bạn không nên đi XKLĐ khi chủ sử dụng lao động ở nước ngoài là một công ty môi giới lao động (outsourcing). Loại công ty này thường ăn chặn tiền lương, bóc lột sức lao động nên bạn dễ lâm vào tình trạng bị buôn người.

  • 3. Bạn không nên ký kết nếu bản hợp đồng “nội” và bản hợp đồng “ngoại” có nội dung khác biệt với nhau. Nếu có sự khác biệt thì đó là dấu hiệu của sự lường gạt. Bạn không nên ký kết nếu không được cung cấp bản hợp đồng ít nhất 5 ngày trước khi lên đường đi lao động.

  • 4. Bạn không nên để công ty môi giới XKLĐ tịch thu các giấy tờ, hợp đồng, biên lai, biên nhận của bạn. Điều này thường xảy ra khi công nhân ra phi trường để lên đường đi lao động.


5. Khi về nước, bạn không nên thanh lý hợp đồng ký với công ty môi giới XKLĐ khi mọi quyền lợi của bạn chưa được thỏa mãn. Một số quyền lợi chính yếu khi bạn phải về nước trước hạn hợp đồng do lỗi của công ty môi giới XKLĐ hoặc do một sự kiện bất khả kháng là bạn có quyền đòi lại tiền dịch vụ, tiền môi giới và bồi thường thiệt hại.


  • Bài Trong Ngày


Giáo xứ Thái Hà thành lập Văn phòng Chống buôn người
Tháng 11: Đại hội giới trẻ Miền Bắc lần IX tại Bắc Ninh
Dà mpău: Nhà thờ Suối mơ của cộng đoàn K’Ho
Hồn khẳng khiu khát chờ trăng mở hội
Dây thắt lưng của Đức Mẹ đến Nga
Đọc Đại Vệ Chí Dị
TT Ngô Đình Diệm và Phật giáo


http://www.chuacuuthe.com/redemptorists/giao-x%E1%BB%A9-thai-ha-thanh-l%E1%BA%ADp-van-phong-ch%E1%BB%91ng-buon-ng%C6%B0%E1%BB%9Di/



+++++++++++++++++




DCCT Hà Nội lắp bảng đèn điện tử yêu cầu nhà cầm quyền trả lại Tu viện






VRNs (27.10.2011) – Theo nguồn tin riêng của VRNs, trong một ngày gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội sẽ tiến hành thi công “Trạm xử lý nước thải” tại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội hiện nhà cầm quyền đang mượn làm bệnh viện Đống Đa. Thời gian thi công khoảng từ 23 giờ đêm đến 4giờ sáng ngày hôm sau.

Toàn thể tu sĩ DCCT Hà Nội và giáo dân Giáo xứ Thái Hà cực lực phản đối hành động đen tối này của nhà cầm quyền Hà Nội và quyết tâm sẽ bảo vệ Tu viện bằng mọi giá.

Tu viện DCCT Hà Nội đã lắp đặt bảng đèn điện tử với nội dung “Yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội trả lại Tu viện đang mượn làm bệnh viện Đống Đa cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và trả lại Hồ Ba Giang cho Giáo xứ Thái Hà”. Bảng này được đặt ở nơi cao nhất trong khuôn viên Tu viện hiện nay cho mọi người đọc thấy mỗi khi đêm về.













Thế nhưng, thay vì xem xét yêu cầu chính đáng này để trả lại Tu viện cho DCCT Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà, khắc phục sai lầm trong quá khứ của mình, nhà cầm quyền Hà Nội lại “xua quân” đến hòng triệt hạ tinh thần bất khuất, kiên cường đi tìm công lý của Tu sĩ và giáo dân Thái Hà. Chiều ngày 26/10/2011 một phái đoàn hùng hậu của thanh tra Sở Văn hóa và Du lịch Hà Nội cùng với công an chìm nổi với máy quay phim, chụp hình đã kéo đến Tu viện DCCT Hà Nội mà không thông báo trước. Không có ai tiếp đón, họ đã đơn phương làm biên bản không có sự chứng giám của chủ nhà và để lại biên bản như hình dưới đây:



Với cái gọi là biên bản này, nhà cầm quyền Hà Nội đã nhanh chóng ra lệnh cho cấp dưới là UBND phường Quang Trung mời linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng, Chính xứ Thái Hà ra làm việc “về việc nhà thờ Thái Hà lắp đặt và sử dụng bảng điện tử, pano không đúng quy định” và “Đưa nội dung tuyên truyền trái pháp luật”.



Ở đây, chính nhà cầm quyền Hà Nội đang vi phạm pháp luật khi chiếm dụng một cơ sở tôn giáo để sử dụng sai mục đích, không hợp lòng dân. Khi được yêu cầu trả lại thì làm ngơ và ra lệnh cho các cấp thực hiện hành vi “chuyền bóng” với mục đích muốn cướp vĩnh viễn cơ sở tôn giáo.


Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường phủi trách nhiệm

Phải chăng đây là cách hành xử của một nhà nước pháp quyền: sử dụng bạo lực để cướp tài sản tôn giáo? Sử dụng bạo lực để bóp nghẹt mọi tiếng kêu đòi công lý?

Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện và cộng tác với DCCT Hà Nội, đừng để nhà cầm quyền Hà Nội dùng Tu viện thánh thiêng của chúng ta sai mục đích.

Xem video tại đây: http://www.youtube.com/watch?v=LUC-NhKIx00

PV. VRNs

http://www.chuacuuthe.com/redemptorists/dcct-ha-n%E1%BB%99i-l%E1%BA%AFp-b%E1%BA%A3ng-den-di%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-yeu-c%E1%BA%A7u-nha-c%E1%BA%A7m-quy%E1%BB%81n-tr%E1%BA%A3-l%E1%BA%A1i-tu-vi%E1%BB%87n/



“Thật nực cười, công lý chỉ với cái giá 500 triệu thôi sao? Tôi xin khẳng định lại, gia đình tôi không bán mạng sống và danh dự của bố tôi" . Lời giải thích giúp công dân của nước VN biết rõ hơn cách hành xử không theo pháp luật của công an, viện kiểm sát và tòa án ở VN, cùng có cái đuôi ăn bám vào “nhân dân” – công an nhân dân, viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân !




Con gái người quá cố Trịnh Xuân Tùng: Gia đình tôi không bán mạng sống và danh dự của bố tôi






VRNs (27.10.2011) - Hà Nội – “Không có chuyện gia đình bãi nại vụ việc của bố tôi” là khẳng định dứt khoát của cô Trịnh Kim Tiến, thay mặt cho gia đình người quá cố Trịnh Xuân Tùng. Cô Tiên vừa viết một lá thư gởi đến bạn bè nói rõ về vấn đề này là vì có dư luận cho rằng gia đình cô đã lấy tiền và bãi nại, nên đến nay vụ án đã giải quyết xong chứ không phải “chìm xuồng”.

Lời giải thích của cô Tiến giúp công dân của nước VN biết rõ hơn cách hành xử không theo pháp luật của công an, viện kiểm sát và tòa án ở VN, cùng có cái đuôi ăn bám vào “nhân dân” – công an nhân dân, viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dâ!

———-

KHÔNG CÓ CHUYỆN GIA ĐÌNH BÃI NẠI VỤ VIỆC CỦA BỐ TÔI



Bạn bè thân mến,

Thời gian vừa qua, tôi và gia đình đã chịu nhiều điều tiếng và những tin đồn không đúng sự thật liên quan đến việc chúng tôi nhận tiền khắc phục hậu quả cho cái chết của bố tôi – ông Trịnh Xuân Tùng, từ gia đình anh Nguyễn Văn Ninh – một trong những người gây ra hậu quả trên. Tin đồn lan truyền cho rằng gia đình tôi đã nhận tiền và bãi nại, vụ án coi như kết thúc.

Khi tôi ra tiệm ảnh rửa ảnh cho bố để đính kèm theo những lá đơn, chủ tiệm ngạc nhiên hỏi: “Ơ thế tưởng vụ này xong rồi chứ, hóa ra vẫn tiếp tục à?”. Đau đớn hơn, một người bạn thân của tôi đã mỉa mai hỏi tôi rằng: “Thật nực cười, công lý chỉ với cái giá 500 triệu thôi sao?”.

Gia đình tôi đã sống trong nỗi đau buồn tột cùng vì mất người thân, nay lại bị đẩy vào những phiền nhiễu và đau đớn hơn trước những tin đồn và thái độ ác ý của nhiều người.

Nay tôi xin công bố rõ các thông tin liên quan đến khoản tiền khắc phục hậu quả như sau:


  • 1. Tôi khẳng định, gia đình tôi đã nhận 500 triệu đồng tiền khắc phục hậu quả từ gia đình anh Nguyễn Văn Ninh – một trong những người gây ra cái chết của bố tôi. Biên bản nhận tiền tôi đính kèm theo nội dung bài viết này.

Sở dĩ tôi quyết định nhận khoản tiền trên vì:

– Chi phí chữa bệnh và mai táng cho bố tôi quá lớn, lên tới 300 triệu đồng. Đây là khoản tiền vượt quá khả năng tài chính của gia đình tôi và hầu hết phải vay mượn. Phần 200 triệu đồng còn lại là khắc phục hậu quả về tinh thần và các chi phí khác.

– Biên bản nhận tiền giữa hai bên ghi rõ đây là: khoản tiền hỗ trợ mai táng phí và các chi phí khác.

– Theo tôi được biết, về mặt pháp luật, trong một vụ án hình sự cũng có khía cạnh dân sự của nó, nghĩa là ngoài trách nhiệm hình sự, nếu anh gây ra thiệt hại cho tôi thì anh có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại đó. Ở đây thiệt hại từ việc anh Ninh gây ra cái chết cho bố tôi không chỉ là thiệt hại về mặt vật chất, mà lớn hơn rất nhiều là thiệt hại về tinh thần. Vì vậy việc gia đình tôi nhận tiền khắc phục hậu quả từ người gây ra thiệt hại là hoàn toàn hợp lý về mặt pháp luật và giải quyết được khía cạnh dân sự của một vụ án hình sự. Còn trách nhiệm hình sự của anh Ninh thì cơ quan nhà nước sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.



  • 2. Hoàn toàn không có chuyện gia đình tôi làm thủ tục bãi nại cho anh Nguyễn Văn Ninh.

Trong Biên bản nhận tiền tôi đã ghi rõ: “Tôi đã nhận đủ số tiền này và không đòi hỏi gia đình anh Ninh bất kỳ khoản tiền nào khác. Mọi việc đúng sai đề nghị pháp luật xử lý theo quy định, còn những người liên quan đến vụ việc đề nghị pháp luật xử lý nghiêm minh”.

Như vậy trong văn bản trên, hai bên gia đình tôi và gia đình anh Ninh đã xác định rõ việc nhận tiền này là để khắc phục hậu quả, chứ không phải nhận tiền để bãi nại. Trên thực tế, gia đình tôi không thực hiện bất kỳ thủ tục bãi nại nào trong vụ án này.

Hơn nữa, đây là vụ án hình sự, dù gia đình tôi có làm thủ tục bãi nại chăng nữa thì cơ quan nhà nước vẫn phải xử lý trách nhiệm hình sự theo đúng pháp luật, chứ không có chuyện chúng tôi bãi nại thì nhà nước không xử lý nữa và vụ án khép lại.



Tôi xin khẳng định lại, gia đình tôi không bán mạng sống và danh dự của bố tôi để đổi lấy 500 triệu đồng. Chúng tôi sẽ đi đến cùng trong việc đòi lại danh dự và công lý bằng tất cả những gì chúng tôi có thể làm được.

Với bài viết này, tôi mong rằng tất cả mọi người có thể hiểu rõ hơn rằng các tin đồn thất thiệt về việc chúng tôi nhận tiền để im lặng về cái chết của bố tôi là hoàn toàn không chính xác.

Cám ơn sự quan tâm và động viên tinh thần của các cô, chú, các anh, chị và bạn bè khắp nơi đối với cá nhân tôi và gia đình. Mong rằng mọi người tiếp tục ủng hộ gia đình tôi trong việc đòi lại danh dự và công lý cho bố tôi.

Thay mặt gia đình

Trịnh Kim Tiến


Nguồn: WHO WILL SPEAK IF YOU DON’T ?


Bài Trong Ngày
Con gái người quá cố Trịnh Xuân Tùng: Gia đình tôi không bán mạng sống và danh dự của bố tôi
DCCT Hà Nội lắp bảng đèn điện tử yêu cầu nhà cầm quyền trả lại Tu viện
Kitô hữu phải dấn thân loan báo Nước hòa bình của Thiên Chúa
Quyền bính để phục vụ
Tin Công giáo Á Châu
SVCG Hải Hà: Thánh lễ truyền thồng lần thứ 13 cầu nguyện cho sự hiệp nhất
Tiểu Sử Cố Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM



http://www.chuacuuthe.com/vietnam-news/con-gai-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-qua-c%E1%BB%91-tr%E1%BB%8Bnh-xuan-tung-gia-dinh-toi-khong-ban-m%E1%BA%A1ng-s%E1%BB%91ng-va-danh-d%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-b%E1%BB%91-toi/